Thông tin tài liệu:
Phần thưởng dành cho những hoạt động đóng góp không ngừng đối với giáo dục chắc chắn phải được trao cho những nhà bình luận, những người trong tháng 8 này cũng giống như hầu hết những người khác, cố gắng chứng minh rằng những kỳ thi hiện nay dễ hơn những kỳ thi trước đây. Tại sao chúng ta lại quá bị ám ảnh bởi câu hỏi liệu những tiêu chuẩn thi cử ngày nay có quá cách biệt với những tiêu chuẩn của những kỳ thi cách đây 20 hoặc 40 năm hay không?
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hãy thôi lắng nghe lại quá khứ
Hãy thôi lắng nghe lại
quá khứ
Phần thưởng dành cho những hoạt
động đóng góp không ngừng đối với
giáo dục chắc chắn phải được trao cho
những nhà bình luận, những người
trong tháng 8 này cũng giống như hầu
hết những người khác, cố gắng chứng minh rằng những kỳ
thi hiện nay dễ hơn những kỳ thi trước đây. Tại sao chúng
ta lại quá bị ám ảnh bởi câu hỏi liệu những tiêu chuẩn thi
cử ngày nay có quá cách biệt với những tiêu chuẩn của
những kỳ thi cách đây 20 hoặc 40 năm hay không?
Tôi chưa hề thấy một đất nước nào lại thường xuyên tự đẩy
mình vào tình huống như thế. Vấn đề là phải xem xét liệu
những kỳ thi hiện nay có làm được cái điều mà chúng ta kỳ
vọng chúng sẽ đem lại cho đời sống bây giờ, và xa hơn nữa
có thể dự đoán được những tiêu chuẩn của chúng trong
tương lai.
Điều này, tất nhiên, không phải để biện hộ rằng những
chuẩn mực giáo dục đang tồn tại là không có vấn đề gì. Mặt
khác, hệ thống thi cử cũng không phải là hoàn hảo. Nhưng
chúng ta nên nhìn về tương lai, đừng quay đầu lại quá khứ.
Chúng ta đang sống trong năm 2007, không phải trong
những năm 1987 hay 1967. Vì vậy hãy chỉ nghĩ đến một
điều: Những học sinh rời ghế nhà trường hiện nay sẽ vẫn là
những người lao động của nền kinh tế đất nước những năm
2037 hoặc 2047.
Họ có thể vẫn cần đến những kỹ năng xã hội, cá nhân cũng
như kỹ thuật chuyên môn để đóng góp vào việc kiến tạo
một xã hội tương lai 2057, khi mà chúng ta còn hy vọng họ
sẽ tiếp tục cống hiến nhiều cho cuộc đời bằng một nội lực
dẻo dai, năng động và đầy nhiệt huyết dù rằng đã hưu trí.
Do đó, câu hỏi then chốt không phải là “những tiêu chuẩn
thi cử bây giờ có tốt như ngày xưa nữa hay không?” mà là
“những kỳ thi hiện tại có đáp ứng được những mục đích
phát triển của đời sống hay không?”
Có nghĩa là, hệ thống thi cử hiện nay có giúp cho thanh
niên thích ứng được với quá trình trau dồi những tri thức và
kỹ năng thiết thực đối với họ trong 40 hay 50 năm tới hay
không?
Và để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cần đưa ra một số dự
đoán về xã hội tương lai. Điều này tưởng chừng như khá dễ
hình dung theo hướng chúng ta phải đương đầu với những
biến đổi nhanh chóng của thời đại, đặc biệt là những bước
nhảy vọt vể kỹ thuật và rằng chúng ta sẽ luôn trong tư thế
sẵn sang cập nhật những kỹ năng mới mẻ cho bản thân.
Hệ thống chỉ tiêu giáo dục
Phần kiểm tra bắt buộc đầu tiên trong những kỳ thi là khảo
sát kỹ năng làm việc của những ứng viên, và khả năng của
họ trong việc tìm kiếm, sàng lọc và lựa chọn thông tin, hơn
thế nữa, kiểm tra những kiến thức cơ bản mà ứng viên tích
lũy được.
Điều thứ hai là người đi học phải không ngừng học hỏi
nâng cao kiến thức cá nhân. Không một ai có thể ngừng
học khi vẫn ở vào lứa tuổi 16 hay 18. Hơn thế, những tri
thức thu nhận thêm trong quá trình sống và học tập sẽ cần
thiết hơn, thực tế hơn và khả thi hơn là những kiến thức
sách vở chuyên môn đơn thuần. Tuy nhiên, họ cũng không
nên từ bỏ việc tiếp tục trau dồi học thức cho mình.
Vì vậy điều cuối cùng chúng ta cần là nhìn nhận lại hệ
thống thi cử trong nhà trường trước kia đã tồn tại cho đến
cuối những năm 1980 vốn chỉ đánh giá việc học của học
sinh dựa vào việc các em vượt qua được những cuộc kiểm
tra định kỳ.
Hệ thống thi cử trước kia vốn chỉ quen đánh giá trình độ
của học sinh thông qua những cấp độ cũ kĩ O và A nhưng
vì thế mà chỉ một số ít các em được xem là có khả năng
tiếp tục học lên cao.
Và đa số những học sinh khác trở thành những kẻ bị loại
khỏi quá trình học. Thông điệp mà các em nhận được thật
đơn đơn giản: Việc tiếp tục học không dành cho các em.
Liệu đó có phải là tất cả những gì chúng ta mong muốn
hôm nay?
“À”, nhưng tôi nghe ai đó nói “những kỳ thi cũng bao hàm
yêu cầu chọn lựa những người giỏi nhất trong phần còn lại
kia”.
Vâng, tất nhiên, những trường cao đẳng, đại học và những
nhà tuyển dụng lao động cần đến việc thi cử để giúp họ
chọn ra những người xứng đáng trong những ứng viên.
Nhưng điều đó không đưa đến yêu cầu rằng chúng ta phải
giữ lại một hệ thống thi cử vốn đã chứa đựng nhiều yếu tố
lỗi thời, trong đó những tiêu chuẩn cho trình độ A vẫn được
đánh giá theo một chuẩn cứ đã tồn tại cách đây 20 năm.
Ưu điểm và nhược điểm
Những nhà tuyển dụng lao động và những trường đại học
hiện nay hầu hết đều tìm kiếm những người thích hợp với
tiêu chuẩn của mình thông qua những ứng viên có kinh
nghiệm trải qua nhiều kỳ sát hạch thực tế có tính thử thách.
Vì vậy vấn đề là ở chỗ phạm vi để phân biệt trình độ không
phải dựa trên những tiêu chuẩn học tập đã được áp dụng
cho những thế hệ trước đây.
Mục đích xa hơn của những kỳ thi là giúp cho cá nhân
người học nhận ra họ giỏi về lĩnh vực gì và không giỏi ở
lĩnh vực gì, hay nói cách khác là giúp chỉ ra trình độ của họ
tới đâu.
Nếu điều này nghe có vẻ trừu tượng, vậy thì chúng ta hãy
thử xem nó được thể hiện ra sao trong những ...