Danh mục

Hành vi sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Định hướng phát triển bền vững

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 933.35 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn TP. Hà Nội. Các nhóm giải pháp về: thay đổi nhận thức của người sản xuất nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở đảm bảo ưu tiên so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Định hướng phát triển bền vững HÀNH VI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Phạm Văn Tuấn TS. Nguyễn Thị Ph ng Linh NCS. Nguyễn Thị Mai SV. Nguyễn Nhật Huy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Trong những năm gần đây, sức khỏe, biến đổi môi trường và khí hậu đối với sản xuất nôngnghiệp hữu cơ đang trở thành chủ đề được xã hội quan tâm. Người tiêu dùng chuyển dần sang sửdụng thực phẩm an toàn đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm thực phẩm hữu cơ(Murphy, 2006; Schifferstein và Oude Ophuis, 1998). Sản xuất thực phẩm hữu cơ toàn cầu cũngcho thấy sự tăng trưởng đáng kể, do đó, thị trường toàn cầu cho các sản phẩm hữu cơ đã tăngtrưởng đều đặn không chỉ ở châu Âu và Bắc Mỹ mà ở các nước châu Á cũng vậy (Baker, 2004;Gifford và Bernard, 2005; Setboonsarng và cộng sự, 2006). Vì vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơngày càng phát triển là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loàingười, đây được coi là định hướng phát triển bền vững của mỗi vùng, địa phương và quốc gia. Với cách tiếp cận như vậy, nội dung nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và cơ sởkhoa học để sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ được làm rõ trong bài viết của nhóm tác giả. Đồngthời, bài viết tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và thực trạng sản xuất nôngnghiệp hữu cơ trên địa bàn TP. Hà Nội. Các nhóm giải pháp về: (i) thay đổi nhận thức của ngườisản xuất nông nghiệp hữu cơ; (ii) khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở đảm bảo ưutiên so với sản xuất nông nghiệp thông thường; (iii) quy hoạch vùng, chính sách quản lý đất đai, hệthống tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (iv) nghiên cứu và đào tạo về sản xuấtnông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt bài viết cũng khuyến nghị theo hướng đề án khi tổ chức thực hiện chocác Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môitrường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương cũng như Hội Nông dân nhằm thúc đẩy hoạtđộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Từ khóa: hành vi, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất nông nghiệp thâm canh đã tạo ra một khốilượng lương thực thực phẩm rất lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của hơn 7,5 tỷ người trênhành tinh này. Lợi thế năng suất cao của nông nghiệp thâm canh đã và đang đưa phương thức nàyphát triển lên đến đỉnh cao của nó. Trong đó, sự đóng góp của khoa học công nghệ được ghi nhậnnhư là yếu tố quyết định cho nông nghiệp thâm canh tồn tại và phát triển. Thế nhưng, việc sử dụngnhiều loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp thâm canh (Pimentel vàcộng sự, 2005; Carvalho, 2006), dẫn đến vô số thách thức như suy giảm sức khỏe con người, đặcbiệt là sinh sản và hệ thống thần kinh trung ương (Von Duszeln, 1991; Singh, 2000; Bretveld vàcộng sự, 2006). Sự phụ thuộc của nông nghiệp thâm canh về phân bón hóa học tổng hợp và thuốc 355trừ sâu đã nổi lên như một yếu tố chính, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường(Pimentel và cộng sự, 2005). Hơn nữa, trước đây, các nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc sử dụng quámức các hóa chất đã làm suy giảm sức khỏe của đất và xấu đi điều kiện môi trường (Taylor và cộngsự, 2003; Arias-Estévez và cộng sự, 2008; Fenner và cộng sự, 2013). Chính vì vậy, canh tác hữu cơ đã xuất hiện và được coi là hệ thống nông nghiệp thân thiện vớimôi trường khi tránh sử dụng hóa chất tổng hợp và phân bón (Venkataraman vàShanmugasundaram, 1992; Roitner Schobesberger và cộng sự, 2008; Mahdi và cộng sự, 2010;Suthar, 2010). Canh tác hữu cơ gắn chặt với hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững về môitrường, kinh tế và xã hội (Padel, 2001). Canh tác hữu cơ còn giúp giảm thiệt hại chung cho môitrường (Pimentel và cộng sự, 2005; Carvalho, 2006) và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Nông nghiệp hữu cơ ra đời và càng ngày càng phát triển vì: thứ nhất, giải quyết được mâuthuẫn giữa sản xuất nông nghiệp thâm canh và vấn đề môi trường, vì nông nghiệp hữu cơ đã làmtăng việc sử dụng nguồn giống cây con tự nhiên, làm tăng tính đa dạng của xuất nông nghiệp, làmgiảm ô nhiễm đất, nước và sản phẩm nông nghiệp do không sử dụng phân vô cơ dễ tan, thuốc bảovệ thực vật cho cây trồng, thức ăn chứa nhiều chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi...; thứ hai,nông nghiệp hữu cơ đảm bảo, duy trì và gia tăng độ mà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: