Danh mục

Hành vi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 514.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích hành vi giao tiếp, ứng xử của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải trên mạng xã hội, thông qua các nội dung sinh viên quan tâm, hoạt động đăng tải, chia sẻ thông tin, bình luận, trạng thái cảm xúc của sinh viên trên mạng xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tảiHội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Nguyễn Ngọc Hà1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: ngochagtvt@utc.edu.vnTóm tắt. Bài viết phân tích hành vi giao tiếp, ứng xử của sinh viên trường Đại học Giaothông vận tải trên mạng xã hội, thông qua các nội dung sinh viên quan tâm, hoạt độngđăng tải, chia sẻ thông tin, bình luận, trạng thái cảm xúc của sinh viên trên mạng xã hội.Để nghiên cứu hành vi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại họcGiao thông vận tải, tác giả đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến hơn 1600 sinh viên trườngbằng công cụ Google forms, đồng thời tiến hành khảo sát thực tế các tài khoản mạng xãhội của nhiều sinh viên trong trường. Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một số sinh viênđại diện của các ngành học, khóa học. Kết quả số liệu thu được là khách quan và trungthực.Từ khóa: Mạng xã hội, giao tiếp, ứng xử, sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lịch sử hình thành, phát triển của con người, giao tiếp, ứng xử là một hànhvi và nhu cầu cơ bản, không thể thiếu. Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa conngười với con người. Trong quá trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin,cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Ứng xử là cách thức con người lựachọn để đối xử với nhau trong giao tiếp sao cho phù hợp và hiệu quả; là phản ứng củacon người khi nhận được cách đối xử của người khác, trong những tình huống cụ thể.Theo sự phát triển của xã hội, các hình thức và phương tiện giao tiếp, ứng xử giữa ngườivới người cũng được mở rộng, phát triển. Ngoài những hình thức giao tiếp, ứng xử cơbản như: nói chuyện trực tiếp, kết nối qua điện thoại…Cho đến nay các hình thức giaotiếp giữa con người với nhau qua Internet đã phát triển vô cùng phong phú, trong đóphải kể đến hình thức giao tiếp, ứng xử trên các trang mạng xã hội. Mạng xã hội (Social network sites) là một khái niệm mới được hình thành trongthập niên cuối thế kỉ XX. Mạng xã hội (MXH) xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sựra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học. Sau đó SixDegrees ra đờivào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Cho đến nay cùng vớisự phát triển của Internet, các MXH cũng không ngừng lớn mạnh, nó đã trở thành nhucầu tất yếu của hàng tỷ người trên trái đất. Hiện nay, một số MXH lớn và có số lượngngười dùng nhiều nhất như: Facebook, Youtube, Twitter, Instagram…-500-Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Ưu điểm nổi bật của MXH là có tính kết nối cộng đồng rộng lớn, thỏa mãn nhucầu giao tiếp của con người. MXH là không gian ảo, nơi có thể kết bạn, giao lưu rộngrãi giúp gắn kết nhiều người cùng chung sở thích, quan điểm, trên phạm vi rộng lớn,không chỉ giới hạn trong 1 quốc gia, mà còn kết nối nhiều quốc gia trên thế giới. Điểmnổi trội của MXH chính là có tính tương tác cao, nên dễ dàng kết nối với bạn bè, ngườithân, thậm chí những người chưa quen biết mà không cần phải gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếphoặc liên lạc qua điện thoại. Mọi người khi giao tiếp với nhau bằng các MXH có thể nóichuyện ở bất cứ nơi đâu, bao lâu tùy thích, điều này tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính vì vậy, MXH ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong giao tiếp,ứng xử của rất nhiều người trên thế giới. Sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải(SV trường ĐHGTVT) cũng không nằm ngoài xu thế đó. Vậy SV trường ĐHGTVT sửdụng những MXH chủ yếu nào? Hành vi giao tiếp, ứng xử trên MXH ra sao? Đó làmục tiêu của bài viết cần làm rõ.2. NỘI DUNG CHÍNH2.1. Các mạng xã hội sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thường sử dụng Có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internetnhanh, kéo theo đó là sự sử dụng phổ biến các trang MXH. Theo thống kê của ViệnChiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến giữa năm2018 Việt Nam có khoảng 360 MXH của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấpgiấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 55 triệu người sử dụng MXH, chiếm khoảng57% dân số và chủ yếu tập trung sử dụng các MXH lớn như Facebook, YouTube,Zalo…[7]. Trong xu thế đó cũng như giới trẻ nói chung, việc SV trường ĐHGTVT sửdụng MXH là một nhu cầu tất yếu khách quan. Vậy SV trường ĐHGTVT sử dụngnhững MXH phổ biến nào? Biểu đồ 1. Các MXH SV trường ĐHGTVT thường sử dụng Qua biểu đồ trên ta thấy, MXH được SV trường ĐHGVT sử dụng nhiều nhất làFacebook với tỷ lệ là 97,6%, tiếp đến là Youtube 79%, Zalo 54,5% ...

Tài liệu được xem nhiều: