Danh mục

HẬU PHÁC (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính vị:+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh). + Vị cay, ôn, tính đại nhiệt (Bản Thảo Kinh Sơ).+ Vị rất nóng, không độc (Biệt Lục). + Vị đắng, cay, tính ấm (Trung Dược Học).+ Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).Quy kinh:+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Trung Dược Đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẬU PHÁC (Kỳ 3) HẬU PHÁC (Kỳ 3) Tính vị:+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).+ Vị cay, ôn, tính đại nhiệt (Bản Thảo Kinh Sơ).+ Vị rất nóng, không độc (Biệt Lục).+ Vị đắng, cay, tính ấm (Trung Dược Học).+ Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy kinh: + Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường, túc Dươngminh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo KinhGiải). + Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào 3 kinh Tỳ Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung DượcThủ Sách Tham khảo: + Tất cả các chứng ẩm thực, đình tích, khí thủng, bạo trướng cùng lãnhkhí, nghịch khí, lãnh khí tích tụ lâu ngày, nhập vào bụng, ruột sôi kêu, đàm ẩm,nôn ra đờm rãi, Vị lạnh, nôn mửa, bụng đau, têu chảy. Người Tỳ Vị thực màcảm phong hàn, người khí thực mà uống lầm Sâm, Kỳ gây nên suyễn trướng,thì Hậu phác là thuốc cần dùng. Thuốc tính chuyên tiêu đạo, tản mà không thu, không có tác dụng bổ ích (Bản Thảo Kinh Sơ). + Cùng dùng với Chỉ thực, Đại hoàng thì có tác dụng tả thực mãn, chonên bài ‘Đại Sài Hồ Thang’ có Hậu phác. Dùng với Thương truật, Trần bì thìcó tác dụng trừ thấp mãn, vì vậy, trong bài ‘Bình Vị Tán’ có Hậu phác cùngdùng với Nhân sâm, Bạch truật trị hư mãn. Cùng dùng với Bán hạ, Đởm tinhcó tác dụng táo thấp, thanh đàm. Cùng dùng với Bạch truật, Cam thảo có tácdụng hòa trung, kiện vị. Dùng với Chỉ xác, La bạc tử có tác dụng hạ khí, thôngtrường. Dùng với Tía tô, Tiền hồ có tác dụng phát tán phong hàn. Cùng dùngvới Sơn tra, Chỉ thực có tác dụng sơ khí, tiêu thực. Cùng với Ngô thù, Nhụcquế có tác dụng hành thấp, táo âm. Đối với chứng thực, thuốc có tác dụng lýkhí, hành khí. Nhưng chứng khí thịnh, thuốc dùng không phảí là không xemxét, mà đối với chứng hư nên ít dùng (Bản Thảo Hối Ngôn). + Hậu phác trị khí lạnh tích tụ lâu ngày, bụng sôi dạng hư, thức ăn cũkhông tiêu, làm tan nước đình đọng, phá huyết ứ, tiêu cơm nước, trị nôn ranước chua, làm ấm vị khí, trị đau do hàn, trị người bệnh hư yếu mà nước tiểutrắng (Dược Tính Bản Thảo). + Hậu phác có tác dụng kiện tỳ, trị ăn vào nôn ra, chứng hoắc loạn,chuột rút, khí lạnh nóng, tả bàng quang và tất cả bệnh khí ở ngũ tạng, bệnh thaitiền sản hậu của đàn bà, vùng bụng không yên, diệt trùng giun trong ruột, làmsáng mắt, thính tai, điều hòa các khớp (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo). + Hậu phác vị đắng, tính ấm, thể chất nặng mà giáng xuống, là thuốccủa Tỳ Vị. Ôn trung, hạ khí là công năng gốc của nó, kiện tỳ, tiêu đầy trướng,tiêu đờm, cầm nôn mửa, tiêu thực, giảm đau, bồi thành ruột, lợi tiểu, đều do tácdụng ôn trung vậy, lại có khả năng tả thực ở Vị, do đó đạt hiệu quả trong khidùng trong bài ‘Bình Vị Tán’, chứng đầy do hàn rất cần thiết, là theo ý làm tankhối kết của nó vậy. Nhưng vì hành khí quá mạnh, nên chứng hư không nêndùng quá nhiều (Bản Thảo Đồ Giải). + Hậu phác vị đắng, khí ấm. Ông Chân Quyền cho rằng Hặu phác vịđắng, tính cay và rất nóng, phải nói là thuốc có vị cay, nóng, đắng, ấm. Vì caynóng thái quá thì tính nó phải có độc, lấy cái được nhờ dương khí mà sửa chữalại, nên không có độc. Cả khí lẫn vị đều nồng nặc là phần âm giáng trongdương, vào kinh Túc thái âm, kinh thủ túc dương minh, nó chủ trị chứngthương hàn trúng phong, đau đầu, nóng lạnh, cơ tê dại do khí huyết, do ngoạità phong hàn làm tổn thương ở phần dương thì thành chứng đau đầu, nónglạnh. Phong, hàn, thấp, vào phần tấu lý thì khí huyết ngưng trệ mà thành chứngtý, nặng thì cơ nhục tê dại. Thuốc này vị cay nên tán được khối kết, vị đắngnên táo được thắp, tính ấm nên đuổi được phong hàn, trị được các chứng trên.Sách ‘Biệt Lục’ ghi rằng Hậu phác chủ về ôn trung, tiêu đờm, hạ khí, trị hoắcloạn và bụng đau, bụng đầy, trong Vị bị hàn, nôn mửa không cầm, chứng tiêuchảy, kiết lỵ, tâm phiền, bứt rứt, do trường vị khí nghịch ủng trệ và đàm ẩm lưukết, ăn uống thức ăn sống lạnh gây nên. Được Hậu phác thì hạ tiết khai thông,ôn ấm tạng Thận, các chứng không cần hết mà lại hết, còn như các chứng tiểugắt, tuy thuộc bệnh ở hạ tiêu, nhưng thường bởi vì có thấp nhiệt hạ chú, cácloạí giun cũng do trường vị có thắp nhiệt gây nên. Vị đắng có khả năng táothấp, sát trùng, vì vậy, Hậu phác cũng đều trị được. Trong sách ‘Bản Kinh’ lạighi là Hậu phác chủ về tim hồi hộp và sách ‘Biệt Lục’ ghi rằng Hậu phác trừkinh sợ, khử lưu nhiệt, tất cả đều không phải chứng thích nghi của Hậu phác.Chứng hồi hộp thuộc tâm hư, không liên quan gì đến Tỳ Vị, Hậu phác có khí vịrất ấm lại có thể trừ được lưu nhiệt sao? Còn về tác dụng ích khí, hậu trường vịcũng do ý là tà khí bị trừ thì chính khí tự được bổ ích, tích trệ tiêu rồi thìtrường vi tự được bồi bổ vậy, không phải ngo ài công năng tiêu tán lại có côngnăng bồ ích, người dùng phải tỏ tường (Bản Thảo Kinh Sơ ). ...

Tài liệu được xem nhiều: