Danh mục

Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái !

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.70 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một phụ huynh tâm sự: "Khi đưa hai con tôi về quê thăm ông bà ngoại, gặp gì chúng cũng hỏi. Từ chuyện tại sao đến Tết ông ngoại lại gói bánh chưng, bánh tét? Vì sao phải đem bánh đi biếu cho mấy cụ già neo đơn?"... Thực tế, nhiều bậc phụ huynh đã quên việc truyền dạy và làm gương cho con trẻ. Trách nhiệm không chỉ nhà trường Câu chuyện trên có thể nói không hề cá biệt, khi trẻ em ngày nay thường không có cơ hội được học về ý nghĩa và trực tiếp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái ! Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái !Một phụ huynh tâm sự: Khi đưa hai con tôi về quê thămông bà ngoại, gặp gì chúng cũng hỏi. Từ chuyện tại sao đếnTết ông ngoại lại gói bánh chưng, bánh tét? Vì sao phảiđem bánh đi biếu cho mấy cụ già neo đơn?... Thực tế,nhiều bậc phụ huynh đã quên việc truyền dạy và làm gươngcho con trẻ.Trách nhiệm không chỉ nhà trườngCâu chuyện trên có thể nói không hề cá biệt, khi trẻ emngày nay thường không có cơ hội được học về ý nghĩa vàtrực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính văn hóatruyền thống.Trong tâm lý của nhiều phụ huynh, dường như miễn saođóng đủ học phí, lo đủ chuyện ăn chuyện mặc cho con làđược rồi. Có quan tâm chăng là quan tâm kết quả học tậpcủa trẻ ra sao. Nếu trẻ vẫn được lên lớp, kết quả học tậpvẫn nằm ở loại khá trở lên là mừng. Còn chuyện kết quảhạnh kiểm thế nào hay thỉnh thoảng có nghe thầy cô mắngvốn cháu có gì chưa ngoan, hay gây gổ với bạn, thiếu trungthực, lười lao động gì gì đó thì là chuyện hậu xét, khôngquan trọng lắm (chuyện con nít ấy mà!), và nhà trường cótrách nhiệm bảo ban cho cháu!Kinh nghiệm sau gần chục năm chủ nhiệm ở các lớp tiểuhọc, cô H. (một giáo viên của trường Tiểu học B.V.T,Q.Tân Bình) cho biết: Nếu trong sổ liên lạc của các cháubị một điểm kém môn Toán, Tiếng Việt, thế nào tôi cũngnhận được những cuộc điện thoại hỏi han từ phía phụhuynh. Nhưng nếu tôi có phê vào sổ liên lạc rằng cháu lườiphát biểu, thụ động, không hòa đồng với bạn bè, có hành vithiếu trung thực, lười lao động, không biết giữ vệ sinhtrong lớp... thì rất hiếm khi phụ huynh chủ động quan tâmxem có chuyện gì xảy ra với cháu, cần phải phối hợp vớinhà trường giáo dục cháu ra sao!.Một tỷ lệ không nhỏ phụ huynh vẫn chưa ý thức được rằng:Không phải chỉ có kiến thức sách vở mà chính việc giáodục cho trẻ những giá trị căn bản trong cuộc sống như tìnhyêu lao động, tính trung thực, lòng hiếu thảo, tình nhân ái,biết hướng về cội nguồn mới là yếu tố quyết định để đứa trẻtrở thành một người tốt sau này. Và cũng có nhiều phụhuynh nhận thức sai lầm rằng, học giá trị cuộc sống cũng làhọc trên sách vở, do nhà trường dạy dỗ, rồi tự trẻ khi lớnlên sẽ biết cách ứng dụng. Hay như một số bậc cha mẹ kháckhi được hỏi thì cho rằng, những hoạt động trong dịp lễTết, những phong tục tập quán, văn hóa truyền thống làchuyện của người lớn, trẻ con còn nhỏ quá, đâu đã biết gìvà học được gì...Cha mẹ là tấm gươngMột mẩu chuyện được xếp trong tập sách dành cho phụhuynh: Có người mẹ dẫn con đến quầy vé để mua vé tròchơi. Theo quy định, nếu trẻ từ 5 tuổi trở xuống thì đượcmiễn vé, chỉ phải mua vé của người lớn thôi. Nhưng ngườimẹ bảo rằng con mình đã 5 tuổi rưỡi và đề nghị bán 1 véngười lớn, 1 vé trẻ em. Người bán vé ngạc nhiên: Cháu bétrông nhỏ hơn tuổi. Nếu chị nói rằng cháu chưa tới 5 tuổithì sẽ không ai nhận ra.... Và người mẹ mỉm cười: Vâng,nhưng con tôi thì sẽ nhận ra và sẽ hiểu rằng tôi nói dối!.Câu chuyện rất ngắn nhưng đủ cho thấy sức ảnh hưởng đặcbiệt của phụ huynh đến cách dạy dỗ trẻ nên người. Cha mẹlà tấm gương trực tiếp, gần gũi nhất để trẻ soi vào. Khi trẻthấy cha mẹ hiếu kính với ông bà, có một món ngon cũngnhớ đến ông bà, trả lời ông bà dạ thưa lễ phép thì tựnhiên trẻ cũng dần biết hiếu thảo, kính trọng bố mẹ, ôngbà như thế.Chị Khánh Mai (Q.Gò Vấp) bộc bạch: Gia đình tôi thườngduy trì một truyền thống từ khi các con tôi còn nhỏ là ngàymồng 1 và mồng 2 Tết luôn là ngày sum họp và đi chúc Tếtcác bậc ông bà hai bên nội ngoại. Rồi ngày mồng 3 sẽ làngày để đi thăm thầy cô giáo của cả cha mẹ và con cái. Vàcho đến bây giờ, khi các con tôi đã lớn, có gia đình riêng,thì tự động tụi nhỏ vẫn duy trì nền nếp này, cho dù có bậnrộn cách mấy. Hoặc có những đứa ở xa, vì điều kiện côngtác không về ăn Tết được, thì cũng luôn nhớ viết thư, gửithiệp, hay điện thoại về thực hiện những lễ nghi này. Tôinghĩ rằng, phần nhiều là do các con tôi thấy cha mẹ mìnhluôn gương mẫu thực hiện, qua đó hiểu được ý nghĩa sâusắc và tầm quan trọng của những việc làm này như mộtcách thể hiện sự hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, nên tiếp nốitruyền thống ấy một cách rất tự nhiên.Không chỉ làm gương, để những giá trị căn bản thấm sâuvào trẻ, phụ huynh phải rất khéo léo trong việc giúp trẻ tiếpcận và tự mình trải nghiệm với tất cả những giá trị này. Cóphụ huynh chọn cách tặng con những tập sách mang tínhgiáo dục cao như: Tâm hồn cao thượng, Những tấm lòngcao cả, những tập truyện cổ tích với các nhân vật chăm chỉ,cần cù, hiếu thảo, nhân hậu... Có phụ huynh trực tiếp đưacon cùng tham gia các chương trình từ thiện như: chăm sóctrẻ em mồ côi, người già neo đơn; góp tiền tiết kiệm giúpcác gia đình kém may mắn. Có phụ huynh thì dành trọnnhững ngày cuối tuần để đưa con đi thăm sức khỏe ông bànội ngoại để trẻ có dịp chăm sóc và thể hiện tình cảm yêuquý của mình. Hay đặc biệt là những dịp Tết, cha mẹ có thểkhuyến khích con cùng tham gia vào những hoạt động củagia đình như: dọn d ...

Tài liệu được xem nhiều: