Danh mục

Hai Chiếc Bóng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.13 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cụ Khôi lập cập đứng dậy, loạng choạng bước, tý nữa thì cụ ngã nếu không vịn kịp vào mép bàn. Tính cụ vậy, lúc ốm nằm một chỗ rên hừ hừ, nhưng cứ tỉnh là gượng ngay dậy, làm như cụ sợ nếu không ngồi lên được là sẽ không bao giờ còn dậy được nữa. Có điều cụ quên, đôi chân cụ đâu phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh của trung tâm thần kinh não bộ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hai Chiếc BóngHai Chiếc BóngCụ Khôi lập cập đứng dậy, loạng choạng bước, tý nữa thì cụ ngã nếu không vịn kịpvào mép bàn. Tính cụ vậy, lúc ốm nằm một chỗ rên hừ hừ, nhưng cứ tỉnh là gượngngay dậy, làm như cụ sợ nếu không ngồi lên được là sẽ không bao giờ còn dậyđược nữa. Có điều cụ quên, đôi chân cụ đâu phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnhcủa trung tâm thần kinh não bộ, vì nó yếu rồi, những sợi gân chằng chịt ràng lấychiếc xương đùi, nay đã chùng xuống kéo theo lớp da bèo nhèo bọc có tý thịt nhãonhoẹt. Thấy có người đến thăm, cụ mừng, cơn bệnh có vẻ lui được phân nửa. Khách làmột người đàn bà tuổi trung niên, cũng quanh quẩn gần nơi cụ ở, các con ở xa quá,thôi thì “bán anh em xa, mua láng giềng gần” vậy. Cụ lại ốm luôn, ốm luôn màkhông chết, nhì nhằng dăm bữa nửa tháng rồi khỏi, bởi vậy đối với con cháuchuyện ấy là thường, chừng nào hữu sự thì đã có nhà thương, chết thì mang vàonhà quàn, cuối cùng đến nhà thờ rồi ra nghĩa địa là xong việc. Đấy là cụ chưa nghĩtới cái nhà dưỡng lão, nghe thiên hạ kể khi nào đến đấy thà chết còn sướng hơn, vìvò võ nằm chờ con cái đến thăm, khi con về mắt cứ nhòa đi như trời mưa. Cụ Khôi run run rót trà vào tách mời khách, dù sao ở đây cũng còn hàng xómchạy đi chạy lại. Tính cụ chu đáo, lúc nào cũng có bình trà nóng đặt trên bàn, sángnào người giúp cụ đã phải lo chuyện ấy. Một vài giọt nước rớt trên mặt bàn, taychân run rẩy, cụ không còn vén khéo được như mấy năm trước. Cụ đẩy cuốn“album” lúc nào cũng để kề một bên đến trước mặt khách, khoe: “Cô xem mấy tấm hình chụp hôm các cháu làm lễ kỷ niệm sáu mươi năm của tôivà ông cháu, các cháu về đủ cả. Gớm hôm ấy sao mà lắm khách thế, những là bạnbè của các cháu, hiếm khi mà vợ chồng sống đến răng long đầu bạc đấy cô ạ,không mất ông thì cũng mẻ bà, ai cũng bảo nhà tôi có phước.” Cụ nhướng mắt lên để nhìn cho kỹ tấm hình kế bên: “Đây, gia đình anh con cả, hai vợ chồng với bốn đứa con, thằng cháu đích tôncủa tôi sắp ra bác sĩ, con em lại học dược, mấy đứa bé nay mai cũng theo các anhcác chị mà tiến lên. Chỉ buồn các cháu không thạo tiếng Việt, thấy ông bà chỉ lắpbắp mấy câu rồi trơ mắt ra nhìn, mình muốn hỏi han gì cũng đành chịu, chúng nócứ nhe răng cười”. Thấy khách chăm chú xem, không ngớt khen những cháu xinh, cháu tốt của cụ,cụ như được uống ly nước giải nhiệt giữa trưa hè: “Cái hình cô đang xem là nhà cô con gái thứ hai. Cô ấy tuổi Dần, cao số nhưnglại có số lấy chồng quan, mệnh phụ phu nhân đấy. Sang bên này, hai vợ chồngcũng đỗ đạt cả, các cháu tôi đứa nào cũng ăn học tử tế. Chúng nó ở tuốt bên Cali,bên ấy mát mẻ lắm cô nhỉ?” Khách cười, khen chị con gái của cụ nay đã trung niên mà vẫn mượt mà, xinhđẹp: “Thế cụ đã sang chơi với các anh chị và các cháu lần nào chưa?” Nghe khách hỏi, cụ trầm ngâm một chút, giọng ngùi ngùi: “Ấy đã, chúng tôi có ở với các cháu một thời gian, nhưng cô xem, mình thì già,chúng nó trẻ, đi làm suốt cả ngày, giờ đâu mà hỏi han đến cha mẹ, ông bà. Ở nhàbuồn, vẽ ra công này việc nọ cho vui, các cháu bảo cứ để nhà cửa bề bộn, lôi thôi,bẩn thỉu. Cô xem, hai người già suốt ngày quanh ra quanh vào với cái Tivi, xonglại ngắm mấy bức tường, ông lão nhà tôi ủ rủ như tàu lá héo, ốm cũng không dámrên, sợ phiền con cái. Cửa nẻo đóng im ỉm suốt ngày như lô cốt, bịt bùng quá, chịukhông nổi, khóc, chúng bảo mình dở hơi, dở hám...” Giọng cụ nhão ra như sắp khóc: “Thời buổi này nó khác rồi cô ạ, nhớ quê quá thể, biết vậy cứ ở bên ấy choxong.” Mắt cụ Khôi rưng rưng, như sắp khóc thật, khách vội vàng an ủi mấy câu cho cụbớt xúc động. Cụ lại rót trà thêm cho mình, cho khách, dù nãy giờ chưa ai uốngmiếng nào, tự nhiên có một nỗi ngậm ngùi nào đó, khiến chủ khách cùng im lặng.Khách lại ngắm nghía hai tấm hình của hai cụ được phóng lớn ra thật rõ nét, đẹpnhư tranh. Trong hình, cụ bà phấn son rực rỡ, con rồng lượn trên nền gấm tía, vòngngọc xanh biếc trên cổ cụ trông óng ánh rất mỹ thuật. Cụ ông nhỏ bé gầy gò hơn,đầu đội khăn đóng, lọt thỏm trong chiếc áo gấm xanh có những chữ thọ vàng, mặtcụ buồn buồn một vẻ chịu đựng như người bị ép ăn trong lúc đã no. Khách suýt soakhen ảnh đẹp, nét ảnh quá sắc nét làm nổi bật những quần áo, vòng ngọc lóng lánh.Cụ Khôi cười nhăn cả mặt, hàm răng giả đã được tháo ra khiến trông cụ già hơn,nhưng lại có vẻ hiền hậu hơn người trong ảnh: “Đẹp không cô? chỉ tội ông lão nhà tôi trông hom hem quá. Sang đây đồ ăn,thức uống thiếu gì mà vẫn không nuốt được, ăn cứ như đấm vào mồm. Hai cái hìnhnày tôi đã nhờ người phóng lớn ra, mai sau...” Cụ lại cười gượng để dấu nỗi xúc động: “Phải không cô? Mai sau mình có chết, chúng nó có cái để trên bàn thờ, chết thìcũng phải làm sao cho đẹp mặt con cái...” Lần này thì cụ Khôi không cười nữa. Lâu lắm rồi các con cụ ít đến thăm, chỉ hỏihan qua điện thoại. Thấy con than bận, cụ đành dấu diếm không dám than thở. Cáccon bận bịu quá, các cháu bận bịu quá, ngay cả hôm cụ ông ngã tr ...

Tài liệu được xem nhiều: