Danh mục

Hàn Mặc Tử và mĩ học của khát vọng _2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một ai đó đã nói, ám ảnh lớn nhất của con người có lẽ là ám ảnh về cái chết và sự tàn phai. Về thể xác, cơ thể Hàn Mặc Tử đang dần mục ruỗng vì chứng bệnh nan y, nhưng ông lại luôn hướng về cuộc sống bằng cả sức mạnh tinh thần và tình yêu mãnh liệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Mặc Tử và mĩ học của khát vọng _2Hàn Mặc Tử và mĩ học của khát vọng Một ai đó đã nói, ám ảnh lớn nhất của con người có lẽ là ám ảnh về cái chết và sự tànphai. Về thể xác, cơ thể Hàn Mặc Tử đang dần mục ruỗng vì chứng bệnh nan y, nhưng ônglại luôn hướng về cuộc sống bằng cả sức mạnh tinh thần và tình yêu mãnh liệt. Ông đã xâydựng mĩ học khát vọng chính ngay trong trời sâu tuyệt vọng. Mỹ học ấy xuất phát từ niềmyêu sống:Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế. Tất cả những cung bậc cảm xúc, những hoangtưởng nghệ thuật ấy Hàn Mặc Tử không hề giấu diếm. Ta hiểu vì sao, Vũ Ngọc Phan lại cócơ sở để khẳng định: “Về sự thành thật, có lẽ Hàn Mặc Tử hơn hết cả các nhà thơ hiệnđại”(5). Còn gì thành thật hơn “trường tương tư” và nỗi xót đau qua những tiếng nấc làmnghẹn lòng người đọc: Một khối tình nức nở giữa âm u Một hồn đau rã lần theo hương khói Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi Một lời run hoi hóp giữa không trung Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn (Trường tương tư) Bầu khí quyển tượng trưng, siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử gắn liền ảo giác kỳ diệu vàsự phân thân của chủ thể trữ tình. Cũng như Rimbaud, Hàn Mặc Tử là một thi sĩ thấu thị màphẩm chất cơ bản của nó chính là: “Trong khổ đau không xiết tả, thi sĩ cần có tất cả lòng tin, tấtcả sức mạnh siêu phàm, thi sĩ trở thành bệnh nhân lớn, tội nhân lớn, kẻ bị nguyền rủa và ĐấngUyên thâm tối thượng! - Bởi vì thi sĩ đã trở thành người lạ”(6). Nhưng khác Arthur Rimbaud vàcả Ch. Baudeiaire, tổ sư của chủ nghĩa tượng trưng, Hàn Mặc Tử coi thi sĩ là “loài thứ ba”, là“người khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo”. Như vậy với Hàn, vị thế của thi sĩ nào có khác gì vịthế một thiên sứ giáng trần: Lãng tử ơi - mi là tiên hành khất. Chắc chắn Hàn Mặc Tử sẽ khôngcó được những vần thơ rướm máu và mê hoặc lòng người nếu đó không phải là những vần thơbắt nguồn từ cường độ “máu cuồng, hồn điên” như ông đã trình bày trong tựa Đau thương:“Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôiđã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, buồn, hờn, giận đến gần dứt cả sự sống”.Từ trong Mật đắng, Hàn Mặc Tử đã tạo Hương thơm nhờ sự tận hiến cho nghệ thuật. Đó đíchthực là một kiểu kết tinh trai ngậm ngọc. Đến với Hàn Mặc Tử, không nên lệ thuộc quá nhiều vào hệ quy chiếu củacác isme nghệ thuật. Bởi lẽ, nói như Chế Lan Viên, siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử khôngphải là thứ siêu thực lý tính của châu Âu mà vì “Anh bị xô vào giữa trận bão, cơn giông, đámcháy, giữa chết chóc, cô đơn, máu lệ nên còn cách nào hơn?”(7). Trong ứng xử nghệ thuật củaHàn Mặc Tử, máu là chất liệu sáng tạo, là biểu hiện của “thú đau thương” và cũng là môitrường khoái lạc: Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh (Rướm máu) Một khi chất liệu vơi cạn, cường độ cảm xúc phai giảm, thơ sẽ hết rung rinh: Máu đãkhô rồi thơ cũng khô. Đúng như nhiều người nhận thấy trăng - hồn - máu là ba ký hiệu “tam vịnhất thể” của Đau thương. Sự tranh chấp giữa bóng đêm và ánh sáng, giữa hư vô và ý nghĩa,giữa lực chết và lực sống, cuối cùng đã ngã ngũ. Chiến thắng đã thuộc về người giàu khát vọngvà chống chọi đến cùng với nỗi tuyệt vọng. Thời gian định mệnh ngắn ngủi và hữu hạn, Hànđã mở rộng nó bằng việc xuyên qua các giới hạn không gian, mở ra cõi vô cùng. Những tầngkhông gian ấy có thể cao xa đến tận miền Thượng thanh khí: Ta sống mãi với trăng sao gấmvóc - Trong nắng thơm; trong tiếng nhạc thần bay (Trường thọ), có thể là những vẻ đẹp trầnthế tinh khôi như là mật ngọt của chốn đau thương. Tại đây, niềm đam mê sự sống hiện lên rấtrõ qua màu sắc dục tính và những biến thể của nó trong thơ. Màu sắc ấy từng xuất hiện trongHàn Mặc Tử thời lãng mạn: Vô tình để gió hôn lên má; Ta vội kề môi cắn kẻo thèm, tiếp tụctrong Hàn Mặc Tử thời tượng trưng: Em tôi thì hổn hển - Áo xiêm lấm tấm vàng... Hẳn là vẻđẹp của xuân chín sẽ kém đi nhiều nếu không có nhân lõi bên trong là tình đang chín; nỗi khátkhao yêu đương sẽ nghèo đi nếu không có những “hơi thở nhẹ” của tình đời: Nghe gió là ômngang lấy gió - Tưởng chừng như trong đó có hương (Muôn năm sầu thảm). Có lẽ, Hàn MặcTử là người đầu tiên có những so sánh táo bạo, bất ngờ mà vẫn giữ được sự tinh tế, trang nhãtheo kiểu: Mới lớn lên trăng đã thẹn thò - Thơm như tình ái của ni cô... Những màu sắc dụctính trong thơ Hàn rạo rực, say đắm nhưng không hề vẩn đục vì nó được Người khách lạ “dừnglại để hái những tinh hoa”. Tài năng của Hàn Mặc Tử là ở đấy, thanh khiết, cao xa mà vẫnmang hơi ấm trần thế, trần thế nhưng lại có cả vạn sắc thiên đường. Đặt những hình ảnh xanhau lại gần nhau để tạo nên sự “kinh ngạc” và “bùng nổ” là đặc điểm cốt yếu của chủ nghĩasiêu thực. Nó khiến cho thế giớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: