'Hâm nóng' tình yêu… công việc
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 144.66 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bạn yêu thích và đam mê công việc của mình. Tuy nhiên, gần đây bạn lại cảm thấy sợ hãi khi phải thức dậy mỗi sáng thứ hai để tới cơ quan. Bạn phải làm gì để cải thiện tình hình trong khi không muốn “nhảy việc”?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Hâm nóng” tình yêu… công việc “Hâm nóng” tình yêu… công việc Bạn yêu thích và đam mê công việc của mình. Tuy nhiên, gần đây bạn lại cảm thấy sợ hãi khi phải thức dậy mỗi sáng thứ hai để tới cơ quan. Bạn phải làm gì để cải thiện tình hình trong khi không muốn “nhảy việc”? Hãy tham khảo một số lời khuyên sau: 1. Suy nghĩ lạc quan Hãy tập trung vào mặt tích cực - những điều bạn thực sự yêu thích ở công việc của mình, như bạn bè, đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến… Đồng thời tìm cách kết hợp các yếu tố đó trong ngày làm việc để cuộc sống công sở của bạn luôn tràn đầy niềm hứng khởi. Và hãy nhắc nhở bản thân về những điều lạc quan mỗi khi bạn có suy nghĩ tiêu cực về công việc. 2. Thử thách bản thân Một lí do khiến người ta thấy ghét công việc của mình là sự nhàm chán. Hôm nào cũng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong khoảng thời gian định trước sẽ khiến nhân viên dù yêu công việc của mình đến cỡ nào cũng phải chán nản và thất vọng. Do đó, hãy tìm kiếm những cơ hội mới để thử thách bản thân. Bạn có thể tình nguyện tham gia hướng dẫn nhân viên mới hoặc xem xét các phòng ban khác làm việc ra sao để có cái nhìn khái quát về lĩnh vực cũng như công ty của bạn. Hãy thảo luận với sếp về những cơ hội đó. 3. Linh động Một chút thay đổi trong cách làm việc sẽ khiến bạn cảm thấy mới mẻ và thêm yêu công việc của mình hơn. Ví dụ, bạn có thể làm việc ở nhà một ngày trong tuần hoặc tham gia vào nhóm trẻ hơn… Hãy đề nghị sếp về sự linh hoạt đó. 4. Học hỏi nhiều hơn Nếu bạn cảm thấy mình vẫn chưa đủ khả năng cho công việc yêu thích, hãy tham gia một số khoá học thích hợp. Nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà còn là sự bổ sung có lợi cho bản sơ yếu lí lịch khi bạn tìm kiếm cơ hội mới. 5. Mở rộng mạng lưới quan hệ Thiết lập những mối quan hệ mới sẽ giúp bạn thấy thoả mãn và gắn bó hơn với công việc của mình. Nếu cơ quan bạn không có nhiều cơ hội để tạo thêm liên lạc mới, hãy chủ động bằng cách tổ chức cuộc gặp mặt giữa các phòng ban trong công ty, tham gia các câu lạc bộ… 6. Cải thiện đời sống công sở cũng như cá nhân bạn Cuộc sống công sở của bạn sẽ thú vị hơn nếu mọi người hoà đồng với nhau, thỉnh thoảng tụ tập đi karaoke… Công việc của bạn thuộc một lĩnh vực cứng nhắc, nghiêm túc không có nghĩa là mọi người không được cười đùa hay trêu chọc nhau. Bên cạnh đó, cuộc sống ngoài công sở của bạn cũng phải phong phú. Chắc chắn bạn sẽ thấy chán nản nếu ngày nào cũng thức dậy lúc 7 giờ sáng, đi làm, chiều về nhà, ăn tối rồi ngồi trước TV, sau đó đi ngủ và hôm sau lại một ngày mới như vậy. Vì vậy, hãy cố gắng tham gia một vài sự kiện trong tuần, học nhảy, tập yoga hoặc đơn giản là thường xuyên càphê tán ngẫu với bạn bè… Những hoạt động đó sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. 7. Thay đổi Nếu đã thực hiện các điều trên, bạn vẫn không cảm thấy mặn mà với công việc, đã đến lúc bạn nên thay đổi. Hãy nhớ rằng cuộc sống này quá ngắn ngủi và bạn cần phải tận hưởng những điều mình muốn và yêu thích. Hãy tìm cho mình một cơ hội mới thay vì phải chịu đựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Hâm nóng” tình yêu… công việc “Hâm nóng” tình yêu… công việc Bạn yêu thích và đam mê công việc của mình. Tuy nhiên, gần đây bạn lại cảm thấy sợ hãi khi phải thức dậy mỗi sáng thứ hai để tới cơ quan. Bạn phải làm gì để cải thiện tình hình trong khi không muốn “nhảy việc”? Hãy tham khảo một số lời khuyên sau: 1. Suy nghĩ lạc quan Hãy tập trung vào mặt tích cực - những điều bạn thực sự yêu thích ở công việc của mình, như bạn bè, đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến… Đồng thời tìm cách kết hợp các yếu tố đó trong ngày làm việc để cuộc sống công sở của bạn luôn tràn đầy niềm hứng khởi. Và hãy nhắc nhở bản thân về những điều lạc quan mỗi khi bạn có suy nghĩ tiêu cực về công việc. 2. Thử thách bản thân Một lí do khiến người ta thấy ghét công việc của mình là sự nhàm chán. Hôm nào cũng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong khoảng thời gian định trước sẽ khiến nhân viên dù yêu công việc của mình đến cỡ nào cũng phải chán nản và thất vọng. Do đó, hãy tìm kiếm những cơ hội mới để thử thách bản thân. Bạn có thể tình nguyện tham gia hướng dẫn nhân viên mới hoặc xem xét các phòng ban khác làm việc ra sao để có cái nhìn khái quát về lĩnh vực cũng như công ty của bạn. Hãy thảo luận với sếp về những cơ hội đó. 3. Linh động Một chút thay đổi trong cách làm việc sẽ khiến bạn cảm thấy mới mẻ và thêm yêu công việc của mình hơn. Ví dụ, bạn có thể làm việc ở nhà một ngày trong tuần hoặc tham gia vào nhóm trẻ hơn… Hãy đề nghị sếp về sự linh hoạt đó. 4. Học hỏi nhiều hơn Nếu bạn cảm thấy mình vẫn chưa đủ khả năng cho công việc yêu thích, hãy tham gia một số khoá học thích hợp. Nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà còn là sự bổ sung có lợi cho bản sơ yếu lí lịch khi bạn tìm kiếm cơ hội mới. 5. Mở rộng mạng lưới quan hệ Thiết lập những mối quan hệ mới sẽ giúp bạn thấy thoả mãn và gắn bó hơn với công việc của mình. Nếu cơ quan bạn không có nhiều cơ hội để tạo thêm liên lạc mới, hãy chủ động bằng cách tổ chức cuộc gặp mặt giữa các phòng ban trong công ty, tham gia các câu lạc bộ… 6. Cải thiện đời sống công sở cũng như cá nhân bạn Cuộc sống công sở của bạn sẽ thú vị hơn nếu mọi người hoà đồng với nhau, thỉnh thoảng tụ tập đi karaoke… Công việc của bạn thuộc một lĩnh vực cứng nhắc, nghiêm túc không có nghĩa là mọi người không được cười đùa hay trêu chọc nhau. Bên cạnh đó, cuộc sống ngoài công sở của bạn cũng phải phong phú. Chắc chắn bạn sẽ thấy chán nản nếu ngày nào cũng thức dậy lúc 7 giờ sáng, đi làm, chiều về nhà, ăn tối rồi ngồi trước TV, sau đó đi ngủ và hôm sau lại một ngày mới như vậy. Vì vậy, hãy cố gắng tham gia một vài sự kiện trong tuần, học nhảy, tập yoga hoặc đơn giản là thường xuyên càphê tán ngẫu với bạn bè… Những hoạt động đó sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. 7. Thay đổi Nếu đã thực hiện các điều trên, bạn vẫn không cảm thấy mặn mà với công việc, đã đến lúc bạn nên thay đổi. Hãy nhớ rằng cuộc sống này quá ngắn ngủi và bạn cần phải tận hưởng những điều mình muốn và yêu thích. Hãy tìm cho mình một cơ hội mới thay vì phải chịu đựng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giao tiếp công sở văn hóa công sở mẹo trong cuộc sống kinh nghiệm giao tiếpGợi ý tài liệu liên quan:
-
'Mẹo' vượt trội trong môi trường làm việc nhiều nam
4 trang 301 0 0 -
3 trang 282 0 0
-
Được gọi phỏng vấn, có nên ngừng tìm việc?
4 trang 207 0 0 -
Trắc nghiệm: Khả năng giao tiếp xã hội
3 trang 191 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 187 0 0 -
Những lầm tướng tai hại của chàng về phái yếu
4 trang 167 0 0 -
52 trang 166 0 0
-
Nên và không nên trong đàm phán lương
4 trang 99 0 0 -
8 trang 84 0 0
-
Giáo trình Văn hóa giao tiếp công sở và kỹ năng tổ chức các sự kiện
62 trang 81 0 0 -
7 trang 69 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở: Phần 2 - TS. Trương Thị Thu Hiền
77 trang 58 0 0 -
Kỹ năng giao tiếp - Tổ chức cuộc họp
15 trang 56 0 0 -
7 – 38 – 55: Tỷ lệ vàng trong Giao Tiếp - Bí mật giao tiếp từ ngôn ngữ cơ thể
10 trang 51 0 0 -
6 trang 51 0 0
-
Những điều cần nhớ khi muốn tăng lương.
2 trang 50 0 0 -
Cách làm quen con gái cho chàng F.A
5 trang 49 0 0 -
Những thói quen trong công việc khiến sếp 'kết' bạn
4 trang 47 0 0 -
Nghỉ việc một cách chuyên nghiệp
2 trang 47 0 0 -
18 trang 46 0 0