HẠNH PHÚC – PHẢI LỰA CHỌN (Tủ sách tuổi trẻ) – Phần 1
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.46 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quyển sách Hạnh phúc - phải lựa chọn của Thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh là tuyển tập các bài viết về tâm lý giáo dục, đặc biệt dành cho quí phụ huynh và các thầy cô giáo. Lời giới thiệu - Hạnh phúc phải lựa chọn Làm công việc chuyên trách cộng tác viên chuyên viên của Tuổi Trẻ, lâu lâu tôi lại nhận được mail hoặc một cuộc điện thoại của chị Oanh: “Em ơi, ở Hội thảo X/Y/Z giáo dục, có ông tiến sĩ… đọc bài tham luận hay quá, em xem có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẠNH PHÚC – PHẢI LỰA CHỌN (Tủ sách tuổi trẻ) – Phần 1 Quyển sách Hạnh phúc - phải lựa chọn của Thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh là tuyển tập các bài viết về tâm lý giáo dục, đặc biệt dành cho quí phụ huynh và các thầy cô giáo. Lời giới thiệu - Hạnh phúc phải lựa chọn Làm công việc chuyên trách cộng tác viên chuyên viên của Tuổi Trẻ, lâu lâu tôi lại nhận được mail hoặc một cuộc điện thoại của chị Oanh: “Em ơi, ở Hội thảo X/Y/Z giáo dục, có ông tiến sĩ… đọc bài tham luận hay quá, em xem có thể khai thác cho Tuổi Trẻ được không?”. Hoặc “Chị gởi em xem bài này của… Ông viết hơi khó đọc nhưng nội dung khá hay. Nghĩa là tụi mình xới lên vấn đề triết lý giáo dục là đúng, có điều phương pháp của mình chưa đủ để thấy tính bức bách của vấn đề…” . Khi thấy đề tài chị gợi ý chưa xuất hiện, chị điện thoại nhắc. Việc đặt bài của Tuổi Trẻ cho các chuyên gia giáo dục, xã hội nếu gặp khó khăn, chị chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình. Có lần tôi buột miệng nói: “Chị lo cho Tuổi Trẻ có khi còn hơn người của Tuổi Trẻ nữa”, chị nói ngay: “Không phải chị lo cho Tuổi Trẻ đâu, mà là chị lo cho nền giáo dục của nước nhà”. Tất cả những bài viết của chị về giáo dục cho thấy một nỗi lo đau đáu, mà đâu chỉ chuyện giáo dục, còn có chuyện gia đình, chuyện giá trị sống, nhân cách sống, các vấn đề của giới trẻ… Chị không chỉ là nhà giáo dục, mà còn là nhà hoạt động xã hội, nhà quan sát, lại là người viết báo hay. Cho nên, chị có khả năng vừa nhìn thấu được những chuyện ở tầm cao, và cũng soi được ngóc ngách vấn đề đến tận cùng. Xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc quyển sách Hạnh phúc - phải lựa chọn của Thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh. Đây chỉ l à một phần trong kho bài viết đồ sộ của chị từ trước đến nay. Những tác phẩm rất đáng đọc và nghiền ngẫm. Nhà báo Thủy Cúc ( Tuổi trẻ ) Học làm người qua sinh hoạt ngoại khóa Cách đây 50 năm tôi bạo gan tự xin đi du học ở Mỹ. Không ngờ tôi được chọn không vì học lực mà vì tính tự lập. Cách ghép hai danh sách các trường cấp học bổng cho SV du học hoàn toàn hú họa: nhiều bạn tôi rơi vào các đại học nổi tiếng, có bạn được vào các trường dành cho nữ “quí tộc”. Riêng tôi rơi vào một trường nhỏ xíu nằm ở một thành phố khỉ ho cò gáy (La Crosse) ở bang Wisconsin đầy tuyết. Đầu tiên đây là một trường sư phạm nhỏ đào tạo giáo viên phổ thông. Đến năm 1949-1950, trường được mở rộng cho mọi thành phần và thêm nhiều phân khoa như khoa học tự nhiên, xã hội học, sử học, nghệ thuật... Khi tôi đến trường chỉ có vài trăm sinh viên, nhưng đến nay đây là một đại học có tiếng trong vùng, được đánh giá cao bởi các ngành giáo dục học, nghệ thuật, điều dưỡng... Tôi đến vào đầu hè để theo khóa hè nhằm rút ngắn thời gian. Ngày đầu tiên tôi gặp tiến sĩ Mary C. phụ trách SV. Sau đó tôi mới biết bà là trưởng khoa xã hội học và là một trong các giáo sư lỗi lạc nhất của tr ường. Bà làm tư vấn học tập cho tôi vì mỗi giảng viên được chỉ định theo dõi, tư vấn cho từ 5-10 SV. Bà nói với tôi: “Em được học bổng toàn phần nhưng chủ trương của nhà trường là tất cả phải làm việc để hưởng tiền túi của mình”. Chúng tôi được chỉ định làm việc bán thời gian ở thư viện, bệnh viện hay các cơ sở khác của trường. Bà đã nói về một hệ giáo dục toàn diện mà sau này tôi nghe cả trăm lần trên lớp học và nhấn mạnh trường rất quan tâm giáo dục chúng tôi qua các sinh hoạt ngoại khóa. Và tôi là người từ xa, đến từ một nước đang phát triển cần nhân tài nên phải tích cực tham gia. Nói vậy tôi nghe vậy chứ chưa hiểu lắm. Mãi về sau này tôi mới thấy các sinh hoạt ngoại khóa ở một đại học Mỹ quan trọng như thế nào. Một SV Mỹ và tôi được chỉ định về làm ở phòng bông băng tại bệnh viện. Hồi đó người ta chưa bỏ đi các băng, gạc đã sử dụng mà giặt lại rồi hấp để tiệt trùng. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm phẳng và xếp các miếng vải gạc đã giặt, cột thành gói nhỏ cho vào nồi hấp. Sau một thời gian, để được tăng lương tôi được đổi lên lầu hai phục vụ cho người bệnh ăn. Không ngờ mỗi ngày đút ăn cho 10 c ụ bà sắp chết tôi bị xuống tinh thần, ăn ngủ không được. Do đó năm sau với vốn tiếng Anh khá hơn, tôi chuyển qua thư viện. Mấy tuần lễ đầu tiên là lau bụi cả trăm quyển sách và các kệ sách (hồi đó chưa có máy hút bụi nhỏ). Bước tiếp theo là xếp lại trên kệ đúng số thứ tự các sách bạn đọc trả. Rồi phụ trách quầy cho mượn sách, làm phiếu, phân loại... Dĩ nhiên, tôi phải học đánh máy đúng qui cách. Hồi đó, ở VN đánh máy được 10 ngón cũng “le” lắm. Nhưng không ngờ nhờ đó tôi đã thành lập hàng chục thư viện lớn nhỏ trong quá trình hoạt động của tôi sau này. Giờ đây thư viện đã được vi tính hóa, sách thường được phân loại sẵn. Nhưng công việc này đã để lại cho tôi cái thú vui với sách, kỹ năng đọc và tổng hợp nhanh, điều mà chỉ học ở lớp không thể nào có được. Vào năm học, bà Mary khuyên thế nào cũng phải học các môn tự chọn: “Em nên học các môn như thủ công mỹ nghệ, âm nhạc và tổ chức đời sống gia đình cho vui và để mở mang” (giáo dục toàn diện mà!). Tôi vào ban hợp xướng của trường và để chuẩn bị đê ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẠNH PHÚC – PHẢI LỰA CHỌN (Tủ sách tuổi trẻ) – Phần 1 Quyển sách Hạnh phúc - phải lựa chọn của Thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh là tuyển tập các bài viết về tâm lý giáo dục, đặc biệt dành cho quí phụ huynh và các thầy cô giáo. Lời giới thiệu - Hạnh phúc phải lựa chọn Làm công việc chuyên trách cộng tác viên chuyên viên của Tuổi Trẻ, lâu lâu tôi lại nhận được mail hoặc một cuộc điện thoại của chị Oanh: “Em ơi, ở Hội thảo X/Y/Z giáo dục, có ông tiến sĩ… đọc bài tham luận hay quá, em xem có thể khai thác cho Tuổi Trẻ được không?”. Hoặc “Chị gởi em xem bài này của… Ông viết hơi khó đọc nhưng nội dung khá hay. Nghĩa là tụi mình xới lên vấn đề triết lý giáo dục là đúng, có điều phương pháp của mình chưa đủ để thấy tính bức bách của vấn đề…” . Khi thấy đề tài chị gợi ý chưa xuất hiện, chị điện thoại nhắc. Việc đặt bài của Tuổi Trẻ cho các chuyên gia giáo dục, xã hội nếu gặp khó khăn, chị chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình. Có lần tôi buột miệng nói: “Chị lo cho Tuổi Trẻ có khi còn hơn người của Tuổi Trẻ nữa”, chị nói ngay: “Không phải chị lo cho Tuổi Trẻ đâu, mà là chị lo cho nền giáo dục của nước nhà”. Tất cả những bài viết của chị về giáo dục cho thấy một nỗi lo đau đáu, mà đâu chỉ chuyện giáo dục, còn có chuyện gia đình, chuyện giá trị sống, nhân cách sống, các vấn đề của giới trẻ… Chị không chỉ là nhà giáo dục, mà còn là nhà hoạt động xã hội, nhà quan sát, lại là người viết báo hay. Cho nên, chị có khả năng vừa nhìn thấu được những chuyện ở tầm cao, và cũng soi được ngóc ngách vấn đề đến tận cùng. Xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc quyển sách Hạnh phúc - phải lựa chọn của Thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh. Đây chỉ l à một phần trong kho bài viết đồ sộ của chị từ trước đến nay. Những tác phẩm rất đáng đọc và nghiền ngẫm. Nhà báo Thủy Cúc ( Tuổi trẻ ) Học làm người qua sinh hoạt ngoại khóa Cách đây 50 năm tôi bạo gan tự xin đi du học ở Mỹ. Không ngờ tôi được chọn không vì học lực mà vì tính tự lập. Cách ghép hai danh sách các trường cấp học bổng cho SV du học hoàn toàn hú họa: nhiều bạn tôi rơi vào các đại học nổi tiếng, có bạn được vào các trường dành cho nữ “quí tộc”. Riêng tôi rơi vào một trường nhỏ xíu nằm ở một thành phố khỉ ho cò gáy (La Crosse) ở bang Wisconsin đầy tuyết. Đầu tiên đây là một trường sư phạm nhỏ đào tạo giáo viên phổ thông. Đến năm 1949-1950, trường được mở rộng cho mọi thành phần và thêm nhiều phân khoa như khoa học tự nhiên, xã hội học, sử học, nghệ thuật... Khi tôi đến trường chỉ có vài trăm sinh viên, nhưng đến nay đây là một đại học có tiếng trong vùng, được đánh giá cao bởi các ngành giáo dục học, nghệ thuật, điều dưỡng... Tôi đến vào đầu hè để theo khóa hè nhằm rút ngắn thời gian. Ngày đầu tiên tôi gặp tiến sĩ Mary C. phụ trách SV. Sau đó tôi mới biết bà là trưởng khoa xã hội học và là một trong các giáo sư lỗi lạc nhất của tr ường. Bà làm tư vấn học tập cho tôi vì mỗi giảng viên được chỉ định theo dõi, tư vấn cho từ 5-10 SV. Bà nói với tôi: “Em được học bổng toàn phần nhưng chủ trương của nhà trường là tất cả phải làm việc để hưởng tiền túi của mình”. Chúng tôi được chỉ định làm việc bán thời gian ở thư viện, bệnh viện hay các cơ sở khác của trường. Bà đã nói về một hệ giáo dục toàn diện mà sau này tôi nghe cả trăm lần trên lớp học và nhấn mạnh trường rất quan tâm giáo dục chúng tôi qua các sinh hoạt ngoại khóa. Và tôi là người từ xa, đến từ một nước đang phát triển cần nhân tài nên phải tích cực tham gia. Nói vậy tôi nghe vậy chứ chưa hiểu lắm. Mãi về sau này tôi mới thấy các sinh hoạt ngoại khóa ở một đại học Mỹ quan trọng như thế nào. Một SV Mỹ và tôi được chỉ định về làm ở phòng bông băng tại bệnh viện. Hồi đó người ta chưa bỏ đi các băng, gạc đã sử dụng mà giặt lại rồi hấp để tiệt trùng. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm phẳng và xếp các miếng vải gạc đã giặt, cột thành gói nhỏ cho vào nồi hấp. Sau một thời gian, để được tăng lương tôi được đổi lên lầu hai phục vụ cho người bệnh ăn. Không ngờ mỗi ngày đút ăn cho 10 c ụ bà sắp chết tôi bị xuống tinh thần, ăn ngủ không được. Do đó năm sau với vốn tiếng Anh khá hơn, tôi chuyển qua thư viện. Mấy tuần lễ đầu tiên là lau bụi cả trăm quyển sách và các kệ sách (hồi đó chưa có máy hút bụi nhỏ). Bước tiếp theo là xếp lại trên kệ đúng số thứ tự các sách bạn đọc trả. Rồi phụ trách quầy cho mượn sách, làm phiếu, phân loại... Dĩ nhiên, tôi phải học đánh máy đúng qui cách. Hồi đó, ở VN đánh máy được 10 ngón cũng “le” lắm. Nhưng không ngờ nhờ đó tôi đã thành lập hàng chục thư viện lớn nhỏ trong quá trình hoạt động của tôi sau này. Giờ đây thư viện đã được vi tính hóa, sách thường được phân loại sẵn. Nhưng công việc này đã để lại cho tôi cái thú vui với sách, kỹ năng đọc và tổng hợp nhanh, điều mà chỉ học ở lớp không thể nào có được. Vào năm học, bà Mary khuyên thế nào cũng phải học các môn tự chọn: “Em nên học các môn như thủ công mỹ nghệ, âm nhạc và tổ chức đời sống gia đình cho vui và để mở mang” (giáo dục toàn diện mà!). Tôi vào ban hợp xướng của trường và để chuẩn bị đê ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hạnh phúc phải lựa chọn tủ sách tuổi trẻ học làm người kỹ năng sống tâm lý trẻ thơGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 290 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 246 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 175 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 165 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 160 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 146 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 112 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 110 0 0 -
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 105 0 0 -
5 trang 104 1 0