Danh mục

Hàng xóm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hàng xóm này cụ thể là hàng xóm ở đối diện. Tầng có tất cả chín nhà, quây xung quanh cái cầu thang máy. Thực ra thì không có nhà nào thực là đối diện nhà nào cả, nhưng nhìn chênh chếch vẫn có thể thấy được cửa nhà nhau. Nhà này, là hàng xóm nhìn chênh chếch có thể thấy được cửa nhà ông. Cũng tức là, nhà ông, nhìn chênh chếch thấy được cửa nhà ấy. Thường thì các nhà cửa đóng then cài cẩn mật. Không hẳn vì sợ trộm cắp, trộm làm sao đi qua được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàng xóm Hàng xóm TRUYỆN NGẮN CỦA CHU THÙY ANHHàng xóm này cụ thể là hàng xóm ở đối diện. Tầng có tất cả chín nhà, quây xung quanhcái cầu thang máy. Thực ra thì không có nhà nào thực là đối diện nhà nào cả, nhưng nhìnchênh chếch vẫn có thể thấy được cửa nhà nhau. Nhà này, là hàng xóm nhìn chênh chếchcó thể thấy được cửa nhà ông. Cũng tức là, nhà ông, nhìn chênh chếch thấy được cửa nhàấy.Thường thì các nhà cửa đóng then cài cẩn mật. Không hẳn vì sợ trộm cắp, trộm làm saođi qua được phòng bảo vệ ở tầng một, ấn thang máy qua mười ba tầng lên đến tận đây, rồilàm sao phá được khóa cửa sắt để vào nhà, thật cũng lắm gian nan. Nhưng là thói quenthế, nhà nào cũng khóa cả cửa sắt bên ngoài và cửa gỗ bên trong. Giữa cửa sắt và cửa gỗcó năm mươi phân cách biệt, không hiểu người ta thiết kế như thế để làm gì, năm mươiphân thì để vừa được gì và ai cần để cái gì giữa cửa sắt và cửa gỗ. Thực ra chẳng có nhànào để gì cả, trừ nhà hàng xóm ấy. Mỗi lần ông nhìn chênh chếch sang, đều thấy mấy đôidép xếp thẳng hàng. Bốn đôi người lớn và hai đôi trẻ con vào ngày nghỉ. Hai đôi ngườilớn vào giờ hành chính ngày trong tuần. Lại đủ bốn đôi người lớn và hai đôi trẻ con sausáu giờ chiều từ thứ hai đến thứ sáu. Chỉ có nhà ấy là xếp dép vào khoảng năm mươiphân giữa hai lớp cửa. Có khi là dép, có khi là giày. Nhìn cỡ thì biết có một bé trai và mộtbé gái, đâu đó tầm mươi mười ba tuổi. Nhưng ông cũng chỉ biết đến thế. Ông sống ở đâymột năm trời rồi mà chưa nhìn thấy nhà hàng xóm ấy bao giờ. Những hàng xóm khác cóthi thoảng gặp, cười cười “bác ạ” rồi ai khép cửa nhà nấy. Riêng nhà có sáu đôi dép thìchưa bao giờ thấy mở cửa, chỉ có những đôi dép lần lượt đảo chỗ cho nhauThực ra ông chẳng cố tình nhìn vào nhà ấy làm gì. Mỗi người đã có cửa của mình, aibước vào cửa nấy. Chẳng qua chỉ một lần vô tình lúc mở cửa, hôm ấy chắc giở giời,người ngợm thế nào cứ uể oải, làm gì cũng chậm chạp hơn, ông bỗng thấy đôi dép xỏngón màu hồng có nơ be bé, ở bên kia cửa sắt nhà chênh chếch đối diện. Giống như làđương lướt mắt qua cả vệt hành lang, cái nhìn bỗng mắc lại ở chỗ nơ hồng ấy. Đôi dépxinh xinh chắc của bé gái độ tám, mười tuổi. Chắc bằng tuổi cháu ông. Cháu tuần về chơivới ông một lần. Tuần nào bố mẹ nó bận thì có thể may mắn hơn, cháu sẽ được gửi quađêm với ông; hoặc, có thể ít may mắn hơn, vì bận mà chẳng buồn đưa cháu về nữa.Nhưng đúng lịch thì một tuần sẽ có một lần hai ông cháu gặp nhau. Bố mẹ nó về đây ănuống thăm hỏi một ngày, rồi sáu ngày tiếp theo ông lại tự ăn uống thăm hỏi một mình,chờ đến chủ nhật. Cái gì là quen rồi thì cũng thấy bình thường thôi. Hằng ngày ông dậyvào giờ của ông, ăn uống kiểu của ông. Cách một ngày có một người đến dọn dẹp, chuẩnbị đồ ăn cho ông. Ông vẫn còn khỏe, vẫn tự cho mọi thứ vào lò vi sóng, hoặc bắc bếp làmnóng được. Ông có hội cờ tướng của ông, có hội tập thể dục hàng sáng và hàng chiều củaông. Nói thực lòng là thi thoảng cũng mong ngóng chủ nhật lắm. Nhưng để sống cho quađược sáu ngày để đến chủ nhật tiếp theo cũng không phải là khó khăn, vì ông đã quen rồi.Hơn nữa người già ở thế này cũng tiện, mọi thứ trên một mặt bằng, không lên xuống cầuthang, đỡ lo ngã. Ông cũng được sinh hoạt cái kiểu của ông.Chỉ có hôm ấy, chắc vì giời đổi tiết, thành ra mắt ông mắc lại ở cái nơ hồng be bé ấy.Ông nhìn đôi dép một hồi lâu, nhìn sáu đôi dép một hồi lâu, rồi từ tốn khép cửa, khóa lạicẩn thận trước khi bước vào thang máy. Ông xuống nhà đi dạo ba vòng hít thật đầy khítrời buổi tối, mát lành dễ chịu. Thế mà đêm ấy vẫn trằn trọc mãi không sao ngủ được.Từ hôm ấy ông bỗng chú ý đến nhà hàng xóm có sáu đôi dép hơn.Ông từng chờ rất nhiều lần xem hàng xóm của mình là ai. ở chung cư này đa phần là cácgia đình trẻ, có vài nhà như ông, sống một mình. Rất hiếm những gia đình nhiều thế hệ.Nên cái cửa ấy càng làm ông tò mò hơn. Thế nhưng hình như hàng xóm cứ chờ ông bậnbịu đâu đó không ngó ra cửa được thì mới đi ra đi vào. Bẵng đi một cái, ông lại thấy dépxếp lại rồi, lần nào ông cũng tiếc rẻ vì những việc linh tinh mà không gặp hàng xóm củamình được. Ông có cả một ngày để làm những việc linh tinh, thế mà thế nào lại toàn làmlỡ dịp gặp hàng xóm, lại là hàng xóm đặc biệt, kể cũng thấy tiếc.Cho đến một ngày, khi ông đã thôi ý định ngồi ngóng ra cửa chỉ để chờ gặp hàng xóm,thì bỗng dưng lại gặp bà. Bà bé nhỏ, chắc quãng tuổi ông, hoặc nhiều ít hơn đôi chút.Ông gặp bà trong thang máy, lên cùng một tầng. Đôi mắt bà đỏ hoe, đầu mũi cũng đỏ. Bàim lặng không nhìn ai, chờ mọi người ra hết rồi mới bước ra khỏi thang, đi về cửa căn hộấy. Bà bước vào nhà, bên cạnh một đôi dép đàn ông đã xếp sẵn ở cửa, giờ xếp thêm đôidép phụ nữ. Ông cứ đứng nhìn từ cửa nhà mình, vì bất ngờ quá. Ông đã chờ đợi baonhiêu lần để gặp được hàng xóm của mình, đã mường tượng ra cảnh cả gia đình họ ríu rítdắt nhau vào thang máy thế nào. Đâu ngờ một ngày gặp được hàng xóm, lại là một ngườiđàn bà bé nhỏ vừa rấm rứt khóc xong.Vì ông có cả một ngày để làm những gì mình muốn, có đến sáu ngày như thế trong tuần,nên ông không thể thôi suy nghĩ về chuyện làm thế nào gặp lại hàng xóm của mình. Vàocái tuổi ấy mà khóc hẳn phải vì lý do gì ghê gớm lắm. Dỗi chồng dỗi con hay là bị ngượcđãi. Ngoài cửa trông vào tưởng là êm ấm thế, bên ngoài nghe ngóng cũng chẳng thấy cãicọ bao giờ. Nào có ai ngờ. Ông không biết có nên báo tổ dân phố không. Thực ra ở chungcư thì tổ trưởng tổ dân phố cũng chỉ để một năm đi dạo vài vòng quanh các nhà. Hơn nữaông chưa biết cụ thể việc gì diễn ra, bỗng dưng đi báo cũng buồn cười. Chẳng nhẽ bảotrong thang máy tôi gặp bà ấy sống ở số nhà ấy mắt đỏ hoe như thế ấy, bác tổ trưởng đikiểm tra tình hình gia đình văn hóa giúp tôi? Mà thực ra từ khi về sống ở đây đến giờ ôngđã bao giờ gặp tổ trưởng tổ dân phố đâu. Lần nào có ai ấn chuông ông cũng coi nhưkhông có người ở nhà, không mở. Các loại hóa đơn nhờ trả hết ở phòng quản trị tầngmột. Không ai bước châ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: