Thông tin tài liệu:
- 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây cũng là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dành riêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của con trẻ. (Ảnh minh họa).Gợi ý thực đơn dinhdưỡng cho trẻ 1 - 3tuổi- 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển củatrẻ. Đây cũng là thời điểm để chuyển từ các thức ăndành riêng cho bé sang các thức ăn chung của cả giađình.Các nhà khoa học đã kết luận, 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trongquá trình phát triển của con người vì giai đoạn này, tế bàothần kinh của não bộ phát triển với tốc độ cực nhanh: Lúc 1tuổi, não bộ của trẻ chỉ bằng 70% người trưởng thành; đếnlúc 3 tuổi đã đạt đến 85%. Bên cạnh đó, trong hai năm đầuđời, trẻ có tốc độ tăng trưởng về thể chất với tốc độ rất lớn.1 – 3 tuổi chính là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dànhriêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình. Sau 1tuổi, lượng sữa bú mẹ đã giảm. Điều quan trọng lúc này làbé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinhdưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. Trẻ 1 - 3 tuổi cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. (Ảnh minh họa).Giai đoạn 1-2 tuổi- Bữa sáng: Chọn cho bé một món cháo giàu dinh dưỡngnhư: cháo trứng, cháo thịt heo... Thỉnh thoảng bạn nên đổimón cho bé như: bánh mỳ, bún, miến, phở... để bé thêmngon miệng và thèm ăn. Ngoài ra bạn nên cho bé ăn thêmmột loại trái cây nào đó mà bé ưa thích.- Bữa trưa: Chọn cho bé một món cháo được chế biến vớiđầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính. Hoặc cho bé bắt đầulàm quen với cơm mềm. Khoảng 14 giờ: Bạn chọn một trongnhững món sau cho bé là bánh quy, sữa (hoặc sữa chua);bánh mỳ, nước hoa quả tươi (hoặc hoa quả); một cốc sữavà bánh bông lan…- Bữa tối: Bạn chọn một món cháo (hoặc cơm nát) làm thựcđơn chính cho bé.Lưu ý: Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua thêmsau bữa tối khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bé bú mẹ, bạn cóthể duy trì các cữ bú cho bé vào buổi sáng (trước bữa sángcủa bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi trưa (trước bữa trưacủa bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi tối (sau bữa tối của békhoảng 1-2 giờ đồng hồ và trước giờ bé đi ngủ khoảng 1 giờđồng hồ). Bé bú mẹ vẫn cần tăng cường sữa ngoài.1 – 3 tuổi chính là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dànhriêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình. (Ảnh minh họa).Giai đoạn 2-3 tuổi- Bữa sáng: Bạn có thể chọn một trong những món cho bénhư bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phởbò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g);cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; cháo thịt lợn (thịtheo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối….- Bữa trưa: Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nêncho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan độngvật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiếtcủa bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngàycủa trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượngthức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uốngnhững loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…- Bữa tối: Nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mìsợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trongbữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày.Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ănquá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻvà làm cho trẻ ngủ không ngon.Ở giai đoạn từ 2-3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như ngườilớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều,bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫncần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cầnthái nhỏ và nấu mềm hơn. Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa.Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng chotrẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chếđộ ăn uống và sinh hoạt ở trường…