- Nhà báo tới, ông ơi, nhà báo tới. Tiếng la của thằng nhỏ khiến tôi chột dạ. Thế này thì hỏng bét, cả ngày lặn lội thành công không. Chẳng là năm nay là năm Hợi, thành ra cái làng làm nghề heo đất lâu nay vốn chẳng được ai để ý tới nay tự dưng đắt khách. Hầu như tất cả các nhà báo ở các tỉnh lân cận đều tìm đến viết bài. Theo như lời của mấy lò trước thì gần cả tháng nay, ngày nào làng cũng được đón ít nhất một nhà báo. Thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gọi mùa xuân về Gọi mùa xuân về TRUYỆN NGẮN CỦA ĐOÀN PHƯƠNG HUYỀN- Nhà báo tới, ông ơi, nhà báo tới.Tiếng la của thằng nhỏ khiến tôi chột dạ. Thế này thì hỏng bét, cả ngày lặn lội thành côngkhông. Chẳng là năm nay là năm Hợi, thành ra cái làng làm nghề heo đất lâu nay vốnchẳng được ai để ý tới nay tự dưng đắt khách. Hầu như tất cả các nhà báo ở các tỉnh lâncận đều tìm đến viết bài. Theo như lời của mấy lò trước thì gần cả tháng nay, ngày nàolàng cũng được đón ít nhất một nhà báo. Thành ra, tôi là người đi chậm nhất. Biết viết gìkhi mà quanh đi quẩn lại cũng chỉ chừng ấy chuyện và chừng ấy báo đều đưa na ná giốngnhau. Đúng là cái khó nằm ở chỗ chúng ta có con mắt nhìn khác đi, viết khác đi mớimong có điểm riêng được. Mấy chủ lò cũng chán chường bảo: “Mấy hôm nay, nói riếtcũng chán. Mà có thấy báo nào đưa đâu”. Tôi giải thích là phải chờ ra báo xuân mới có.Rồi có chủ lò mách: “Cô cứ vào lò của ông Mười, ở trong con hẻm cụt ấy. Cô làm thếnào khai thác chuyện đời tư của ông ấy, xem chừng hấp dẫn hơn nhiều”. Tôi cố gắng hỏithêm chuyện đời tư là chuyện gì thì mấy chủ lò chỉ bảo “tùy sự khéo léo khai thác của côthôi. Ông ấy kín lắm, chưa bao giờ kể cho ai nghe chuyện của mình cả”.Lò heo nhà ông Mười nằm tận cuối con hẻm cụt, cách những lò khác một khoảng khá xa.Nó như bị lọt thỏm trong một khu rừng nhỏ, cây cối um tùm. Gần tới nhà, tôi xuống xedắt bộ vì không muốn phá vỡ cái không gian yên tĩnh nơi đây. Không giống như nhữnglàng nghề khác, thu hút nhiều nhân công, làm heo đất số nhân công rất hạn chế. Dườngnhư chủ yếu là anh em con cháu trong gia đình tự làm lấy nên thường chỉ dăm bảy người.Mỗi người 1 công đoạn khác nhau nên ai cũng âm thầm làm công việc của mình mộtcách cần mẫn. Lò heo nhà ông Mười nhỏ hơn những lò kia, nhưng mới nhìn thoáng quađã dễ dàng nhận ra nó đã có từ rất lâu. Tôi dựng xe và lên tiếng hỏi cậu bé:- Cháu là cháu của ông Mười hả?Cậu bé không trả lời mà gục gặc cái đầu, mắt mở to trông rất dễ thương.- Ông cháu có ở nhà không?Thằng bé lại giơ tay chỉ vào phía trong căn lều nhỏ. Tôi móc túi đưa cho nó gói kẹo thaycho lời cảm ơn. Thằng bé nhoẻn cười, hai lúm đồng tiền xinh như con gái.-----Nghĩa yêu tôi vì tôi có cái vẻ hiền lành chân chất. Gia đình tôi không được như người ta.Ba mẹ tôi mất sớm. Tôi lại chẳng có anh em ruột rà thân thích. Tôi trở thành mồ côi khibước sang tuổi 17. Với sức vóc của mình, tôi làm mọi việc để nuôi sống bản thân. Tôichưa bao giờ dám mơ rằng sẽ có một cô gái làng đồng ý lấy tôi làm vợ. Vậy mà khôngngờ, chính Nghĩa lại là người ngỏ lời cầu hôn tôi trước. Cha mẹ Nghĩa biết chuyện, tớinhà tôi, lúc đầu thì năn nỉ xin tôi buông tha cho Nghĩa vì đã có nơi giàu sang dạm hỏiNghĩa. Sau họ đe dọa nếu tôi vẫn còn tiếp tục với Nghĩa thì tôi sẽ chẳng còn chốn màdung thân. Thực sự lúc đó tôi nghĩ cái tình mà Nghĩa dành cho tôi. Tôi hiểu Nghĩathương tôi thật lòng. Nhưng tôi cũng không muốn vì tôi mà Nghĩa khổ. Tôi đã thấu cái sựcô đơn vì không anh em thân thích. Tôi không muốn Nghĩa lâm vào hoàn cảnh giống tôi.Theo tôi Nghĩa sẽ mất hết. Vậy thì tôi tiếc gì mà không ra đi. Tôi quyết định không nói gìvới Nghĩa, âm thầm ra đi. Tôi còn nhớ, đêm đó cũng là một đêm giáp tết như bây giờ. Ởquê tôi, mùa này rét kinh khủng lắm nên người ta vẫn gọi là rét cắt da cắt thịt. Tôi bịt kínngười, mang tay nải ra đi. Ra đến cuối làng, tôi ngoái đầu nhìn lại ngôi nhà thân quen màtôi sắp phải xa mãi mãi, ngôi làng đã nuôi tôi khôn lớn thành người. Tôi cúi chào tất cả,chào Nghĩa và chúc cho Nghĩa được hạnh phúc. Sẽ chẳng bao giờ tôi còn gặp lại Nghĩanữa. Nhưng đúng lúc ấy thôi thấy một bóng người đang hớt hải chạy về hướng mình. Tôinhận ra Nghĩa. Nghĩa đã nhất định không bỏ tôi.Ông Mười chớp chớp bên con mắt trái. Hố mắt phải sâu hoắm như đang rịn ra giọt nước.Ông đang xúc động khi nhớ lại câu chuyện cách đây hai mấy năm. Tôi im lặng nhìn ôngrít thuốc. Tôi không dám nhìn vào hốc mắt bên phải. Tất cả sự cô đơn buồn tủi, nhữngdằn vặt, những đau thương đều nằm cả trong đó. Hai mấy năm qua, nó đã vật vã quánhiều.Tôi chờ cho ông Mười hút xong 3 mồi thuốc mới lên tiếng:- Vậy là cô chú đã phiêu bạt vào tận đây để làm lò Heo này?- Không, tụi tôi còn truân chuyên nhiều lắm mới đến được đây. Hồi đó, vì sợ gia đìnhkhông bỏ qua, tôi đưa Nghĩa lên tận Gia Lai, Kon Tum lập nghiệp. Mấy năm đầu cũngđỡ, có thể sống tạm bợ. Nhưng rồi sức bà ấy yếu, lại gặp rừng thiêng nước độc, chịu đâucó nổi, cứ bệnh hoạn suốt. Mãi 5 năm mà chúng tôi chẳng dám có con, sợ không lo đượccho nó. Tôi thấy bà ấy tiều tụy nhiều, già đi nhiều lắm. Đôi lúc đi rừng về, tôi gặp bà ấyđang khóc thầm, mắt hướng về nơi ấy, nơi chúng tôi đã ra đi. Có lần tôi bảo: thôi, mìnhtheo tôi như vậy là trọn tình trọn nghĩa lắm rồi. Tôi ơn mình nhiều lắm, giờ mình hãy vềđi, chắc là vẫn còn kịp.Bà ấy không nói gì chỉ ôm tôi khóc. Tôi biết không lay chuyển được bà ấy nên tìm cáchkhác ...