Một cậu thanh niên hơn 20 tuổi, đi trên đường một cách vội vã, không hề để ý đến cảnh vật và mọi người chung quanh. Một người chặn anh ta lại và hỏi: “Này, sao cậu phải vội vàng đến vậy?”
Hãy thư thái tận hưởng hạnh phúc của bạn Cậu ta không ngoái đầu lại nhìn, cứ tiếp tục đi chỉ nói với lại một câu: “Đừng chặn tôi, tôi đang đi tìm hạnh phúc”. 30 năm trôi qua , cậu ra đã bước vào tuổi trung niên, nhưng vẫn đi trên đường vội vã....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hãy thư thái tận hưởng hạnh phúc của bạn
Hãy thư thái tận hưởng
hạnh phúc của bạn
Một cậu thanh niên hơn 20 tuổi, đi trên đường một cách vội vã, không hề để ý
đến cảnh vật và mọi người chung quanh. Một người chặn anh ta lại và hỏi:
“Này, sao cậu phải vội vàng đến vậy?”
Hãy thư thái tận hưởng hạnh phúc của bạn
Cậu ta không ngoái đầu lại nhìn, cứ tiếp tục đi chỉ nói với lại một câu: “Đừng
chặn tôi, tôi đang đi tìm hạnh phúc”. 30 năm trôi qua , cậu ra đã bước vào tuổi
trung niên, nhưng vẫn đi trên đường vội vã.
Một người khác chặn anh ta lại và hỏi: “Anh vội vàng gì vậy?” “Đừng chặn
tôi, tôi đang đi tìm hạnh phúc”. Lại 20 năm nữa trôi qua, cậu thanh niên hồi
nào nay đ ã trở thành ông lão, mắt kém nhưng vẫn đi vội vàng trên đường.
Mọi người ngăn lại và hỏi: “Ông à, ông vẫn đi tìm hạnh phúc đó ư?”
“Ừ, ông lão trả lời và nhìn người đang hỏi mình, bỗng nhiên ông giật mình,
nước mắt cứ thế chảy ra. Thì ra người hỏi ông lão chính là vị thần hạnh phúc.
Ông tìm kiếm hạnh phúc cả cuộc đời, vậy mà thần hạnh phúc lại ngay bên
cạnh ông.
Trong quỹ đạo vận động của con người, có cái được và cái mất, mỗi cái có
được đều phải bỏ ra một lượng nhất định. Nhưng cái cho đi và nhận lại có
công bằng không, có mang lại hạnh phúc cho bản thân không là do quan sát
của mỗi người. Thời cổ đại, có một vị quốc vương rất muốn mời một vị học
giả xuống núi. Khi ông tự mình đi mời thì vị học giả đó đang tắm trong một
thùng gỗ to. Vị quốc vương hỏi ông ta có yêu cầu gì, vị học giả nói: “Xin bệ
hạ đừng chặn ánh nắng mặt trời của thần”. Vị quốc vương tức giận bỏ đi. Mặc
dù vị học giả không có được vinh hoa phú quý nhưng ông có tự do của mình.
Ông cũng vì thế mà rất hạnh phúc.
Một người dù giàu có hay nghèo khổ, tươi đẹp hay xấu xí thì khó nhất là hiểu
được mình muốn gì, cái mình sẽ bỏ ra là gì. Từ đó, thực hiện những việc mình
đã chọn, tận hưởng niềm hạnh phúc bản thân.
Ngày xưa có một vị quốc vương luôn cho rằng mình là người không hạnh
phúc, ông liền cầu xin thần thánh cho biết làm thế nào để ông trở thành người
hạnh phúc. Thần thánh bảo ông ta hãy tìm một người hạnh phúc và mang ông
ta về đây. Vị quốc vương nghe xong liền sai người đi khắp nơi để tìm người
cho rằng mình hạnh phúc. Người hầu đi gặp ai cũng hỏi: “Anh có hạnh phúc
không?” Nhưng câu trả lời hoàn toàn là: “Tôi không phải là người hạnh phúc,
tôi không có tiền. Tôi không hạnh phúc, tôi không có người thân. Không, tôi
hạnh phúc, tôi không được yêu”. Khi người hầu đang cảm thấy tuyệt vọng thì
nghe thấy tiếng hát đầy lạc quan vui vẻ vọng lại từ phía đồi. Người hầu đi
theo tiếng hát vọng đến và đ ến b ên sườn đồi chỉ nhìn thấy một người đang
nằm trên sườn đồi tắm nắng.
“Anh có cảm thấy hạnh phúc không”. Người hầu hỏi.
“Tôi cảm thấy rất hạnh phúc” – Anh ta đáp.
“Tất cả những ước mơ của anh đều thực hiện được chứ? Anh không bao giờ
lo vì ngày mai?”
“Đúng thế. Anh nhìn xem, ánh nắng đẹp thế, gió mát, tôi không đói, không
khát, trời trong xanh mặt đất rộng lớn. Tôi nằm ở đây ngoài anh ra, không ai
làm phiền tôi cả. Thế không phải là hạnh phúc sao?”
‘Anh đúng là một người hạnh phúc. Xin anh hãy đưa áo của mình dâng cho
Quốc vương tôi. Quốc vương sẽ trọng thưởng cho anh”.
“Áo là cái gì? Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cả”.
H ạnh phúc là gì? Một nhà tiểu thuyết người Pháp viết định nghĩa về hạnh
phúc trong cuốn “Hạnh phúc luận” như sau: “ Hạnh phúc là điều mà con
người mong muốn không bao giờ thay đổi . Cũng có nghĩa là khi thân thể và
tinh thần chúng ta ở một ho àn cảnh mà chúng ta nghĩ ‘Mong tất cả đều mãi
như thế này” hay “Hãy dừng lại thời khắc đó. Thời khắc đó thật là kỳ diệu”.
Đây chính là niềm hạnh phúc.
Mỗi người có một cách nhìn khác nhau về hạnh phúc trong cuộc sống.
Có một câu chuyện ngụ ngôn nhưu sau. Ngày xưa, có hai con hổ, một con bị
nhốt trong lồng, một con ở ngo ài. Con hổ trong lồng ngày ăn ba bữa, con hổ ở
bên ngoài tự do tự tại. Hai con hổ thường xuyên nói chuyện với nhau.
Con hổ trong lồng rất muốn tự do như con hổ bên ngoài, con hổ bên ngoài lại
muốn sự an nhàn như con hổ trong lồng. Một hôm, một trong hai con hổ đề
nghị đổi vị trí cho nhau và mỗi con nhận đ ược sự đồng ý của bên kia.
V ậy là, con hổ trong lồng bước ra ngoài, con hổ hoang dã bước vào lồng. Con
hổ được ra ngoài vô cùng sung sướng, nó chạy như bay giữa nơi hoang dã.
Con hổ được vào lồng cũng vô cùng vui vẻ, giờ đây nó không còn phải lo
lắng tìm thức ăn nữa.
Nhưng không lâu sau, cả hai con hổ đều bị chết. Một con chết vì đói, một con
chết vì u buồn. Hoá ra con hổ từ trong lồng đi ra đã có được tự do nhưng
khôgn có khả năng săn mồi, còn con hổ bước vào trong lồng có được sự an
toàn nhưng lại không có tâm trạng sống trong một không gian chật hẹp.
Câu chuyện ngụ ngôn này cho thấy một đạo lý: Nhiều khi ta quá quen với
hạnh phúc của mình mà không coi trọng nó, trong khi lại thấy loá mắt vì hạnh
phúc của người khác. Thực tế thì hạnh phúc của người khác có thể không phải
là hạnh phúc của mình, mà có khi đó là sự bất hạnh.
Một phụ nữ trẻ về nhà tâm sự ...