Giúp trẻ ăn dặm đúng cách
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 398.92 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Khi nào cần cho trẻ ăn dặm? Ăn bổ sung (ăn dặm) là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp trẻ ăn dặm đúng cách Giúp trẻ ăn dặm đúng cáchSau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhucầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợplý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.Khi nào cần cho trẻ ăn dặm?Ăn bổ sung (ăn dặm) là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắtđầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người ViệtNam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặccháo xay nấu với thịt, trứng, rau.Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi nănglượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn nàytrẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắpkhoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũngcần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu khôngđảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậytrẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồncung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể khôngcó đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khitrẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặctrẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ cóbệnh không cho con bú được.Ăn dặm như thế nào?Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ítnhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặmđúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạonếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chánkhó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm đểtránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay,bún, phở, bánh đa,... để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩmgiàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó chotrẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cảquả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterolmáu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồncung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡlợn...), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vậtnên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi...) riêng dầu gấc không nên ăn hàngngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầunhư không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻgây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nêncho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón cóthể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cânbéo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻGiàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C vàfolate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa...).;Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặccác sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không cóxương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn.Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứatuổi ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bịthức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trịdinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạnchuyển hóa sau này.BS.TS. Phan Bích Nga(Khoa Khám tư vấn trẻ em - Viện Dinh dưỡng) Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm ngon miệng và hấp thu tốt cần: • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn… • Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyếnkhích trẻ ăn đủ bữa.• Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọngbồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanhbắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật:sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ),trứng, thịt, cá…• Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủnước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả đểcung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóatrong cơ thể được thuận lợi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp trẻ ăn dặm đúng cách Giúp trẻ ăn dặm đúng cáchSau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhucầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợplý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.Khi nào cần cho trẻ ăn dặm?Ăn bổ sung (ăn dặm) là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắtđầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người ViệtNam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặccháo xay nấu với thịt, trứng, rau.Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi nănglượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn nàytrẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắpkhoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũngcần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu khôngđảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậytrẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồncung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể khôngcó đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khitrẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặctrẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ cóbệnh không cho con bú được.Ăn dặm như thế nào?Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ítnhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặmđúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạonếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chánkhó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm đểtránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay,bún, phở, bánh đa,... để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩmgiàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó chotrẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cảquả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterolmáu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồncung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡlợn...), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vậtnên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi...) riêng dầu gấc không nên ăn hàngngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầunhư không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻgây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nêncho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón cóthể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cânbéo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻGiàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C vàfolate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa...).;Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặccác sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không cóxương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn.Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứatuổi ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bịthức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trịdinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạnchuyển hóa sau này.BS.TS. Phan Bích Nga(Khoa Khám tư vấn trẻ em - Viện Dinh dưỡng) Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm ngon miệng và hấp thu tốt cần: • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn… • Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyếnkhích trẻ ăn đủ bữa.• Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọngbồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanhbắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật:sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ),trứng, thịt, cá…• Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủnước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả đểcung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóatrong cơ thể được thuận lợi. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học y học thường thức sức khỏe trẻ em chăm sóc sức khỏe trẻ em mẹo vặt chăm sóc trẻ emGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 179 0 0 -
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 trang 172 0 0 -
CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT
11 trang 171 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 104 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 73 0 0 -
7 trang 73 0 0
-
9 trang 72 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 66 0 0