Danh mục

GÓP Ý BÁO CÁO TÍNH TOÁN THỦY LỰC HỆ THỐNG THỦY LỢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu thập niên 90, tôi may mắn được Ban thư ký Ủy ban quốc tế sông Mê Công cử làm trưởng đoàn cùng nhóm chuyên gia Việt Nam sang Thụy Điển 2 thời kỳ 4 tháng để nghiên cứu về mô hình đất chua phèn dưới sự hướng dẫn của GS viện sĩ Erik Erison nằm trong khuôn khổ dự án quản lý đất chua phèn do GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên làm chủ nhiệm dự án. Trong quá trình làm việc, nhóm chúng tôi chia riêng ra để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mô hình lý trong kênh, mô hình hóa trong kênh, mô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GÓP Ý BÁO CÁO TÍNH TOÁN THỦY LỰC HỆ THỐNG THỦY LỢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GÓP Ý BÁO CÁO TÍNH TOÁN THỦY LỰC HỆ THỐNG THỦY LỢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS.Tô Văn Trường Chiều xuống trên sông Sài Gòn Đầu thập niên 90, tôi may mắn được Ban thư ký Ủy ban quốc tế sông Mê Công cử làm trưởng đoàn cùng nhóm chuyên gia Việt Nam sang Thụy Điển 2 thời kỳ 4 tháng để nghiên cứu về mô hình đất chua phèn dưới sự hướng dẫn của GS viện sĩ Erik Erison nằm trong khuôn khổ dự án quản lý đất chua phèn do GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên làm chủ nhiệm dự án. Trong quá trình làm việc, nhóm chúng tôi chia riêng ra để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mô hình lý trong kênh, mô hình hóa trong kênh, mô hình lý trong đất và mô hình hóa trong đất rồi liên kết 4 mô hình nhỏ thành mô hình chính. Không ít lần nhóm chuyên gia gặp khó khăn trở ngại cả về mặt lý luận, số liệu và kinh nghiệm thực tế. Qua đào tạo « leaning by doing » cả nhóm theo năm tháng đều trưởng thành và sau này dù đã đi khắp bốn phương trời nhưng không ai quên những ngày gian khó và đầy thách thức của bài toán thủy lực và hóa lý trong các đợt công tác dài hạn ở Thụy Điển năm xưa. Sau đó, tôi và anh Võ Khắc Trí tiếp tục theo học về mô hình ở đại học nông nghiệp Thụy Điển theo các chuyên ngành mà mình lựa chọn dưới sự hướng dẫn của GS.TS Erik Janson. Ngày nay, trong nhóm chuyên gia thời ấy, tôi và TS Phan thị Bình Minh (Trung tâm nghiên cứu dầu khí) đã nghỉ hưu, GS.TS. Nguyễn Tất Đắc công tác ở Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam, PGS.TS Võ Khắc Trí Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, TS. Ngô Đăng Phong giảng viên đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Văn Danh giảng viên đại học ở Canada vv...Sở dĩ tôi phải nhắc lại kỷ niệm xưa để thấy rằng bài toán thủy lực là nghiệp gắn bó với nhiều người trong nhóm trên bước đường phấn đấu tu nghiệp, trưởng thành về chuyên môn. Nhận được báo cáo tính toán thủy lực mới cập nhật của dự án thủy lợi thành phố Hồ Chí Minh do Viện Khoa học thủy lợi miền Nam chủ trì, đọc lướt nhanh, tôi định « No comment » bởi vì rất bận, lại rất khó góp ý do đây là báo cáo của tập thể chuyên gia nghiên cứu có kinh nghiệm, đã được nhiều lần góp ý bổ sung của các chuyên gia thủy lực, thủy văn đầu ngành. Đêm khuya, có điều kiện đọc kỹ hơn, tôi hiểu đây không phải chỉ là nghiên cứu khoa học thuần túy mà là dự án sẽ áp dụng vào thực tế cho việc xây dựng 12 cống lớn và hàng loạt hệ thống công trình thủy lợi ở thành phố Hồ Chí Minh, tác động lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường của thành phố đông dân lớn nhất cả nước. Ý thức với nghề nghiệp lại trỗi dậy nhưng vẫn không khỏi e ngại vì mình như người « cưỡi ngựa xem hoa » phải góp ý ra sao cho chính xác và có trách nhiệm với những người thực hiện. Để khách quan, mang những băn khoăn của mình trao đổi với một vị chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở Châu Âu, sau khi thảo luận chúng tôi có một số ý kiến như sau : Nhận xét chung : Mục đích của báo cáo để đưa ra các kết quả trình duyệt : - Các Tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ tính toán thủy văn, thủy lực (phần chỉnh sửa QĐ 3348 nếu có); - Các Tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ thiết kế công trình (mực nước thiết kế cho đê, cho cống ứng với mọi tần suất ứng với các cấp công trình quy định ở TCXDVN 285 và Quy phạm phân cấp đê), đề xuất về phân cấp công trình cho các đoạn đê, cống cụ thể; - Quy mô mặt cắt tối thiểu của 12 cống ứng với các trường hợp tiêu, trường hợp bảo đảm gần như nguyên trạng về môi trường và trường hợp đảm bảo an toàn cho giao thông thủy qua từng cống (tính trước cho các trường hợp giả định vận tốc an toàn là 1,0 m/s; 1,5 m/s; 2,0 m/s ....) có sự thỏa thuận bằng văn bản của ngành giao thông. - Phía tư vấn thừa nhận là không có khả năng đưa ra được tổ hợp tần suất hợp lý cho bài toán chống ngập với tần suất 95%!?. Không biết đây có phải là một tin buồn đối với ngành khoa học thống kê của nước nhà? Bởi vì Lý thuyết tính toán theo tần suất đã được nghiên cứu từ lâu và được đưa vào thành tiêu chuẩn tính toán của tất cả các quy phạm thiết kế của nhiều nước trên thế giới. Nhận xét cụ thể : Do báo cáo mới chỉ đưa ra kết quả tính toán thủy lực nên các nhận xét sẽ chỉ tập trung vào bài toán thủy lực. 1. Về sơ đồ tính: Có 2 sơ đồ. Sơ đồ để calibrate với điều kiện địa hình 2009. Sơ đồ này vừa dùng để calibrate và tính toán với các điều kiện của 20 năm gần đây; - Sơ đồ 2025: Đây là sơ đồ dùng để tính theo quy hoạch khi bổ xung các điều kiện phát triển cho năm 2025, trong đó số khu trữ nước bị giảm và các khu nông nghiệp được xem là khu trữ kín tương tự như mô hình thủy lực kiểu VRSAP của cố PGS.TS Nguyễn Như Khuê. Trong sơ đồ này có nối các kênh giả để tiêu nước ra sông. - Trong cả 2 sơ đồ đều dùng 213 ô trữ, tuy nhiên, trong sơ đồ 2009 các ô trữ đều hở, mưa rơi trên các ô này làm dâng mực nước và tiêu trực tiếp ra kênh. - Trong sơ đồ 2025 có một số ô không còn đóng vai trò trữ (do san lấp) và không trữ nước ...

Tài liệu được xem nhiều: