Danh mục

Hài lòng với việc làm ở các giai cấp trung lưu thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 626.70 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả phân tích thực nghiệm về mức hài lòng đối với việc làm ở các giai cấp trung lưu Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên bộ số liệu khảo sát năm 2015 của Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX.02.20/11-15).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hài lòng với việc làm ở các giai cấp trung lưu thành phố Hồ Chí Minh HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” HÀI LÕNG VỚI VIỆC LÀM Ở CÁC GIAI CẤP TRUNG LƢU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GS. TS. Bùi Thế Cường Viện KHXH Vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Email: cuongbuithe@yahoo.com (Tham luận này đã đăng ở Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Khoa học xã hội và phát triển bền vững vùng Nam Bộ”, 12/2018. TP. HCMTóm tắt: Bài viết trình bày kết quả phân tích thực nghiệm về mức hài lòng đối với việc làm ởcác giai cấp trung lưu Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên bộ số liệu khảo sát năm 2015 củaĐề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý pháttriển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX.02.20/11-15). Kết quả, tỷlệ “phần nhiều không hài lòng với việc làm nói chung” khá thấp, nhưng tỷ lệ đó cao hơn đốivới khía cạnh khả năng phát triển và mức thu nhập của việc làm. Tỷ lệ “phần nhiều hàilòng” với công việc không đến một nửa số người được hỏi. Một tỷ lệ đáng kể chọn phươngán “hài lòng và không hài lòng xấp xỉ nhau”. Khác biệt rõ rệt theo nhóm, tầng và kiểu trunglưu. Xu hướng là tỷ lệ hài lòng giảm từ các nhóm, các tầng trên xuống các nhóm, các tầngthấp. Bài viết liên hệ kết quả thực nghiệm này với vấn đề “khí thế công nghiệp hóa hiện đạihóa” như là một yếu tố xã hội - tinh thần không thể thiếu nếu một quốc gia muốn cất cánh. Từ khóa: các giai cấp trung lưu, hài lòng với việc làm, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. Đặt vấn đề Bài viết là một báo cáo thực nghiệm cụ thể, kết nối chủ đề trung lưu và việc làm. Các giaicấp trung lưu được nghiên cứu, tranh luận rộng rãi trong vài thập niên qua trên thế giới. Từhai thập niên nay, chủ đề này được chú ý ở Việt Nam. Việc làm vốn là một quan hệ và điềukiện xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, nhưng nó được đặc biệt chú ý cùng với quátrình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, việc làm và thị trường lao động là mốiquan tâm thường xuyên nóng trong chính trị và khoa học xã hội. Bài viết mô tả mức hài lòngvề việc làm ở các giai cấp trung lưu Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một sản phẩm của Đềtài cấp Nhà nước Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xãhội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 (KX.02.20/11-15), do Bộ Khoa học vàcông nghệ Việt Nam tài trợ, thực hiện năm 2014-2015. 2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Cuối thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu tăng trưởng kinh tế, kết quả cải thiện rõ rệt mứcsống ở hầu hết các tầng lớp xã hội. Một số nhóm xã hội tăng nhanh thu nhập nên lập tức chinhiều hơn cho ăn uống, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại, giáo dục, giải trí. Hình ảnh củahọ gợi nên ý tưởng về những hộ gia đình “kiểu mới, khá giả, vượt trội, có tính trung lưu”. 187 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” Có lẽ, một số nhà nghiên cứu ở Nam Bộ là những người duy trì chủ đề trung lưu suốt từcuối thập niên 1970 ở Việt Nam, nhưng chủ yếu bàn về trung nông (Phan An, 1978; TrầnHữu Quang, 1982; Lê Minh Ngọc, 1984; Đỗ Thái Đồng, 1989a và 1989b; Nguyễn Thu Sa,1991). Năm 1991, Đỗ Thái Đồng đề cập đến vai trò của một loạt tầng lớp ở đô thị mà ông kểra: các nhà kinh doanh cỡ trung, tiểu chủ, giới công thương gia, tầng lớp trung gian, chuyênviên, kỹ thuật viên (Đỗ Thái Đồng, 1991). Nhưng đây là tiểu luận (essay), không phải báocáo thực nghiệm. Ở miền Bắc, Tô Duy Hợp là tác giả sớm quan tâm đến “nhóm làng xã vượttrội, hộ vượt trội” ở nông thôn (1990, 1992). Năm 1991, Phạm Văn Phú mô tả một loạt tầnglớp trong phân tầng xã hội ở nông thôn mà ông kể ra: hộ bao mua, buôn bán lớn, cho vay lấylãi, chủ thầu khoán, chủ trại, chủ lò-xưởng, hộ có công cụ sản xuất và kỹ thuật (Phạm VănPhú, 1991). Có lẽ, đề tài và báo cáo của Đỗ Thái Đồng năm 2004 nhan đề Vấn đề trung lưuhóa tại Thành phố Hồ Chí Minh: Phân tích thực trạng và dự báo xu thế biến đổi là côngtrình sớm nhất ở Việt Nam sau Đổi Mới sử dụng trực tiếp khái niệm trung lưu để khảo sátthực nghiệm hiện tượng trung lưu đô thị ở Việt Nam (Đỗ Thái Đồng, 2004). Nghiên cứu trung lưu ở Việt Nam tăng lên rõ rệt từ cuối thập niên 2000 (xin xem các tổngquan nghiên cứu của Lê Kim Sa, 2015; Tô Duy Hợp và Trịnh Thị Thu Thủy, 2016; ĐỗThiên Kính, 2017; Trịnh Duy Luân, 2017; Bùi Thế Cường, 2015b và 2017). Bên cạnh hai bài tổng quan nêu trên (2015b, 2017), tôi và một số cộng sự đã báo cáo mộtsố kết quả phân tích thực nghiệm về các giai cấp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh vàVùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú và Phạm Thị Dung, 2015;Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung, 2015; Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung, 2016; BùiThế Cường, 2017). Nội dung những báo cáo ấy xoay quanh cơ ...

Tài liệu được xem nhiều: