Hạt dẻ ấm nồng trong những ngày đông
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 258.47 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Gió mùa đông bắc lại tràn về khiến những con phố dường như thêm dài hơn, xao xác hơn. Hà Nội về đêm đẹp lạ lùng với một vẻ trầm lắng, dịu dàng. Và thoang thoảng đâu đây trong gió mùi hạt dẻ thơm nồng, kéo ta về với bao kỉ niệm dịu ngọt, êm đềm…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạt dẻ ấm nồng trong những ngày đôngHạt dẻ ấm nồng trong những ngày đôngGió mùa đông bắc lại tràn về khiến những con phố dường như thêm dàihơn, xao xác hơn. Hà Nội về đêm đẹp lạ lùng với một vẻ trầm lắng, dịudàng. Và thoang thoảng đâu đây trong gió mùi hạt dẻ thơm nồng, kéota về với bao kỉ niệm dịu ngọt, êm đềm…Ảnh: vietnambrandingĐi bộ tà tà trên những con phố Hà Nội như Nguyễn Hữu Huân, Hàng Bạc,Hàng Bè, Hàng Điếu, Tô Tịch… ta dễ dàng bắt gặp trên hè phố những đốmlửa nhỏ tỏa ra từ những bếp than đỏ rừng rực và tấm biển “hạt dẻ rang kínhmời”. Trước đây hạt dẻ chỉ dành cho nhà nghèo, là thứ quà dân dã, rẻ tiền naná với tên gọi của nó. Nay thời thế thay đổi, người ta tìm về với những cáibình dị như để mọi cảm xúc lắng lại.Ảnh: blog.360.yahooHạt dẻ ngon là những hạt to tròn, được lấy từ quả dẻ thu hái đúng độ chín.Có cả loại hạt dẻ to lẫn hạt nhỏ nhưng ngon nhất vẫn là hạt dẻ Trùng Khánh– Cao Bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh to, có vỏ lụa rất mỏng, có thể bóc được,hạt màu vàng đượm, bùi và thơm ngậy. Người ta có thể ninh hạt dẻ với chângiò như một món hầm, có thể xay bột hạt dẻ làm nhân bánh, có thể hấp hạtdẻ… nhưng hạt dẻ chỉ ngon nhất, đúng vị nhất khi rang lên. Trước khi ranghạt dẻ được luộc thật kĩ, nhiều người cẩn thận còn khía sẵn hình dấu nhân ởphần nhọn của hạt cho dễ bóc khi chín, hơn nữa khi luộc xong hạt dẻ nở ratrông rất đẹp. Kỹ thuật rang hạt dẻ bây giờ cũng chẳng khác so với ngày xưalà mấy, cần nhất là người rang phải tinh, sao cho hạt dẻ chín vừa mà khôngbị cháy quá. Sau khi luộc chín, đem hạt dẻ rang lại một lượt đến khi dậy mùithơm là được. Khi rang, hạt dẻ được để nguyên lớp vỏ và được rang cùngvới cát. Cát nóng - nóng tới độ nào mới cho hạt dẻ vào để rang là cả một bíquyết nhà nghề mà không người bán hạt dẻ rang nào tiết lộ. Chảo to, sâulòng, bếp than hồng rực, ánh lửa lấp lánh soi rõ khuôn mặt người, tay ngườibán hàng vẫn không ngừng đáo qua đảo lại vô vàn những vòng tròn.Ảnh: chotnhoMua một ít hạt dẻ, chưa ăn vội, bỏ vào túi để dành, mỗi khi xỏ tay vào túi áokhoác thấy lạo xạo âm thanh của hạt dẻ, đưa tay lên áp vào má thấy ấm nóngthật dễ chịu. Sáng hôm sau, cho tay vào túi áo vẫn thấy thơm mùi hạt dẻ. Ănhạt dẻ phải nhẩn nha, không thể cho một vốc hạt vào miệng như ăn ngô, haycắn một miếng thật to như ăn khoai mà phải ăn từng hạt một như thể sợ nónhanh hết. Cắn “tách” một cái, bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, cho phần thịt củahạt vào miệng. Những hạt dẻ màu vàng nâu, thơm nồng, ăn bùi ngậy từa tựanhư hương vị của củ ấu – món quà ngày bé mà ta vẫn ngóng mẹ mua chomỗi khi đi chợ về.Ảnh: timnhanhHạt dẻ với nhiều người còn là những kỉ niệm ngọt ngào mà mãi mãi khôngthể nào quên. Buổi tối, những đôi trai gái sóng bước cùng nhau đi bộ dướihàng sấu già hít thở cái lành lạnh của mùa đông, vùi tay trong túi áo ấm sựcnhững hạt dẻ rang, bỗng thấy lòng ấm áp lạ thường. Đôi bạn trẻ đạp xethong dong trên những con phố nhỏ, tấp xe vào lề đường mua vội một vàilạng hạt dẻ, vừa đạp xe vừa tận hưởng hương vị bùi bùi, ngọt ngọt của hạt dẻhòa quyện cùng hương vị tình yêu ngọt ngào khó quên. Vài ba người bạnthân cùng nhau đi dạo, thêm một ít hạt dẻ sẽ làm cho câu chuyện thêm phầnrôm rả. Có những thứ rất bình dị, nhỏ bé nhưng lại chứa đựng biết bao tìnhcảm thân thương bởi nó gắn liền với những kỉ niệm mà ta không thể nàoquên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạt dẻ ấm nồng trong những ngày đôngHạt dẻ ấm nồng trong những ngày đôngGió mùa đông bắc lại tràn về khiến những con phố dường như thêm dàihơn, xao xác hơn. Hà Nội về đêm đẹp lạ lùng với một vẻ trầm lắng, dịudàng. Và thoang thoảng đâu đây trong gió mùi hạt dẻ thơm nồng, kéota về với bao kỉ niệm dịu ngọt, êm đềm…Ảnh: vietnambrandingĐi bộ tà tà trên những con phố Hà Nội như Nguyễn Hữu Huân, Hàng Bạc,Hàng Bè, Hàng Điếu, Tô Tịch… ta dễ dàng bắt gặp trên hè phố những đốmlửa nhỏ tỏa ra từ những bếp than đỏ rừng rực và tấm biển “hạt dẻ rang kínhmời”. Trước đây hạt dẻ chỉ dành cho nhà nghèo, là thứ quà dân dã, rẻ tiền naná với tên gọi của nó. Nay thời thế thay đổi, người ta tìm về với những cáibình dị như để mọi cảm xúc lắng lại.Ảnh: blog.360.yahooHạt dẻ ngon là những hạt to tròn, được lấy từ quả dẻ thu hái đúng độ chín.Có cả loại hạt dẻ to lẫn hạt nhỏ nhưng ngon nhất vẫn là hạt dẻ Trùng Khánh– Cao Bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh to, có vỏ lụa rất mỏng, có thể bóc được,hạt màu vàng đượm, bùi và thơm ngậy. Người ta có thể ninh hạt dẻ với chângiò như một món hầm, có thể xay bột hạt dẻ làm nhân bánh, có thể hấp hạtdẻ… nhưng hạt dẻ chỉ ngon nhất, đúng vị nhất khi rang lên. Trước khi ranghạt dẻ được luộc thật kĩ, nhiều người cẩn thận còn khía sẵn hình dấu nhân ởphần nhọn của hạt cho dễ bóc khi chín, hơn nữa khi luộc xong hạt dẻ nở ratrông rất đẹp. Kỹ thuật rang hạt dẻ bây giờ cũng chẳng khác so với ngày xưalà mấy, cần nhất là người rang phải tinh, sao cho hạt dẻ chín vừa mà khôngbị cháy quá. Sau khi luộc chín, đem hạt dẻ rang lại một lượt đến khi dậy mùithơm là được. Khi rang, hạt dẻ được để nguyên lớp vỏ và được rang cùngvới cát. Cát nóng - nóng tới độ nào mới cho hạt dẻ vào để rang là cả một bíquyết nhà nghề mà không người bán hạt dẻ rang nào tiết lộ. Chảo to, sâulòng, bếp than hồng rực, ánh lửa lấp lánh soi rõ khuôn mặt người, tay ngườibán hàng vẫn không ngừng đáo qua đảo lại vô vàn những vòng tròn.Ảnh: chotnhoMua một ít hạt dẻ, chưa ăn vội, bỏ vào túi để dành, mỗi khi xỏ tay vào túi áokhoác thấy lạo xạo âm thanh của hạt dẻ, đưa tay lên áp vào má thấy ấm nóngthật dễ chịu. Sáng hôm sau, cho tay vào túi áo vẫn thấy thơm mùi hạt dẻ. Ănhạt dẻ phải nhẩn nha, không thể cho một vốc hạt vào miệng như ăn ngô, haycắn một miếng thật to như ăn khoai mà phải ăn từng hạt một như thể sợ nónhanh hết. Cắn “tách” một cái, bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, cho phần thịt củahạt vào miệng. Những hạt dẻ màu vàng nâu, thơm nồng, ăn bùi ngậy từa tựanhư hương vị của củ ấu – món quà ngày bé mà ta vẫn ngóng mẹ mua chomỗi khi đi chợ về.Ảnh: timnhanhHạt dẻ với nhiều người còn là những kỉ niệm ngọt ngào mà mãi mãi khôngthể nào quên. Buổi tối, những đôi trai gái sóng bước cùng nhau đi bộ dướihàng sấu già hít thở cái lành lạnh của mùa đông, vùi tay trong túi áo ấm sựcnhững hạt dẻ rang, bỗng thấy lòng ấm áp lạ thường. Đôi bạn trẻ đạp xethong dong trên những con phố nhỏ, tấp xe vào lề đường mua vội một vàilạng hạt dẻ, vừa đạp xe vừa tận hưởng hương vị bùi bùi, ngọt ngọt của hạt dẻhòa quyện cùng hương vị tình yêu ngọt ngào khó quên. Vài ba người bạnthân cùng nhau đi dạo, thêm một ít hạt dẻ sẽ làm cho câu chuyện thêm phầnrôm rả. Có những thứ rất bình dị, nhỏ bé nhưng lại chứa đựng biết bao tìnhcảm thân thương bởi nó gắn liền với những kỉ niệm mà ta không thể nàoquên.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật ẩm thực văn hoá ẩm thực văn hoá ẩm thực Việt Nam văn hoá ẩm thực đặc trưng văn hoá ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 245 5 0 -
69 trang 225 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 190 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 177 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 143 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 141 6 0 -
Tìm hiểu về quà Hà Nội (Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa ẩm thực): Phần 1
99 trang 130 2 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 90 0 0