Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: Thơ ca của niềm im lặng_3
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 192.82 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ánh sáng lạ nhất trong thơ ca tiền bán thế kỷ hai mươi ở bán đảo Triều Tiên là HAN YONG-UN (1879-1944) và ở bán đảo Đông Dương là HÀN MẶC TỬ (19121940).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng"_3Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử:Thơ ca của niềm im lặng Ánh sáng lạ nhất trong thơ ca tiền bán thế kỷ hai mươi ở bán đảo Triều Tiên làHAN YONG-UN (1879-1944) và ở bán đảo Đông Dương là HÀN MẶC TỬ (1912-1940). Thơ ca của họ vừa sâu thẳm những tố chất truyền thống Đông Á vừa dậy lên nhữnglàn sóng mới bất ngờ đến kinh ngạc. Thoạt nhìn, Han Yong-Un (Hàn Long Vân) và Hàn Mặc Tử là hai nhà thơ rất khácbiệt ngoài yếu tố vừa kể trên. Song, khi đặt thơ họ bên nhau thì trong ánh sáng tương chiếu, ta sẽ khám phá ranhững điệu thơ đồng dạng. Sự đồng điệu lớn nhất của họ thể hiện ở “niềm im lặng” trong thơ. Thơ của họ là một thứ ngôn ngữ đang tìm kiếm niềm im lặng. Phong trào Thơ Mới của hai xứ (Hàn và Việt) có nhiều tài năng. Đương thời họ nổibật hơn hai nhà thơ họ Hàn mà ta đang đối chiếu. Nhưng rồi ta biết, bây giờ và tương lai, hai cái bóng của Hàn Long Vân và HànMặc Tử ngày càng lớn dậy trong nền thơ ca Đông Á. Niềm im lặng trong thơ họ tỏa sáng. Đó là niềm im lặng tạo nên ý nghĩa (a kind ofsilence of signification) nói theo Roland Barthes. * Han Yong-Un là một thiền sư, một chiến sĩ, học giả, nhà văn, nhà tiên tri, nhưngtrước tiên và trên hết, ông là một nhà thơ. Ông qui y năm 1905 với pháp hiệu là Manhae (Vạn Hải). Hàn là một trong 33 chí sĩ lãnh đạo phong trào độc lập của Hàn Quốc năm 1919chống ách đô hộ của Nhật. Ông viết nhiều tiểu luận về Phật giáo và sáng tác với nhiều thể văn khác nhau. Kiệt tác của Hàn Long Vân là tập thơ Niềm im lặng của Tình yêu (Nim ui chimmuk,1926), niềm tự hào của thơ mới Hàn Quốc, gồm 90 bài thơ xuôi (thơ tự do). Khác hẳn Hàn Long Vân, nhà thơ Hàn Mặc Tử có một cuộc đời ngắn ngủi và bệnhtật. Hoạt động chủ yếu của Tử là viết báo và làm thơ, ngoại trừ thời gian ngắn có quan hệvới chí sĩ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (vì thế mà bị Pháp xóa tên khỏi danh sách du học).Tử vướng phải bệnh phong từ năm 24 tuổi. Bốn năm sau, ông vào nhà thương phong QuyHòa. Dù vậy, Tử có cuộc đời tình ái thuộc vào loại nổi tiếng nhất trong thơ ca Việt Nam.Nhưng đối với đời, Tử là Người Thơ, chỉ thế mà thôi. Tài thơ ấy bộc lộ qua các thi phẩmnổi tiếng Gái quê, Chơi giữa mùa trăng, Đau thương, Xuân như ý. Tại sao Hàn Long Vân gọi tập thơ của mình là Niềm im lặng của Tình yêu (Nim uichimmuk)? Chữ NIM (Tình yêu) mà nhà thơ dùng ở đây là một đại từ đa nghĩa, nhiềuchiều, ta sẽ bàn sau. Trước tiên, là “niềm im lặng” (chimmuk: trầm mặc). Trước mọi tiếng ồn, âm thanh tất nhiên là im lặng. Phật được gọi là MUNI, ngườiim lặng. Theo dịch giả Francisca Cho, niềm im lặng ở đây có thể được diễn giải như sau:“Niềm im lặng tìm kiếm một bờ cõi nghệ thuật xuyên lịch sử để nói với tất cả những aiđang ước vọng. Manhae từng dùng tất cả thể loại văn chương có sẵn, kể cả chính luận vàtiểu thuyết từng kỳ. Tuy nhiên, chính là thơ ca của niềm im lặng khởi từ nguồn triết lýPhật giáo dung hợp với tình thế lịch sử riêng biệt của mình mà nâng lên thành cuộc trầmmặc trong động lực phổ quát của ước ao. Niềm im lặng vận hành xuyên qua lịch sử cánhân để tự vượt mình mà đến với sự thấu thị tôn giáo và thẩm mỹ”(1). Hàn Mặc Tử cũng thường nói về người thơ như một “người nín lặng”. Trong bàitựa Thơ Điên năm 1938, ông viết: “Người thơ chính là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu người là biển cả vô biên và vô lượng… Người nín lặng để mà nghe tiếngtrăng reo vang vang như tiếng châu báu vỡ lở”. Người thơ im lặng đến mức Tử phải tự hỏi: “Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?” (Cuối thu) Và nếu như Hàn Long Vân khởi đi từ nguồn triết lý Phật giáo dung hợp với tìnhthế lịch sử của mình thì điều đó cũng không xa trường hợp Hàn Mặc Tử. Trong bài tản văn Chiêm bao với sự thực, Tử viết: “Và tôi sẽ ký thuyết minh mộtcách rất nhà Phật là sắc cũng như không, chết cũng như sống, gần cũng như xa và hư cũngnhư thực…”. Tất nhiên, tư tưởng Thiền của Hàn Long Vân và tư tưởng tôn giáo của Hàn Mặc Tửcó nhiều điều khác biệt. Thiền của Long Vân kết hợp với tinh thần dân chủ và tự do hiện đại. Tư tưởng tôn giáo của Tử là phối sắc của Phật, Đạo và Chúa. Tất cả điều đó lọc qua thần trí cá nhân của hai nhà thơ, tạo nên thơ ca của niềm imlặng. Niềm im lặng ấy trong văn chương là một cái gì rất cũ mà cũng rất mới. ThơVương Duy đời Đường, thơ văn Lý Trần ở Việt Nam… Văn chương đương đại cũng đi đến niềm im lặng ấy theo cách thế của mình. Chẳngthế mà Gerard Genette khi nói vềNhững niềm im lặng của Flaubert đã quả quyết rằng: “Ngôn ngữ chỉ tự mình trở nên văn chương phải trả giá bằng cách tự mình chết đi, vìnó phải đánh mất ý nghĩa của nó để đạt tới niềm im lặng của tác phẩm nghệ thuật. Hơn nữa,cuộc đảo hoán này, cuộc xoay chuyển ngôn ngữ thành niềm im lặng này đối với chúng tahôm nay, là yếu tính của văn chương”(2). Nhưng im lặng cũng như chân không trong văn chương không phải là sự bất động,cái chết hay sự trống rỗng. Đây là một niềm im lặng mà Han Yong-Un gợi nên: Lá ngô đồng bay lặng lờ qua không gian lặng gió – đó là dấu chân ai? Tương tự thế, đây là câu thơ của Tử: Ai đi lẳng lặng trên làn nước… Không nói không rằng nín cả hơi! Niềm im lặng mà cả hai tạo nên là cả một thế giới huyền bí. “Dấu chân ai” của Long Vân và “ai đi” của Tử vừa có vừa không, vừa hư vừa thực.Ai ở đây không chỉ là sáng tạo của nhà thơ mà còn là phải nhận được hồi đáp sáng tạo củangười đọc. Nói theo Jeon Bo Sam, viện trưởng viện nghiên cứu tư tưởng Han Yong-Un, thì:“Niềm im lặng ở đây không đơn giản là thiếu vắng tiếng động, mà đó là một tiếng kêumới, vang ngân đến tận đôi tai của chúng ta”(3). Tiếng kêu mới (un nouveau cri)! Phải rồi, đó là tân thanh của Nguyễn Du. Tiếngkêu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng"_3Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử:Thơ ca của niềm im lặng Ánh sáng lạ nhất trong thơ ca tiền bán thế kỷ hai mươi ở bán đảo Triều Tiên làHAN YONG-UN (1879-1944) và ở bán đảo Đông Dương là HÀN MẶC TỬ (1912-1940). Thơ ca của họ vừa sâu thẳm những tố chất truyền thống Đông Á vừa dậy lên nhữnglàn sóng mới bất ngờ đến kinh ngạc. Thoạt nhìn, Han Yong-Un (Hàn Long Vân) và Hàn Mặc Tử là hai nhà thơ rất khácbiệt ngoài yếu tố vừa kể trên. Song, khi đặt thơ họ bên nhau thì trong ánh sáng tương chiếu, ta sẽ khám phá ranhững điệu thơ đồng dạng. Sự đồng điệu lớn nhất của họ thể hiện ở “niềm im lặng” trong thơ. Thơ của họ là một thứ ngôn ngữ đang tìm kiếm niềm im lặng. Phong trào Thơ Mới của hai xứ (Hàn và Việt) có nhiều tài năng. Đương thời họ nổibật hơn hai nhà thơ họ Hàn mà ta đang đối chiếu. Nhưng rồi ta biết, bây giờ và tương lai, hai cái bóng của Hàn Long Vân và HànMặc Tử ngày càng lớn dậy trong nền thơ ca Đông Á. Niềm im lặng trong thơ họ tỏa sáng. Đó là niềm im lặng tạo nên ý nghĩa (a kind ofsilence of signification) nói theo Roland Barthes. * Han Yong-Un là một thiền sư, một chiến sĩ, học giả, nhà văn, nhà tiên tri, nhưngtrước tiên và trên hết, ông là một nhà thơ. Ông qui y năm 1905 với pháp hiệu là Manhae (Vạn Hải). Hàn là một trong 33 chí sĩ lãnh đạo phong trào độc lập của Hàn Quốc năm 1919chống ách đô hộ của Nhật. Ông viết nhiều tiểu luận về Phật giáo và sáng tác với nhiều thể văn khác nhau. Kiệt tác của Hàn Long Vân là tập thơ Niềm im lặng của Tình yêu (Nim ui chimmuk,1926), niềm tự hào của thơ mới Hàn Quốc, gồm 90 bài thơ xuôi (thơ tự do). Khác hẳn Hàn Long Vân, nhà thơ Hàn Mặc Tử có một cuộc đời ngắn ngủi và bệnhtật. Hoạt động chủ yếu của Tử là viết báo và làm thơ, ngoại trừ thời gian ngắn có quan hệvới chí sĩ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (vì thế mà bị Pháp xóa tên khỏi danh sách du học).Tử vướng phải bệnh phong từ năm 24 tuổi. Bốn năm sau, ông vào nhà thương phong QuyHòa. Dù vậy, Tử có cuộc đời tình ái thuộc vào loại nổi tiếng nhất trong thơ ca Việt Nam.Nhưng đối với đời, Tử là Người Thơ, chỉ thế mà thôi. Tài thơ ấy bộc lộ qua các thi phẩmnổi tiếng Gái quê, Chơi giữa mùa trăng, Đau thương, Xuân như ý. Tại sao Hàn Long Vân gọi tập thơ của mình là Niềm im lặng của Tình yêu (Nim uichimmuk)? Chữ NIM (Tình yêu) mà nhà thơ dùng ở đây là một đại từ đa nghĩa, nhiềuchiều, ta sẽ bàn sau. Trước tiên, là “niềm im lặng” (chimmuk: trầm mặc). Trước mọi tiếng ồn, âm thanh tất nhiên là im lặng. Phật được gọi là MUNI, ngườiim lặng. Theo dịch giả Francisca Cho, niềm im lặng ở đây có thể được diễn giải như sau:“Niềm im lặng tìm kiếm một bờ cõi nghệ thuật xuyên lịch sử để nói với tất cả những aiđang ước vọng. Manhae từng dùng tất cả thể loại văn chương có sẵn, kể cả chính luận vàtiểu thuyết từng kỳ. Tuy nhiên, chính là thơ ca của niềm im lặng khởi từ nguồn triết lýPhật giáo dung hợp với tình thế lịch sử riêng biệt của mình mà nâng lên thành cuộc trầmmặc trong động lực phổ quát của ước ao. Niềm im lặng vận hành xuyên qua lịch sử cánhân để tự vượt mình mà đến với sự thấu thị tôn giáo và thẩm mỹ”(1). Hàn Mặc Tử cũng thường nói về người thơ như một “người nín lặng”. Trong bàitựa Thơ Điên năm 1938, ông viết: “Người thơ chính là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu người là biển cả vô biên và vô lượng… Người nín lặng để mà nghe tiếngtrăng reo vang vang như tiếng châu báu vỡ lở”. Người thơ im lặng đến mức Tử phải tự hỏi: “Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?” (Cuối thu) Và nếu như Hàn Long Vân khởi đi từ nguồn triết lý Phật giáo dung hợp với tìnhthế lịch sử của mình thì điều đó cũng không xa trường hợp Hàn Mặc Tử. Trong bài tản văn Chiêm bao với sự thực, Tử viết: “Và tôi sẽ ký thuyết minh mộtcách rất nhà Phật là sắc cũng như không, chết cũng như sống, gần cũng như xa và hư cũngnhư thực…”. Tất nhiên, tư tưởng Thiền của Hàn Long Vân và tư tưởng tôn giáo của Hàn Mặc Tửcó nhiều điều khác biệt. Thiền của Long Vân kết hợp với tinh thần dân chủ và tự do hiện đại. Tư tưởng tôn giáo của Tử là phối sắc của Phật, Đạo và Chúa. Tất cả điều đó lọc qua thần trí cá nhân của hai nhà thơ, tạo nên thơ ca của niềm imlặng. Niềm im lặng ấy trong văn chương là một cái gì rất cũ mà cũng rất mới. ThơVương Duy đời Đường, thơ văn Lý Trần ở Việt Nam… Văn chương đương đại cũng đi đến niềm im lặng ấy theo cách thế của mình. Chẳngthế mà Gerard Genette khi nói vềNhững niềm im lặng của Flaubert đã quả quyết rằng: “Ngôn ngữ chỉ tự mình trở nên văn chương phải trả giá bằng cách tự mình chết đi, vìnó phải đánh mất ý nghĩa của nó để đạt tới niềm im lặng của tác phẩm nghệ thuật. Hơn nữa,cuộc đảo hoán này, cuộc xoay chuyển ngôn ngữ thành niềm im lặng này đối với chúng tahôm nay, là yếu tính của văn chương”(2). Nhưng im lặng cũng như chân không trong văn chương không phải là sự bất động,cái chết hay sự trống rỗng. Đây là một niềm im lặng mà Han Yong-Un gợi nên: Lá ngô đồng bay lặng lờ qua không gian lặng gió – đó là dấu chân ai? Tương tự thế, đây là câu thơ của Tử: Ai đi lẳng lặng trên làn nước… Không nói không rằng nín cả hơi! Niềm im lặng mà cả hai tạo nên là cả một thế giới huyền bí. “Dấu chân ai” của Long Vân và “ai đi” của Tử vừa có vừa không, vừa hư vừa thực.Ai ở đây không chỉ là sáng tạo của nhà thơ mà còn là phải nhận được hồi đáp sáng tạo củangười đọc. Nói theo Jeon Bo Sam, viện trưởng viện nghiên cứu tư tưởng Han Yong-Un, thì:“Niềm im lặng ở đây không đơn giản là thiếu vắng tiếng động, mà đó là một tiếng kêumới, vang ngân đến tận đôi tai của chúng ta”(3). Tiếng kêu mới (un nouveau cri)! Phải rồi, đó là tân thanh của Nguyễn Du. Tiếngkêu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3397 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 457 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 313 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0