Danh mục

Gốm Việt Nam

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 47.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gốm ra đời cùng với thời kỳ đồ đá mới. Từ đó, gốm là người làm chứng đáng tin cậy cho mỗi thời kỳ văn hóa, cho mỗi tầng văn hóa khảo cổ. Cho đến nay, gốm vẫn phát triển mạnh. Những điều đó làm cho sự hiểu biết của con người đối với gốm qua nhiều loại, nhiều thời kỳ, nhiều xuất xứ khác nhau, quả là vô cùng khó khăn, phức tạp, và cũng đầy hấp dẫn. Chưa một ai dám cho mình đủ khả năng xác minh đúng mọi loại gốm ở mọi trường hợp. Tuy nhiên,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gốm Việt Nam Gốm Việt NamGốm ra đời cùng với thời kỳ đồ đá mới. Từ đó, gốm là người làm chứng đáng tin cậy cho mỗithời kỳ văn hóa, cho mỗi tầng văn hóa khảo cổ. Cho đến nay, gốm vẫn phát triển mạnh. Nhữngđiều đó làm cho sự hiểu biết của con người đối với gốm qua nhiều loại, nhiều thời kỳ, nhiều xuấtxứ khác nhau, quả là vô cùng khó khăn, phức tạp, và cũng đầy hấp dẫn. Chưa một ai dám chomình đủ khả năng xác minh đúng mọi loại gốm ở mọi trường hợp. Tuy nhiên, một số điều thôngthường trong việc tìm hiểu gốm, tưởng cũng nên bước đầu trao đổi thống nhất, để công cuộcsưu tầm, nghiên cứu gốm dễ được mở rộng, và đi dần vào chiều sâu.Với ý nghĩa đó, bài này cốt mong góp được đôi phần bổ ích trong niềm tự hào vốn quí của dântộc, trong nghiệp vụ nghiên cứu, bảo vệ cổ vật nói chung, gốm cổ nói riêng trước tình hình mớikhi mà diện sưu tầm đã được mở rộng khắp cả nước.Xung quanh vấn đề các loại gốm, các loại màu, các loại mena. Các loại gốm: Gốm có nhiều loại. Chủ yếu có ba loại chính: đất nung, sành, sứ.Sành có thể chia ra sành cứng, do xương đất đã cháy cứng, không còn bị ngấm nước.Sành xốp, do xương đất mới kết dính nhưng chưa thật chín, còn bị ngấm nước. Trong sànhcứng có loại sành nâu (như đồ chum, vại), có loại sành trắng (như bát sành trắng).Sứ khác sành trắng ở chỗ khi nung chín với độ mỏng nhất định, xương đất trở nên thấu minh(tức là ánh sáng xuyên qua).Giữa ba loại chính, thường có loại trung gian, như loại nửa đất nung, nửa sành; loại nửa sành,nửa sứ.Xét về lịch sử phát triển đồ gốm, thì đồ đất nung có trước tiên, phổ biến từ thời đại đồ đá mới.Muộn hơn cả là sứ.Về đất nung, có thuyết cho rằng buổi sơ khai, người ta đắp đất mỏng bên trong cái giỏ đan rồiđem nung. Giỏ đan bằng nan cây bị cháy, còn lại hình đất bên trong đã được nung chín. Đây làcăn cứ vào những mảnh gốm nguyên thủy đào được mà mặt ngoài có mang rõ dấu hình đan.Như vậy, nghệ thuật gốm đi từ đơn giản tiến dần đến phức tạp.Có thuyết cho rằng nghệ thuật gốm đi từ phức tạp đến đơn giản. Vì thật khó mà biết được loàingười sử dụng đất sét từ bao giờ. Nhưng khi con người đang ở thời đại thơ ấu - cũng như đứabé - vốn hay bắt chước tự nhiên với sự vụng về của mình. Qua những cuộc khai quật ở Hit-xác-lích (Hissarlik, thuộc vùng Tiểu Á châu), ở Mê-hi-cô, Yu-ca-tan (châu Mỹ - nền văn minh May-a),người ta thấy những hình thù gốm xưa nhất nặn bằng tay phức tạp, bắt chước hình dáng loàivật, người. Chỉ khi người ta phát chế ra bàn xoay, thì chính đồ gốm mới đi từ phức tạp đến đơngiản.Bàn xoay cách đây 5.000 năm đã thấy ở Ai Cập; cách đây 4500 năm đã thấy ở Tiểu Á châu. ỞTrung Quốc, đời Ân Thương cách đây 4000 năm đã biết sử dụng bàn xoay rất thành thạo (Vănhóa Long Sơn). Ở Việt Nam, đồ gốm di chi Phùng Nguyên cách đây 4000 năm đến 5000 năm,cũng đã chứng minh việc sử dụng bàn xoay quen thuộc. Nhưng có điều lạ là không phải bànxoay trở nên phổ biến khắp nơi. Gốm châu Mỹ chưa hề làm bằng bàn xoay trước cuối thế kỷ 15.Ở Việt Nam, đồng bào Chăm thuộc vùng Phan Rang, đến nay vẫn chưa sử dụng bàn xoay đểsản xuất gốm.Lần theo dấu vết đất nung cổ đại, người ta còn phát hiện bàn tay người phụ nữ in hằn trên hiệnvật xưa nhất, chứng tỏ trong bước đầu xây dựng xã hội cộng đồng, vai trò người phụ nữ rấtquan trọng, kể cả đối với nghề gốm.Về sứ, theo công trình nghiên cứu, khảo sát của Trung Quốc gần đây, thì sứ Trung Quốc có từđời Tam Quốc, với những hiện vật bằng sứ xanh. Nhưng một số nhà nghiên cứu khác của TrungQuốc cho rằng sứ đã có từ đời Ân Thương. Tuy bấy giờ do trình độ nung lửa còn thấp, nên hiệnvật sứ chưa thể thấu minh. Nhưng với lập luận này, người ta có thể ngờ giữa sành trắng và sứcó thể lẫn lộn nhất là trong một số từ điển Trung Quốc còn giải thích sành tức là sứ thô.Ở châu Âu, biết đến sứ, trước tiên là do đồ sứ Trung Quốc mang sang. Nhà luyện kim Ý Ma-xtơ-rô An-tô-ni-ô học được phương pháp làm sứ năm 1470. Nhưng mãi đến 1704. Bốt-gie, ngườiĐức, mới thí nghiệm thành công sứ, và đến 1710, mới lập xưởng sứ Đre-xđen, đầu tiên ở châuÂu. Trong khi đó, ở Ai Cập và I-rắc đã làm được đồ sứ từ các vương triều Pha-ti-mít (Fatimites640 - 1171). Ở Việt Nam, sứ ít ra cũng đã có từ thế kỷ thứ 8, thứ 9 dưới dạng sành sứ.Chính từ Póc-xơ-len (Porcelaine) nghĩa nguyên thủy của nó là xà cừ. Sau này, khi châu Âu tiếpxúc với đồ sứ châu Á, người phương Tây mượn từ này vĩnh viễn đặt cho sứ với ý nghĩa ca tụngsự trong suốt óng ánh của nó. Theo đó đặc tính của sứ phải là thấu minh, chứ không chỉ vìtrong xương đất có chất cao lanh là đủ. Định niên đại cho sự ra đời của sứ có thể khác nhau, docách khái niệm đặc tính có khác nhau là như vậy.Sành xốp là sứ ít bị lẫn lộn. Vì sành xốp là xương đất bao giờ cũng còn sống, còn ngấm nước,mặt dầu có loại sành xốp mà xương đất được nung độ lửa cao hơn độ lửa của sứ. Dĩ nhiên, cónhiều loại sành xốp nung độ lửa chỉ cao hơn đất nung. Đó là loại nửa đất nung, nửa sành nhưgốm Phù Lãng, bát con gà Lái Thiêu. Sàn ...

Tài liệu được xem nhiều: