Danh mục

Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 môn Ngữ văn - Giáo dục trung học phổ thông

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.08 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 Gợi ý giải Môn Văn – Giáo dục Trung học Phổ Thông Chú ý: Đây chỉ là phần gợi ý chỉ mang tính chất tham khảo thêm Câu 1: Trong phần kết truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu viết:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 môn Ngữ văn - Giáo dục trung học phổ thông Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 Gợi ý giải Môn Văn – Giáo dục Trung học Phổ Thông Chú ý: Đây chỉ là phần gợi ý chỉ mang tính chất tham khảo thêmCâu 1:Trong phần kết truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu viết: Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn cònđược treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đentrắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mailúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấyngười đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. . .Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chângiậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.Đọc lại nhiều lần đoạn kết trên, tôi ngẫm nghĩ vì sao Nguyễn Minh Châu lại có cái kếtluận đầy ám ảnh như vậy? Qua cách nhìn lại tấm ảnh của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốngởi gắm điều gì cho người đọc?Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. Khôngnhững trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Có thể nóicách khác, tấm ảnh ấy cũng đựơc treo trong những phòng khách sang trọng của nhữngngười sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để phụckích nhiều ngày mới chộp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắtđược một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu.Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bìnhdiện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọngnhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hào rất nhiều. Nghệ thuật là vô giá!Nhưng đối với Phùng ( hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu ) chưa hẳn là nhưvậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn cònnhiều băn khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh ,những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả,người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt nhưmột số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầmtrồ khen ngợi một đôi câu . . . rồi quên lãng! Còn Phùng mỗi lần ngắm kĩ, nghĩa là anhđã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại nhìn lâu hơn . Điều đó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫncòn có điều gì khiến anh trăn trở.Bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Người phụ nữ hàngchài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miênba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra tronghình dáng tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệtmỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bịchồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạytrốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là nhữngmảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnhngười phụ nữ hàng chài.Chị là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều.Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờcũng có được ( lúc gia đình hòa thuận, vui vẻ, / lúc nhìn đàn con được ăn no . . .).Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, làthành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất nầy bàn chân chị giậm lên mặt đất chắcchắn, hòa lẫn trong đám đông. Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinhnầy từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bứcảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật Chiếc thuyềnngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống ráchrưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những giađình sành nghệ thuật!Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹplí tưởng như nghệ thuật. Điều nầy không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Caochẳng đã từng nói Nghệ thuật không cần phải là . . .không nên là ánh trăng lừa dối, nghệthuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than. . . ( Trăng sáng -1943 ). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anhnghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người laođộng nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những ngườikhông trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủđằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn cón mộtkhoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia xẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của ngư ...

Tài liệu được xem nhiều: