Danh mục

Hệ thống biểu tượng đặc sắc trong thơ tượng trưng Bích Khê

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.50 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở khảo sát hai tập thơ “Tinh huyết” và “Tinh hoa” (gồm 75 bài), tác giả nhận thấy biểu tượng xuất hiện dày đặc và có tính hệ thống. Bài viết đề cập đến các hệ thống biểu tượng: Hệ thống biểu tượng màu sắc; hệ thống biểu tượng “sáng loáng tợ trân châu”; hệ thống biểu tượng nhục thể; hệ thống biểu tượng kinh dị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống biểu tượng đặc sắc trong thơ tượng trưng Bích Khê 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG ĐẶC SẮC TRONG THƠ TƯỢNG TRƯNG BÍCH KHÊ Nguyễn Thị Mỹ Hiền Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt: Bích Khê (1916-1946) là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới, là đại biểu của thơ tượng trưng Việt Nam, là nhà thơ thành công trong việc xây dựng hệ thống biểu tượng. Trên cơ sở khảo sát hai tập thơ “Tinh huyết” và “Tinh hoa” (gồm 75 bài), tác giả nhận thấy biểu tượng xuất hiện dày đặc và có tính hệ thống. Bài viết đề cập đến các hệ thống biểu tượng: hệ thống biểu tượng màu sắc; hệ thống biểu tượng “sáng loáng tợ trân châu”; hệ thống biểu tượng nhục thể; hệ thống biểu tượng kinh dị. Từ khóa: Thơ tượng trưng; Biểu tượng đặc sắc; Bích Khê. Nhận bài ngày 14.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.10.201 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hiền; Email: myhien0811@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thơ Bích Khê rất giàu biểu tượng, là thứ thơ của biểu tượng. Những xúc cảm về cuộc đời, về sự nổi trôi phù phiếm của kiếp người giữa cõi trần gian đầy thanh sắc đã khiến các hình tượng trong thơ ông, và không chỉ trong thơ ông, trở thành các biểu tượng có sức lay động, ám ảnh lạ thường. Trong số các biểu tượng hết sức đa dạng ấy, có lẽ màu sắc, ánh sáng và đường nét thân thể là đáng kể và đặc sắc hơn cả. 2. NỘI DUNG 2.1. Hệ thống biểu tượng về màu sắc (màu lưng chừng trời, màu phơi nơi nơi, màu ôm vai gầy, màu trăng) Mỗi nhà thơ cảm nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng của mình, Bích Khê cũng vậy. Với một tư duy nghệ thuật hiện đại, ông đã làm cho thế giới trong thơ mình hiện lên vừa gần gũi lại vừa bí ẩn. Trong đó, một phần không nhỏ ông dành cho thế giới từ phía sắc màu; chính vì lẽ đó, ông đã xây dựng hệ thống biểu tượng với các màu sắc đa dạng, phong phú và lạ hóa. Qua hai tập thơ Tinh hoa và Tinh huyết, tác giả thống kê được, ngoài các màu sắc truyền thống như: màu vàng được sử dụng 41 lần, màu xanh được sử dụng 46 lần, TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 34/2019 23 màu trắng 32 lần, màu hồng 23 lần, thì còn các mảng màu sắc lạ như: màu lưng chừng trời, màu phơi nơi nơi, màu ôm vai gầy, màu trụy lạc đến xanh tợ ngọc, xanh ô nhung, yên nhung, lam ô nhung, trăng gây vàng, vàng gây sắc trắng, nguyệt vàng xanh, xanh lợt, sương lam; trắng thủy tinh, khung trắng, trắng muốt, trắng như ngà, lệ vàng, vàng rơi,vàng phai, vàng thơm, vàng sao, vàng lay, vàng đượm... tất cả hợp thành một mảng màu đầy ám thị đối với người đọc; từ đó, gợi ra những liên tưởng thú vị về thế giới tự nhiên mang tính biểu tượng: màu lưng chừng trời, màu phơi nơi nơi, màu ôm vai gầy: Mây nhung pha màu thu trên trời/ Sương lam pha màu thu muôn nơi/ Vàng sau nằm im trên hoa gầy; Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông… (Tỳ bà) với những mảng màu: Nắng vàng thơm; chảy lệ vàng; trắng thủy tinh; trắng vàng rơi; đêm vàng rơi; sao vàng rơi… Rõ ràng, trong thế giới màu sắc, Bích Khê không có ý xây dựng dạng màu sắc cụ thể, đơn thuần (xanh, vàng, trắng) mà là màu lam kiểu lưng chừng trời, màu xanh kiểu phơi nơi nơi, màu vàng kiểu ôm vai gầy chứ không phải kiểu Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc (Hàn Mặc Tử) hay là in như chiếc lá hết thì tươi xanh (Xuân Diệu). Bích Khê có ý đồ xây dựng một hệ thống màu sắc tượng trưng thật sự, một loại màu không thể vẽ lại bằng hội hoạ. Bích Khê không cố ý miêu tả lại những sắc màu vốn có của thiên nhiên, những sắc màu ấy thường bật ra từ cõi vô thức khi ông chìm đắm miên man trong cõi mộng: Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng/ Của gươm hồ im lặng tợ bài thơ.../... Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng/ Của hồn thu đi lạc ở trong mơ/… Ô vung lên… cắt mạch nguyệt vàng xanh (Mộng cầm ca); Ô nắng vàng thơ rung rinh ngọc (Nhạc)… Ý đồ sử dụng các màu sắc như là cách để Bích Khê dồn vào đó những ý nghĩ không thể diễn đạt được. Và trong những bài thơ ông viết, khi mà cảm xúc bị đẩy đến tận cùng thì bật ra màu sắc. Màu sắc xuất hiện đột ngột và đem đến nhiều bất ngờ và thú vị: Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông… (Tỳ bà). Khi mà nỗi buồn đang mải miết tìm nơi trú ngụ, bỗng dưng màu vàng toả ra phủ tràn không gian, khiến thu bỗng trở nên mênh mông, diệu vợi, chúng không còn là những hình ảnh cụ thể nữa mà trở nên mơ hồ, ảo mộng. Cái còn lại duy nhất chỉ là một màu vàng đầy ám ảnh, nó làm tan chảy mọi nỗi ưu phiền, lòng người bỗng nhẹ tênh trong miên man hoài nhớ. Thơ Bích Khê không chỉ có sắc màu của thiên nhiên, màu sắc của tượng trưng ông còn sáng tạo ra vô số những màu sắc nhiệm màu mà người thường không tạo ra được. Những màu sắc ấy gắn liền với những huyền thoại và những vật liệu cao quý: Lam nhung ô! Màu lưng chừng trời/ Xanh nhung ô! Màu xa ...

Tài liệu được xem nhiều: