Danh mục

Hệ sinh thái hợp tác của các trường đại học Việt Nam và doanh nghiệp: Quan điểm của giảng viên

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 701.56 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu từ góc độ giảng viên có tham gia nghiên cứu (242 người) về mức độ hợp tác trường đại học và doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy giảng viên hợp tác với doanh nghiệp ở mức độ thấp và trung bình tương ứng với tám phương thức hợp tác: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, luân chuyển của giảng viên, luân chuyển của sinh viên, xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, học tập suốt đời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ sinh thái hợp tác của các trường đại học Việt Nam và doanh nghiệp: Quan điểm của giảng viên An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94 HỆ SINH THÁI HỢP TÁC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP: QUAN ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN Nguyễn Kim Dung1, Phạm Thị Hương2 Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Tài chính - Marketing 1 2 Thông tin chung: Ngày nhận bài: 16/05/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 28/06/2017 Ngày chấp nhận đăng: 10/2017 Title: Vietnamese university business cooperation ecosystem: Perspective of academics Keywords: University - business cooperation, UBC ecosystem, academics, Vietnam Từ khóa: Hợp tác trường đại học – doanh nghiệp, hệ sinh thái hợp tác, giảng viên, Việt Nam ABSTRACT Most of higher education institutions in Vietnam are oriented to be institutions that can meet the employment of society through collaborating with business. This article examines the state of university – business collaborations in Vietnam from the perspective of academics. An online survey was employed as a major research instrument to investigate the state of collaborating between university and business in Vietnam. A group of 242 research academics joined the study. The extent of cooperation was found to be at low and medium level for research academics in eight types of cooperation: collaboration in R&D, mobility of academics, mobility of students, curriculum development and delivery, lifelong learning, entrepreneurship, commercialization of research and development results, and governance. Drivers, barriers, and situational factors of the cooperation were also identified in this study. The study was quantitative in nature and was conducted online. This provides an overall view of the extent of cooperation in Vietnam. It is suggested to investigate the state of cooperation in depth applying qualitative methods including interviews with experts. The article discusses the ecosystem of university-business cooperation (UBC) in Vietnam. Based on the system, the authors offer suggestions to policy makers on how to keep the UBC ecosystem work. TÓM TẮT Trong giai đoạn phát triển hiện nay hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều xác định là các cơ sở giáo dục có thể đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội. Một trong những cách tiếp cận để các trường có thể đào tạo nguồn nhân lực như vậy là thông qua hợp tác với các doanh nghiệp. Bài viết xem xét thực trạng hợp tác của các trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam từ quan điểm của giảng viên thông qua khảo sát trực tuyến. Khảo sát được thiết kế cho ba nhóm đối tượng: giảng viên có hợp tác với các doanh nghiệp ở mức rất thấp, giảng viên có nghiên cứu khoa học và đại diện cơ sở giáo dục đại học. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu từ góc độ giảng viên có tham gia nghiên cứu (242 người) về mức độ hợp tác trường đại học và doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy giảng viên hợp tác với doanh nghiệp ở mức độ thấp và trung bình tương ứng với tám phương thức hợp tác: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, luân chuyển của giảng viên, luân chuyển của sinh viên, xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, học tập suốt đời, tinh thần khởi nghiệp, thương mại 77 An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94 hóa, phát triển các kết quả nghiên cứu và quản trị đại học. Thuận lợi, khó khăn và yếu tố khác của sự hợp tác cũng được phân tích trong nghiên cứu này. Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và đã được thực hiện trực tuyến. Kết quả nghiên cứu giúp xác định bức tranh tổng thể về hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học tại Việt Nam từ quan điểm của giảng viên. Bài viết cũng thảo luận mô hình sinh thái hợp tác trường đại học – doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách để hỗ trợ phát triển hợp tác trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam. này, ở tất cả các cấp của trường đại học, được tạo ra bằng cách kết nối với nhà tuyển dụng, trong khi các kỹ năng của sinh viên cũng được rèn luyện qua các hoạt động kết nối với nhà tuyển dụng. Để có thể kết hợp với các trường đại học tái cấu trúc chương trình đào tạo và cái tiến thực tập nghề nghiệp, điều này đòi hỏi phải có cách thức và phương pháp hợp tác hiệu quả giữa trường đại học và doanh nghiệp. Sức mạnh, chiều sâu và cường độ của sự hợp tác trường đại học-doanh nghiệp (HTTĐH&DN) là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, được đo qua tiêu chí khả năng việc làm. 1. GIỚI THIỆU NGỮ CẢNH VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Báo cáo phát triển Việt Nam (2013) của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh rằng, các nhà tuyển dụng ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Điều này phản ánh những thách thức của thị trường lao động, một khoảng cách lớn giữa yêu cầu của nhà tuyển dụng và khả năng đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp ở Việt Nam. Các kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu là kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng tư duy phê phán và sáng tạo (The World Bank, 2012). Truyền thông Việt Nam và các bên liên quan khác luôn bày tỏ sự không hài lòng với tỷ lệ việc làm và tình trạng thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp. Dự án POHE2 đã bắt đầu từ giả định rằng chất lượng của sinh viên được đánh giá dựa vào khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp trên thị trường lao động. Dự án POHE2 đã có cơ hội để thử nghiệm và nghiên cứu trong thực tế với quy mô 8 trường đại học thí điểm. Nghiên cứu này là một trong ba nghiên cứu, mỗi nghiên cứu tập trung vào một trong ba nhóm đối tượng liên quan, bao gồm: (a) doanh nghiệp, (b) nhà nước, và (c) các trường đại học. Các nghiên cứu từ quan điểm của chính phủ và các doanh nghiệp đã được thực hiện, nghiên cứu này tập trung vào quan điểm trường đại học. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường và lấp khoảng cách về kỹ năng sống và tồn tại như báo cáo củ ...

Tài liệu được xem nhiều: