“Ra vườn nhặt nắng” thật sự là một tập thơ dành cho trẻ em, viết cho trẻ em và viết về trẻ em. Những vần thơ giản dị của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã mở ra một không gian rộng, đầy màu sắc để trí tưởng tưởng thỏa sức bay nhảy với một ý vị rất riêng. Tinh tế là khi tác giả dùng góc nhìn của đứa trẻ để quan sát cuộc sống, nghe hơi thở cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góc nhìn trẻ thơ qua tập thơ ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI GÓC NHÌN TRẺ THƠ QUA TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG CỦA NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH Lê Thị Hiền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: “Ra vườn nhặt nắng” thật sự là một tập thơ dành cho trẻ em, viết cho trẻ em và viết về trẻ em. Những vần thơ giản dị của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã mở ra một không gian rộng, đầy màu sắc để trí tưởng tưởng thỏa sức bay nhảy với một ý vị rất riêng. Tinh tế là khi tác giả dùng góc nhìn của đứa trẻ để quan sát cuộc sống, nghe hơi thở cuộc sống. Dưới lăng kính đó, thế giới muôn màu đâu chỉ có những bài ca giáo dục khô khan mà trở nên lung linh và kỳ diệu hơn. Từ khóa: Ra vườn nhặt nắng, Nguyễn Thế Hoàng Linh, trẻ thơ. Nhận bài ngày 15.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019. Liên hệ tác giả: Lê Thị Hiền; Email: lthien@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Nguyễn Thế Hoàng Linh làm thơ từ rất sớm, tố chất văn chương ở anh khiến có ngườitừng nhận định, anh làm thơ theo kiểu thiên tài. Lạ cái, độc giả không hề thấy ở đó sự màumè phù phiếm, cố vặn cho ra câu ra chữ hay kiểu khệnh khạng giống cụ non. Đọc thơ anhngười ta sẽ thấy sững sờ bởi một hồn thơ trong trẻo, mộc mạc đầy ý vị. Nguyễn Thế HoàngLinh viết cả nghìn bài thơ theo đúng tinh thần thơ ca là nguồn sống không thể thiếu đượccủa một nhà thơ thời đại internet. Anh gây chú ý cho người đọc với hơn 30 bài thơ viết chotrẻ con, đặc biệt hơn trong tập thơ này là sự kết hợp cùng những bức tranh ngộ nghĩnhđược vẽ bởi Lá Studio. Thể nghiệm này của anh khiến người đọc thấy trân quý biết bao khimà thị trường tràn đầy sách dạy trẻ theo các phương pháp từ Âu đến Á nhưng sách dànhcho thiếu nhi quả là rất hiếm hoi. Có lẽ ít ai nghĩ rằng việc dạy con biết làm gì qua thơcũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là thơ ca giúp giàu thêm cho trí tưởng tượng, tâmhồn của trẻ nhỏ. Ra vườn nhặt nắng đã tưới mát tâm hồn trẻ thơ và làm tươi mát cuộc sốngmuôn màu. Nguyễn Thế Hoàng Linh đã phá bỏ hoàn toàn nguyên tắc thơ cho trẻ em là cứphải giáo huấn, giáo điều. Bỏ qua tất cả các yếu tố mà người ta cứ nhăm nhăm nhét vào thơtrẻ con, ở thơ anh chỉ còn sự vui tươi, dí dỏm cùng chơi với trẻ mà thôi. Đúng như nhan đềcủa tập thơ ấy, một cuộc dạo chơi của trẻ bắt đầu với “Ra vườn nhặt nắng”.TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 152. NỘI DUNG2.1. Cuộc chơi trẻ thơ Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh gợi cho tôi nhớ đến những bài đồng dao của trẻtrong dân gian. Cuộc chơi trong đồng dao là cuộc chơi bất tận, hát để chơi và bày trò ra đểmà chơi. Ở thơ Linh không phải là lời thơ gắn liền với một trò chơi nào đó theo kiểu củađồng dao, nhưng rõ ràng có một điểm tương đồng. Thơ anh cũng bám vào từ “chơi”, xemđó là mạch nguồn tạo nên sức sống cho thơ ca thiếu nhi. Làm thơ để răn dạy trẻ thì dễ chứlàm thơ để chơi cùng trẻ mới thật là khó. Nếu ngày xưa, văn học Việt có rất nhiều tácphẩm thơ cho thiếu nhi của các nhà thơ Xuân Quỳnh, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, ĐịnhHải, Phan Thị Vàng Anh... thì trong suốt một quãng hơn 20 năm qua, thơ cho thiếu nhidường như cũng chỉ dừng ở đó. Chỉ cần tìm kiếm “thơ cho con”, “thơ thiếu nhi” trên mạng,sẽ thấy vô vàn các kiểu thơ nhưng chủ yếu là thơ có… mục đích. Tôi chắc hẳn người đọcphục Linh lắm vì anh làm thơ mà chơi, mà trẻ con đơn giản chúng nó ưa chỗ chơi chứ đâuthích những giáo điều khô khan. Ba mươi bài thơ, mỗi bài thơ là một sân chơi với nhữngcâu chữ nhảy nhót vui đùa cùng những bức vẽ không toan tính hay âu lo; chỉ là chơi đùavới nắng, thiên nhiên đúng kiểu trẻ con. Anh cũng chia sẻ tâm tình này trong đề từ: “Tậpthơ này là một sân chơi nho nhỏ, mỗi bài thơ là một trò chơi. Dù có trò chơi không dễnhưng chúng ta còn cần tập luyện để lớn lên mạnh mẽ hơn mà”. Ấn tượng được tạo nên ngay từ bài thơ đầu tiên của tập thơ: “Ông ra vườn nhặt nắng Tha thẩn suốt buổi chiều Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn tình yêu Bé khẽ mang chiếc lá Đặt vào vệt nắng vàng Ông nhặt lên chiếc nắng Quẫy nhẹ mùa thu sang” (Ra vườn nhặt nắng) Những vần thơ mộc mạc nhưng đẹp và trong trẻo, cuộc dạo chơi này có nắng có gió vàcó cả tình yêu. Người đọc cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhàng như đưa tay mở một cánh cửa gỗ,chầm chậm bước chân vào khu vườn làm bạn với tuổi thơ. Vốn dĩ, trò chơi của trẻ con đơngiản lắm: chỉ là lang thang ngoài vườn với cây lá, với nắng gió như bài thơ mở đầu trên.Mải mê với những cuộc chơi trong tập thơ này, ta sẽ còn bắt gặp những trò chơi, cách chơicủa những đứa trẻ như: trêu trọc nhau trong lớp học, thả cá, thả thuyền, nghịch nước… có16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIkhi là những trò chơi bắt chước người lớn: tra google, nhảy hiphop… Nguyễn Thế HoàngLinh đã đem một thứ gọi là ngây ngô vào thơ nhưng không phải kiểu ngô nghê cưa sừnglàm nghé. Giọng điệu thơ chỉ toát lên chất vô tư của trẻ nhưng đầy ý vị. Anh đặt mình vàotâm thế ấu nhi đủ để người đọc hình dung và cảm nhận được ở đó là góc nhìn trẻ thơ chứkhông còn là góc nhìn của người lớn nhìn về trẻ thơ. Nếu không nhìn bằng góc nhìn đókhó có thể gần và cảm được trẻ, khó có thể thấy “chiếc nắng” đang gọi thu sang. Chơiđược, hòa được với trẻ thì ắt hẳn mùa thu sẽ vỗ cánh bay lên. Ra vườn nhặt nắng là một cuộc chơi đúng nghĩa chứ không phải giả vờ giọng trẻ đểmà lân la làm quen. Lời đề từ cho tập thơ như một minh chứng cho cuộc chơi trẻ thơ bắtđầu: “Giờ tôi sẽ tắt điều hòa và ra ngoài đá bóng đây”… Rõ là có dạy đấy nhưng qua lờithơ thỏ thẻ như tâm tình của một đứa trẻ ta không còn thấy đó là sự nhồi nhét các giáo lýmà nó bật ra ...