Thương hiệu là gì ? Thương hiệu được tạo ra như thế nào và được xác định giá trị như thế nào ? Chủ sở hữu thương hiệu có thể sử dụng thương hiệu để góp vốn trong thành lập DN hoặc liên doanh liên kết hay không ? Đó là những vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của khá nhiều doanh nhân và công dân VN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp vốn bằng giá trị thương hiệu Góp vốn bằng giá trị thương hiệuThương hiệu là gì ? Thương hiệu được tạo ra như thế nào và được xác định giátrị như thế nào ? Chủ sở hữu thương hiệu có thể sử dụng thương hiệu để gópvốn trong thành lập DN hoặc liên doanh liên kết hay không ? Đó là những vấn đềđã và đang thu hút sự quan tâm của khá nhiều doanh nhân và công dân VN. Thương hiệu, có thể hiểu đơn giản: đó là cái tên thương mại của một DN hoặc sản phẩm. Đó tất nhiên phải là một tên riêng, không thể có sự nhầm lẫn với những tên thương mại khác. Trên thị trường quốc tế, chúng ta đã quen với các tên thương mại như CocaCola, Pepsi, Samsung, Panasonic, LG, Siemeans, Ford, Daiewoo... Ở trongnước, một số thương hiệu mạnh cũng đã được biết đến như Trung Nguyên, Nhật Linh, Kẹo dừa Bến Tre, Võng xếp Duy Lợi, Kinh Đô, Habeco, Sabeco, Halida... Vô hình mà hữu hìnhThương hiệu không thể hình thành trong một sớm, một chiều. Bên cạnh các chi phíkhông ít cần phải có để quảng bá thương hiệu, việc đảm bảo chất lượng của hàng hoá,dịch vụ gắn với thương hiệu được quảng bá có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều lần.Bởi lẽ, việc quảng bá sẽ trở thành phản tác dụng nếu thương hiệu không gắn liền vớihàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt. Để tạo ra thương hiệu cần một lượng vốn nhấtđịnh. Đó là chi phí đầu tư. Thời gian đầu tư dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, thương hiệu là một tàisản - tài sản vô hình - của DN.Là một tài sản nên thương hiệu được định giá. Điều quan trọng là, giá trị của thươnghiệu khi được thị trường thừa nhận thường lớn hơn chi phí để tạo ra nó nhiều lần.Tất nhiên, cũng có không ít trường hợp thương hiệu bị mất giá vì nó gắn với một DNkinh doanh kém hiệu quả, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ cung ứng không đáp ứngyêu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, đầu tư cho thương hiệu là một dự án đầu tư lớncủa DNvà cũng có độ rủi ro khá cao.Giá trị thương hiệu ở VNĐã qua hơn 20 năm vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, song giá trị của tàisản vô hình nói chung, giá trị của thương hiệu nói riêng, ở nước ta vấn chưa đượcđánh giá đúng mức. Các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta chưa tạo ra một hànhlang pháp lý đầy đủ cho việc xác định giá trị thương hiệu và sử dụng nó vào hoạt độngkinh doanh.Chuẩn mực kế toán VN số 04 TS cố định vô hình ban hành và công bố theo Quyếtđịnh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đãkhông coi thương hiệu là một tài sản cố định vô hình của DN. Lợi thế thương mại củaDN là chỉ tiêu gắn liền với thương hiệu và Chuẩn mực kế toán VN số 04 quy định: Lợithế thương mại được tạo ra từ nội bộ DN không được ghi nhận là tài sản vì nó khôngphải là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và DNkhông kiểm soát được.Mặc dù vậy, để xác định giá trị DN khi cổ phần hoá các DN nhà nước, không thể bỏqua giá trị thương hiệu. Vì vậy, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm2007 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Cty cổ phần quy định:Giá trị lợi thế kinh doanh của DNcổ phần hoá gồm giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trịthương hiệu, tiềm năng phát triển.Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06 /12/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thựchiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước thànhcông ty cổ phần theo NĐ109/2007/NĐ-CP quy định Lợi thế kinh doanh xác định trêncơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu và Giá trị lợi thế vị trí địa lý của lô đấtđược xác định bằng chênh lệch giữa giá đất được xác định sát với giá chuyển nhượngquyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường so với giá doUBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và công bố vào ngày01/01 của năm thực hiện xác định giá trị DN.Về giá trị thương hiệu, Thông tư 146 quy định: Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãnhiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế,xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của DN trong 10 năm trước thời điểmxác định giá trị DN hoặc kể từ ngày thành lập đối với các DN có thời gian hoạt động củaDN ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước đểquảng bá, giới thiệu sản phẩm, Cty; xây dựng trang web...).Quy định nêu trên của Thông tư 146 là quy định pháp lý duy nhất ở VN liên quan đếnviệc xác định giá trị thương hiệu. Song, rất đáng tiếc, Nghị định 109/2007/NĐ-CP vàThông tư số 146/2007/TT-BTC chỉ có ý nghĩa đối với việc cổ phần hoá các DN Nhànước. Do đó, việc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu, góp vốn liêndoanh, liên kết... bằng giá trị thương hiệu đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tếở nước ta đến nay vẫn còn là... một khoảng trống pháp lý.Việc cần làm ngayỞ các nước phát triển trên thế giới, thương hiệu đã được coi là một tài sản có giá trị lớncủa DN. Việc ...