Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản
Số trang: 54
Loại file: pdf
Dung lượng: 655.72 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu thông tin đến các bạn hệ thống câu hỏi ôn tập về các tổ chức kiểm toán; báo cáo kiểm toán; gian lận và sai sót - trọng yếu và rủi ro; cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán; hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình đánh giá rủi ro kiểm soát; phương pháp kiểm toán; tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TOÁN CĂN BẢN CHƯƠNG 1 Câu 1: Thế nào là kiểm toán? Thế nào là kiểm toán tuân thủ? Kiểm toán báo cáo tài chính? Kiểm toán hoạt động? Thế nào là kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính? Kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính? Kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán Nhà nước? Hiểu những nội dung cơ bản trong định nghĩa như thế nào? Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần kiểm toán (có thể định lượng) của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về sự phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về sự tuân thủ hay chấp hành về luật pháp, chính sách, chế độ và những qui định của một đơn vị cụ thể. Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và trình bày ở kiến của Kiểm toán viên về tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động được kiểm toán. Kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên nội bộ về báo cáo tài chính được kiểm toán. Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên độc lập về báo cáo tài chính được kiểm toán. Kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán viên Nhà nước là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên Nhà nước về báo cáo tài chính được kiểm toán. Các nội dung cơ bản trong định nghĩa: - Các chuyên gia (Kiểm toán viên) phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn theo qui định. Phải đáp ứng 06 yêu cầu cơ bản (Chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng và khả năng của Kiểm toán viên; Độc lập; Tôn trọng hay tuân thủ pháp luật; Tôn trọng chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp; Bí mật; Đạo đức nghề nghiệp). - Thu thập và đánh giá các bằng chứng là một qui trình có tính chất chuyên môn chặt chẽ phù hợp với từng đơn vị được kiểm toán cụ thể. - Các thông tin cần kiểm toán là các thông tin kinh tế, phi kinh tế, tài chính, phi tài chính. - Đơn vị kiểm toán cụ thể chính là khách thể kiểm toán. - Chuẩn mực đã được thiết lập là các chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin được kiểm toán. Mỗi loại kiểm toán khác nhau sẽ có những chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin khác nhau. - Báo cáo kết quả là việc trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về kết quả kiểm toán tuỳ thuộc từng loại kiểm toán cụ thể. Câu 2: Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển kiểm toán ở nước ta và trên thế giới có gì giống và khác nhau? Tại sao? Trên thế giới, kiểm toán là một công cụ quản lý không thể thiếu được, ở đâu có sự xuất hiện của đồng tiền, đồng thời có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng của tài sản thì ở đó có kế toán và có kiểm toán. Kiểm toán cổ điển ra đời từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở đâu có Nhà nước thì ở đó có kiểm toán Nhà nước, ở đâu có hoạt động của một doanh nghiệp, một tổ chức hiệu quả thì ở đó có kiểm toán nội bộ. Ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có kiểm toán độc lập. Ở Việt Nam, trước năm 1986 thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung (hay còn gọi là cơ chế quan liêu bao cấp) nên không có kiểm toán. Mãi đến khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và đa phương hoá sở hữu, trước sức ép của hội nhập và sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã hình thành 02 công ty kiểm toán đầu tiên (Công ty kiểm toán Việt Nam – VACO và công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC được thành lập vào ngày 13.5.1991). Mãi đến ngày 11.07.1994 kiểm toán Nhà nước Việt Nam mới được thành lập và trực thuộc Chính phủ. Đến năm 1997, kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo qui chế kiểm toán nội bộ số 832 ngày 28.10.1997 của Bộ tài chính. Ở Việt Nam kiểm toán được hình thành không theo qui luật của các nước phát triển trên thế giới, do thể chế chính trị và cơ chế quản lý kinh tế quyết định. Câu 3: Ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong quản lý? + Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường: Kiểm toán ra đời bắt nguồn từ thực tiễn và phục vụ cho quản lý thực tiễn. Xã hội càng phát triển, thông tin kế toán ngày càng nhiều, đa dạng, đa chiều, phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Đối tượng sử dụng thông tin ngày càng được mở rộng phong phú và đa dạng, vì: Thứ nhất: Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp thông tin và sự điều chỉnh thông tin có lợi cho người cung cấp thông tin. Các thông tin được cung cấp có nguy cơ ngày càng bị hợp pháp hoá và thành tích hoá có lợi cho người cung cấp thông tin. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống câu hỏi và nội dung ôn tập Kiểm toán căn bản HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TOÁN CĂN BẢN CHƯƠNG 1 Câu 1: Thế nào là kiểm toán? Thế nào là kiểm toán tuân thủ? Kiểm toán báo cáo tài chính? Kiểm toán hoạt động? Thế nào là kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính? Kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính? Kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán Nhà nước? Hiểu những nội dung cơ bản trong định nghĩa như thế nào? Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần kiểm toán (có thể định lượng) của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về sự phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về sự tuân thủ hay chấp hành về luật pháp, chính sách, chế độ và những qui định của một đơn vị cụ thể. Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và trình bày ở kiến của Kiểm toán viên về tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động được kiểm toán. Kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên nội bộ về báo cáo tài chính được kiểm toán. Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên độc lập về báo cáo tài chính được kiểm toán. Kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán viên Nhà nước là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của Kiểm toán viên Nhà nước về báo cáo tài chính được kiểm toán. Các nội dung cơ bản trong định nghĩa: - Các chuyên gia (Kiểm toán viên) phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn theo qui định. Phải đáp ứng 06 yêu cầu cơ bản (Chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng và khả năng của Kiểm toán viên; Độc lập; Tôn trọng hay tuân thủ pháp luật; Tôn trọng chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp; Bí mật; Đạo đức nghề nghiệp). - Thu thập và đánh giá các bằng chứng là một qui trình có tính chất chuyên môn chặt chẽ phù hợp với từng đơn vị được kiểm toán cụ thể. - Các thông tin cần kiểm toán là các thông tin kinh tế, phi kinh tế, tài chính, phi tài chính. - Đơn vị kiểm toán cụ thể chính là khách thể kiểm toán. - Chuẩn mực đã được thiết lập là các chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin được kiểm toán. Mỗi loại kiểm toán khác nhau sẽ có những chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin khác nhau. - Báo cáo kết quả là việc trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về kết quả kiểm toán tuỳ thuộc từng loại kiểm toán cụ thể. Câu 2: Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển kiểm toán ở nước ta và trên thế giới có gì giống và khác nhau? Tại sao? Trên thế giới, kiểm toán là một công cụ quản lý không thể thiếu được, ở đâu có sự xuất hiện của đồng tiền, đồng thời có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng của tài sản thì ở đó có kế toán và có kiểm toán. Kiểm toán cổ điển ra đời từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở đâu có Nhà nước thì ở đó có kiểm toán Nhà nước, ở đâu có hoạt động của một doanh nghiệp, một tổ chức hiệu quả thì ở đó có kiểm toán nội bộ. Ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có kiểm toán độc lập. Ở Việt Nam, trước năm 1986 thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung (hay còn gọi là cơ chế quan liêu bao cấp) nên không có kiểm toán. Mãi đến khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và đa phương hoá sở hữu, trước sức ép của hội nhập và sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã hình thành 02 công ty kiểm toán đầu tiên (Công ty kiểm toán Việt Nam – VACO và công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC được thành lập vào ngày 13.5.1991). Mãi đến ngày 11.07.1994 kiểm toán Nhà nước Việt Nam mới được thành lập và trực thuộc Chính phủ. Đến năm 1997, kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo qui chế kiểm toán nội bộ số 832 ngày 28.10.1997 của Bộ tài chính. Ở Việt Nam kiểm toán được hình thành không theo qui luật của các nước phát triển trên thế giới, do thể chế chính trị và cơ chế quản lý kinh tế quyết định. Câu 3: Ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong quản lý? + Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường: Kiểm toán ra đời bắt nguồn từ thực tiễn và phục vụ cho quản lý thực tiễn. Xã hội càng phát triển, thông tin kế toán ngày càng nhiều, đa dạng, đa chiều, phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Đối tượng sử dụng thông tin ngày càng được mở rộng phong phú và đa dạng, vì: Thứ nhất: Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp thông tin và sự điều chỉnh thông tin có lợi cho người cung cấp thông tin. Các thông tin được cung cấp có nguy cơ ngày càng bị hợp pháp hoá và thành tích hoá có lợi cho người cung cấp thông tin. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ôn tập Kiểm toán căn bản Kiểm toán căn bản Câu hỏi Kiểm toán căn bản Báo cáo kiểm toán Bằng chứng kiểm toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part1
11 trang 324 0 0 -
Giáo trình kiểm toán - ThS. Đồng Thị Vân Hồng
154 trang 174 0 0 -
Kiểm toán đại cương - Bài tập và bài giải: Phần 2
102 trang 172 0 0 -
5 trang 126 0 0
-
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản: Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
19 trang 125 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 5 - TS. Lê Văn Luyện
20 trang 115 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 113 0 0 -
Implementation of New Accounting,,Standards of the United States Washington _part4
11 trang 104 0 0 -
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part3
10 trang 101 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 95 0 0