Danh mục

Hãy đến chậm hơn nữa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi năm có khoảng chừng mười lần tôi nhớ đến Hoạt. Số lần nhớ tăng theo tỷ lệ thuận với số tuổi. Rõ ràng là càng lớn tuổi người ta càng hay nhìn về quá khứ, không phải vì thích nhìn mà dường như vì người ta bắt buộc phải nhìn. Hoạt học chung lớp vỡ lòng với tôi. Trải qua một niên khóa, anh không có đặc điểm gì khiến tôi lưu ý. Có lẽ chỉ cái tên của anh là có đôi chút đặc biệt. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hãy đến chậm hơn nữa Hãy đến chậm hơn nữa Võ HồngMỗi năm có khoảng chừng mười lần tôi nhớ đến Hoạt. Số lần nhớ tăng theo tỷ lệ thuậnvới số tuổi. Rõ ràng là càng lớn tuổi người ta càng hay nhìn về quá khứ, không phải vìthích nhìn mà dường như vì người ta bắt buộc phải nhìn.Hoạt học chung lớp vỡ lòng với tôi. Trải qua một niên khóa, anh không có đặc điểm gìkhiến tôi lưu ý. Có lẽ chỉ cái tên của anh là có đôi chút đặc biệt. Chúng tôi gọi là Quạt vàliền trong óc hiện hình cụ thể ra một cái quạt. Thật tiện lợi và tự nhiên. Hồi đó người tadùng cái quạt bằng giấy phất lên trên những cái nan tre xòe ra xếp lại gọn gàng. Nhữngkép hát bội đóng vai nịnh thần sử dụng quạt nhiều nhất, hầu như thường xuyên có cáiquạt trên tay. Cái quạt biến thành vũ khí tùy thân như thời nay cái súng đánh đai trên vaingười lính. Khi cần bắt khán giả lưu ý đến câu nói của mình, tên nịnh thần thường vừanói vừa duỗi tay mặt xòe cái quạt ra, còn tay trái thì vuốt râu. Mấy cô công chúa cũng haycầm quạt. Khi đợi người tình lang phùng gân cổ vừa trợn mắt lên hát cho hết đoạn Namđoạn Bắc của hắn, thì nàng công chúa lợi dụng cây quạt đang cầm tay để quạt cho đỡnực. Khán giả đâu có lưu ý chê trách một cử chỉ phản nghệ thuật như vậy bởi chính nhiềukhi có thấy nàng công chúa quạt mát trên sân khấu, khán giả mới bỗng chợt nhớ đến câyquạt cầm tay của mình và thế là cả rạp hát phấn phới những cánh quạt màu trắng nhưnhững cánh bướm hoạt động. Chúng tôi đứa nào cũng có những kinh nghiệm đi coi hátbội như vậy.Ở nhà vườn người ta dùng mo cau để cắt thành quạt. Đó là thứ quạt bền nhất, khi ngủquên tha hồ nằm lăn lên trên và khi giận con thì trở cán mà vụt, vụt chết thôi, không sợrách, không sợ gãy. Những người nghèo không có cây cau mọc trong vườn, không có cáivườn để cây cau mọc thì qua mùa Hè khi gió Nam tạt hơi nóng vào mặt, họ đi lượmnhững bẹ tre ở các bờ tre làng. Lúc bấy giờ những cây măng đã mọc cao và đốt nào vừagià đủ sức chịu đựng nắng gió thì vội cổi bỏ cái bẹ bấy lâu nay vẫn che chở nó. Các cáibẹ rớt lang thang trên mặt đường đi, được lượm lên, đem về nhà dùng dao vanh cắt thànhhình quạt.Cả một hệ thống quạt như thế dành cho sự liên tưởng của tôi.Sau này khi lên đến lớp Tư, Hoạt dẫn một đứa em của anh đến xin học. Tên nó là Bác.Chúng tôi sắp sửa liên tưởng đến “cái chén”, - chúng tôi là dân miền Nam nên chuyênmôn đọc sai những chữ tận cùng bằng T, C, có G và không G, - thì thầy giáo gật gù bảoHoạt:- Ai bày cha mày đặt tên là “Hoạt bát”?Hoạt lí nhí:- Dạ thưa thầy con không biết.Thầy quay lại chúng tôi:- Đố các trò “Hoạt bát” là gì?Nhiều đứa rúc rích cười thích thú nhưng không dám giơ tay xin nói. Chắc đứa nào cũngcó một lối giảng nghĩa như nhau. Đợi lâu không thấy đứa nào xung phong, thầy chỉ ngaythằng Lăng.Lăng đứng dậy:- Dạ thưa thầy là mình quạt cho Bác mình, là trời nóng Bác mình sai mình quạt cho ổngmát…Cách giải thích thật bất ngờ, và “ông Bác” thì cũng cụ thể dễ tưởng tượng như “cái chén”nên cả lớp cười rộ lên. Thầy cũng cười theo.- Các trò dốt. “Hoạt bát” là chữ Nho. Nghĩa là ăn nói trôi chảy, ai hỏi đâu trả lời đó.Hoạt không ăn nói trôi chảy, thông thạo như y nghĩa của cái tên anh. Thầy kêu lên đọcbài thì anh cà kê chỉ một câu đầu, lặp lại mỗi chữ đến năm, bảy lần rồi đứng khựng. Lúcbấy giờ ngón tay cái của anh làm việc tay cái lưỡi. Anh thọc ngón tay vào lỗ bàn chỗdành gài gô-đê (1 ) mực và cứ thọc vô rút ra. Thầy hỏi:- Ai biểu mày nạo lỗ gô-đê?Anh ngước mặt lên ngớ ngẩn hỏi:- Dạ? Dạ thầy sai con nạo cái gì?Trời ơi! Ngu ơi là ngu! Đến giờ chơi chúng tôi bao vây anh để hành hạ tiếp.- Hồi nãy thầy sai anh nạo cái gì vậy?- Tao đâu có biết? Ổng nói tao không nghe, tao hỏi lại ổng không nói.- Chiều nay mà anh không nạo xong thì chết anh.- Tao biết nạo cái gì?- Sao không hỏi lại cho rõ?- Hỏi rồi mà không nói.- Kệ anh. Chiều nay bị đòn kệ xác anh.Chiều đó Hoạt trốn học. Thầy sai bốn anh sức vóc lực lưỡng đến nhà bắt. Tìm khắp nhàtrên tìm xuống nhà bếp. Mẹ anh nói:- Uở lạ. Nó có ôm sách vở đội mũ xách ve mực đi học rõ ràng mà. Chớ đi đâu mà khôngtới trường?Cha anh chậm rãi nói từng tiếng:- Thằng nhỏ giấu vở đi chơi ở đâu rồi be. Chắc theo lũ thằng Bạch thằng Trinh đi đánhtrổng hay đi bắt chim.- Ông mới đánh nứt đít hôm kia, chắc bữa nay không dám, - lời mẹ anh.- Nó sợ ai mà không dám?Xem chừng cuộc đối thoại dài nhằm không giúp ích gì cho cuộc sưu sách phạm nhân,bốn vệ sĩ đi lần ra sân sau, lục lọi từng bụi chuối, từng đống củi. Vẫn không tung tích.Bốn người thả bộ về chuồng bò. Con Xe con Pháo nghểnh cái mặt dài đuỗng lên ngó,miệng ngồm ngoàm nhai, đuôi quất lia lịa lên sườn lên lưng.- Thằng này coi vậy mà biến hóa như thần, - một đứa nói.- Nó dám biến làm con ruồi lắm. Hồi hôm dượng Năm tao đọc truyện Tây Du cho bà Nộitao nghe có đoạn ông Tề Thiên biến làm con muỗi, - một đứa trả lời.- Biến làm con bò chắc ăn hơn. Biến làm con ...

Tài liệu được xem nhiều: