Thông tin tài liệu:
Mời bạn tham khảo tài liệu biết thêm một sô kinh nghiệm giúp trẻ vượt qua những nỗi sợ hãi để có thể tự tin bước tới tương lại, là một đứa trẻ hiếu động, vui vẻ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp trẻ thoát khỏi nỗi sợ hãi để năng động hơnGiúp trẻ thoát khỏi nỗi sợ hãi Nếu bé muốn lại gần một con chó, bạn nên nhắc con tiến lại từ phíamà chú chó có thể nhìn thấy và ngửi vào tay bé. Như thế sẽ an toàn hơn chocon rất nhiều. Trẻ có thể sợ bóng tối, nói trước đám đông, cô đơn, nha sĩ, nhện, bàikiểm tra, sự thất bại, cảnh sát, chó, mắc lỗi... Rất nhiều trong những nỗi sợhãi này, nếu bạn không giúp trẻ vượt qua, thì khi lớn có thể trở thành mộtnỗi ám ảnh nghiêm trọng. Sợ bóng tối Trẻ thường thấy sợ bóng tối khi cha mẹ nhất định buộc trẻ phải ngủtrong căn phòng tối hoàn toàn hoặc khi trẻ thức dậy vào giữa đêm. Một vàitrẻ sợ hãi đến mức tim đập rất nhanh. Cha mẹ cần biết rằng là căn phòng sẽtrở nên khác hoàn toàn với trẻ khi không có ánh sáng. Và vì thế bạn nêntừng bước làm cho trẻ quen dù rằng với người lớn nỗi sợ hãi đó có vẻ nhưrất vô lý. 1. Bạn hãy sử dụng một loại đèn ngủ nhưng chọn vị trí đặt cho tốt đểnó không tạo ra những bóng phản chiếu khiến trẻ sợ hãi. 2. Khi đèn đã được tắt, bạn hãy ở lại trong phòng một vài phút và nóichuyện với trẻ rằng về đêm đồ vật trong khác với ban ngày như thế nào. Mộttấm rèm cửa đung đưa trong gió trông rất khác vào buổi tối so với ban ngày.Hãy để cửa ra vào phòng của trẻ mở hé và nói với bé rằng ba (mẹ) sẽ khôngở xa. 4. Nếu trẻ chợt tỉnh giấc vào giữa đêm, bạn không nên cho bé vào ngủcùng phòng nếu không bạn đang liều lĩnh tạo cho trẻ một thói quen mới màsẽ rất khó để thay đổi. Thay vì đó, bạn hãy làm cho bé cảm thấy yên lòng khiở trong phòng của mình và nói với con rằng mẹ rất tự hào vì con đã đủ lớnđể ngủ một mình trong phòng. Sợ động vật Hầu hết trẻ đều sợ một con vật nào đó: chuột, chó, rắn, nhện... Sauđây là một số cách bạn có thể làm để giúp trẻ bớt sợ. 1. Đừng lan truyền nỗi sợ hãi của chính bạn. Bạn hãy tự tìm hiểu vàsau đó dạy trẻ có cách cư xử thích hợp khi đứng gần một con vật nào đó.Chẳng hạn, bạn hướng dẫn trẻ luôn tiến đến gần một con chó từ phía mà nócó thể nhìn thấy bé và ngửi tay. 2. Giải thích nỗi sợ hãi cho trẻ hiểu. Chẳng hạn, Con có thể sợ chónhưng mà chú chó này sống cạnh nhà mình và và nó muốn con làm bạn củanó. 3. Bạn hãy xem xét xem liệu có nên nuôi một con vật yêu trong nhàvà chọn con nhỏ hơn bé. Sau đó hãy để bé giúp việc cho chó ăn và chăm sócnó. 4. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn không nên cho phép trẻ trêu hoặcđối xử tàn nhẫn với một con vật. Điều này có thể khiến bé bị nguy hiểm vàsẽ rất khó để trẻ có thể vượt qua nỗi sợ hãi này. Sợ đến trường Nỗi ám ảnh trường học có nhiều nguyên nhân, vừa có thực vừa là sựtưởng tượng của trẻ. Và trách nhiệm của cha mẹ là tìm ra đâu là nguyênnhân thực sự. 1.Trẻ sợ đến trường hay sợ rời khỏi nhà? Nếu là sợ đến trường, thì cáigì thực sự có liên quan, trẻ sợ vì đi trên xe bus, sợ bị ngã, sợ bạn bè bị trêuchọc. Bạn đều phải xem xét tất cả và giải quyết từng vấn đề một. Hãy tìmcho trẻ một người bạn thân, người có thể đi chung xe bus hoặc là cùng chơi. 2. Nếu trẻ sợ rời khỏi nhà, bạn hãy chắc chắn rằng trẻ không bị lây sựlo lắng từ cha mẹ. Bạn hãy nói chắc chắn với con rằng mẹ sẽ luôn đợi ở nhàkhi con đi học về. 3. Hãy nói về một ngày của trẻ ở trường, đặc biệt là những câu chuyệnhoặc những điều thú vị. Sợ chết Trẻ thường tò mò về cái chết và điều này là bình thường trừ khi độtnhiên trẻ lo lắng về một người nào đó mà bé yêu quý sắp qua đời. Một đứatrẻ bình thường thường không thực sự sợ cái chết cho đến khi có một ngườihoặc con vật chết. 1. Bạn hãy nói chuyện với trẻ về cái chết một cách thoải mái nếu trẻmuốn biết. Nhưng bạn cần chọn thời điểm thích hợp và nói rằng Con khôngthực sự phải quá lo lắng về vấn đề đó ngay từ bây giờ. 2. Hãy thành thực khi một ai đó thân thích với gia đình bạn qua đời vìbệnh tật hoặc tai nạn. Chính sự thiếu hiểu biết của trẻ mới khiến bé lo lắng. 3. Trẻ nhỏ khi tức giận có thể nghĩ rằng: Con ghét người đấy. Conước gì ông ấy chết đi. Và nếu như tình cờ vì một lý do nào đó, người nàythực sự qua đời, bé sẽ cho rằng đó là lỗi của mình. Bạn hãy nói để bé hiểurằng đó không phải là lỗi của trẻ. Có lẽ điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là thừa nhận sự sợ hãi củacon, và thú nhận rằng cha mẹ cũng đã từng trải qua những nỗi sợ hãi nhưthế.