Danh mục

Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu tối thượng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.33 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu tối thượng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" khái quát về cơ sở khoa học hình thành quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của nhân dân; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu tối thượng là hạnh phúc của nhân dân;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu tối thượng của chủ nghĩa xã hội ở Việt NamTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ MỤC TIÊU TỐI THƯỢNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Phan Viết Thịnh, Lương Hữu Bắc Trường Đại học Nguyễn Huệ Tác giả liên hệ: Phan Viết Thịnh, email: fanthinh84@gmail.com Tóm tắt: Xây dựng một xã hội có thể đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho tất cả mọi người luôn là ước mơ cháy bỏng mà nhân loại hằng theo đuổi. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu thực tiễn xây dựng xã hội trên thế giới, Đảng ta đã khẳng định xây dựng xã hội hạnh phúc là mục tiêu tối thượng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, sẽ tạo ra mọi điều kiện để con người được thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Quan điểm đó đã cụ thể hóa hơn, hiện thực hóa hơn bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang xây dựng: tất cả vì hạnh phúc của con người. Từ khóa: Chủ nghĩa xã hội; chế độ; hạnh phúc; tự do; quan điểm.1. CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMVỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN Quan điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của Nhân dân là thànhquả phát triển sáng tạo lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng chủ nghĩaxã hội, trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàthực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Một là, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩacộng sản vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là đem lại cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người.Hạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc là quyền thiêng liêng, vốn có của con người, mưucầu hạnh phúc trở thành khát khao cháy bỏng chưa bao giờ nguội tắt trong trái timnhân loại, nhất là khi xã hội xuất hiện tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Quan điểmxây dựng xã hội hạnh phúc thể hiện rõ nhất ở lý tưởng về xây dựng thành công mộtxã hội, trong đó con người được sống trong tự do, bình đẳng, có điều kiện thỏa mãnmọi nhu cầu chân chính của cuộc sống. Tuy nhiên, do lập trường giai cấp khác nhaumà người ta quan niệm về hạnh phúc và con đường mưu cầu hạnh phúc cũng khác 490KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”nhau. Đối với các nhà duy tâm tôn giáo, cuộc sống của con người là khổ đau, conngười chỉ đạt được hạnh phúc ở thế giới bên kia. Đối với các nhà chủ nghĩa xã hộikhông tưởng, tuy bước đầu đã tìm ra căn nguyên của những bất công, bất bình đẳngtrong xã hội đương thời là chế độ tư hữu, nhưng lại chưa thể chỉ ra lực lượng, cũngnhư con đường, biện pháp cụ thể để xóa bỏ chế độ áp bức, bất công đó. Vì vậy, đốivới họ việc xây dựng một xã hội hạnh phúc cũng chỉ mới dừng lại ở ước mơ, nguyệnvọng mà thôi. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, lý tưởng về xây dựng xã hộihạnh phúc mới thực sự trở nên khoa học, cách mạng và hoàn bị. Với quan điểm duy vật lịch sử, các nhà kinh điển Mác - Lênin cho rằng: Hạnh phúcvà mưu cầu hạnh phúc là thuộc tính tự nhiên của con người. C.Mác đã viết: “Lòng mongmuốn hạnh phúc là bẩm sinh ở con người, do đó (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2004b, 422).C.Mác và Ph.Ăngghen còn khẳng định hạnh phúc của cá nhân con người luôn gắnliền với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định: “Nếu như con người chỉ chăm lo đếnbản thân mình thì lòng mong muốn hạnh phúc của họ chỉ được thỏa mãn trongnhững trường hợp rất hạn hữu và hoàn toàn không có lợi cho họ hay cho ngườikhác. Con người cần phải giao lưu với thế giới bên ngoài, phải có những phươngtiện để thỏa mãn yêu cầu của mình: nghĩa là cần phải có thức ăn, một người thuộcgiới tính khác mình, sách vở, giải trí, tranh luận, hoạt động, vật dụng và đối tượnglao động” ( C.Mác và Ph.Ăngghen, 2004b, 423). Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin đãkhẳng định giữa hạnh phúc của cá nhân với xã hội có mối quan hệ biện chứng chặtchẽ với nhau, hạnh phúc của xã hội được hình thành trên cơ sở của từng cá nhân,và những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội sẽ quyết định đến hạnh phúc của cánhân con người. Với quan điểm khách quan và khoa học đó, các nhà kinh điển Mác– Lênin đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của mọi áp bức, bất công trong xã hội tư bảnchủ nghĩa đó là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.C.Mác đã viết: “… sản xuất tư bản chủ nghĩa chú ý làm sao cho tuyệt đại đa sốngười có quyền bình đẳng chỉ có được chút ít cái tối cần thiết cho cuộc sống. Nhưthế, nó cũng chẳng tôn trọng quyền bình đẳng về lòng mong muốn hạnh phúc củađa số, không hơn gì chế độ chiếm hữu nô lệ hay chế độ nông nô” ( C.Mác vàPh.Ăngghen, 2004b, 421). Trong xã hội tư bản chủ nghĩa lực lượng đông đảo của xãhội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: