Hệ thống giao thông công cộng thông minh và khả năng ứng dụng tại thành phố Hải Phòng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 330.17 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tại Việt Nam, một số thành phố lớn đã bước đầu ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) để quản lý mạng lưới giao thông đô thị, đặc biệt là quản lý giao thông công cộng (GTCC). Tuy nhiên, sự đầu tư thiếu đồng bộ và thiếu cơ chế quản lý khiến cho các hệ thống này chưa phát huy được hiệu quả. Bài báo trình bày một nghiên cứu điển hình về thực trạng GTCC tại thành phố Hải Phòng và những thách thức, cơ hội ứng dụng ITS trong quản lý GTCC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống giao thông công cộng thông minh và khả năng ứng dụng tại thành phố Hải Phòng Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÔNG MINH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Quang Thành1, Nguyễn Hữu Hà2 1 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng, số 14 Minh Khai, Hải Phòng 2 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: mrthanh.pmuhp@gmail.com; Tel: 0904 812 712 Tóm tắt. Tại Việt Nam, một số thành phố lớn đã bước đầu ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) để quản lý mạng lưới giao thông đô thị, đặc biệt là quản lý giao thông công cộng (GTCC). Tuy nhiên, sự đầu tư thiếu đồng bộ và thiếu cơ chế quản lý khiến cho các hệ thống này chưa phát huy được hiệu quả. Bài báo trình bày một nghiên cứu điển hình về thực trạng GTCC tại thành phố Hải Phòng và những thách thức, cơ hội ứng dụng ITS trong quản lý GTCC. Từ khóa: Hải Phòng, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giao thông công cộng thông minh, bền vững 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÔNG MINH Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là sự kết hợp của công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông nhằm quản lý và vận hành hệ thống giao thông hiệu quả, an toàn, giảm thời gian và chi phí đi lại, giảm ùn tắc giao thông, góp phần bảo vệ môi trường. ITS cho GTCC, còn được gọi là Hệ thống GTCC thông minh (IPTS) - một hệ thống con của Hệ thống Giao thông thông minh (ITS). Đây là một giải pháp tổng thể nhằm mục đích kiểm soát, duy trì hoạt động của mạng lưới GTCC; cung cấp cho hành khách thông tin cập nhật về các chuyến đi và điều kiện hoạt động của mạng lưới. Các hệ thống này và hơn thế nữa áp dụng công nghệ vào các khía cạnh khác nhau của GTCC để cải thiện dịch vụ tổng thể bao gồm an toàn và bảo mật cho người dùng. IPTS về cơ bản là sử dụng công nghệ để thúc đẩy GTCC tốt hơn, cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho hành khách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho cơ quan quản lý và điều hành. IPTS bao gồm 6 thành phần cơ bản, ứng dụng điển hình trong quản lý hoạt động xe buýt thành phố: - Hệ thống định vị phương tiện (Automatic Vehicle Location System - AVLS): sử dụng công nghệ GPS và GPRS để cung cấp thông tin thời gian thực về hoạt động của phương tiện như: vị trí, tốc độ hiện tại, thời tiết xấu và tai nạn; -811- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải - Hệ thống thông tin hành khách (Passenger Information System - PIS): sử dụng công nghệ GPS và mạng di động để cung cấp cho hành khách thông tin thời gian thực về các phương tiện vận tải đến hoặc đi theo lịch trình; - Hệ thống giám sát nhiên liệu và lái xe (Driver & Fuel Monitoring System - DFMS): cung cấp công nghệ trong việc thiết lập các quy trình nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải; giám sát hành vi của người lái xe. - Phần mềm lập kế hoạch & lập lịch trình (Planning & Scheduling Software - PSS): được sử dụng để lập kế hoạch và lên lịch cho các dịch vụ giúp cải thiện độ tin cậy của dịch vụ và trải nghiệm của hành khách. - Mức độ ưu tiên của tín hiệu giao thông (Traffic Signal Priority - TSP): cung cấp mức độ ưu tiên của tín hiệu cho các phương tiện chuyển tuyến tại nút giao thông được báo hiệu trong khu vực đô thị. - Hệ thống cung cấp vé tự động (Automated Fare Collection System - AFCS): bao gồm một cơ cấu giá vé thống nhất (chẳng hạn như thẻ thông minh) cho phép lưu trữ giá trị tiền tệ, hành khách thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt và tự thanh toán (Công nghệ AFC). Trong đó, AFCS với thẻ thông minh tích hợp và PIS là những ứng dụng quan trọng nhất. Với AFCS, việc soát vé bằng thẻ thông minh dễ dàng hơn, nâng cao sự thuận tiện khi đi xe buýt. Vé điện tử còn khắc phục được nạn gian lận vé, vé giả, hạn chế rủi ro bị thu tiền giả. Đồng thời, vé điện tử còn giúp cơ quan quản lý thu thập đầy đủ thông tin nhu cầu đi lại của người dân để quản lý, quy hoạch mạng lưới tuyến cũng như kiểm soát trợ giá hiệu quả; thực hiện linh hoạt chính sách giá vé để khuyến khích người dân sử dụng GTCC. Thẻ cũng có thể tích hợp để thanh toán các dịch vụ khác như phí đỗ xe, thanh toán tiền xăng dầu… Bằng cách giới thiệu một hệ thống bán vé điện tử, nhưng vẫn duy trì thanh toán tiền mặt trên phương tiện với giá vé cao hơn, hệ thống có thể được tích hợp hoàn toàn và góp phần giảm chi phí vận hành. Việc đa dạng hóa chế độ vé sẽ mang đến cho hành khách nhiều sự lựa chọn về loại vé. Một PIS chất lượng cao, dễ dàng tiếp cận và kịp thời là điều cần thiết để tăng lượng người đi phương tiện GTCC. Các ứng dụng IPTS khác cho phép kiểm soát hoạt động của phương tiện, cơ sở hạ tầng, mạng lưới GTCC cũng như các hoạt động của người dùng và nhà cung cấp. Hiệu suất tổng thể của dịch vụ xe buýt bị hạn chế bởi môi trường bên ngoài, về điều kiện giao thông trong đô thị. Nhiều cải tiến về CSHT có thể cho phép xe buýt di chuyển nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra mức độ ưu tiên của tín hiệu giao thông (TPS) và làn ưu tiên cho xe buýt. 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG IPTS TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 8.4. Ứng dụng tại một số thành phố lớn của Việt Nam IPTS bắt đầu được triển khai thông qua hệ thống GPS, camera, thiết bị thông báo bằng giọng nói, hệ thống biển báo điện tử cung cấp thông tin về khoảng cách đến -812- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải điểm dừng cho hành khách (lắp đặt tại các điểm dừng xe buýt), trên nền web và ứng dụng di động tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Sắp tới, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ đưa vào khai thác tuyến ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống giao thông công cộng thông minh và khả năng ứng dụng tại thành phố Hải Phòng Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÔNG MINH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Quang Thành1, Nguyễn Hữu Hà2 1 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng, số 14 Minh Khai, Hải Phòng 2 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: mrthanh.pmuhp@gmail.com; Tel: 0904 812 712 Tóm tắt. Tại Việt Nam, một số thành phố lớn đã bước đầu ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) để quản lý mạng lưới giao thông đô thị, đặc biệt là quản lý giao thông công cộng (GTCC). Tuy nhiên, sự đầu tư thiếu đồng bộ và thiếu cơ chế quản lý khiến cho các hệ thống này chưa phát huy được hiệu quả. Bài báo trình bày một nghiên cứu điển hình về thực trạng GTCC tại thành phố Hải Phòng và những thách thức, cơ hội ứng dụng ITS trong quản lý GTCC. Từ khóa: Hải Phòng, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giao thông công cộng thông minh, bền vững 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÔNG MINH Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là sự kết hợp của công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông nhằm quản lý và vận hành hệ thống giao thông hiệu quả, an toàn, giảm thời gian và chi phí đi lại, giảm ùn tắc giao thông, góp phần bảo vệ môi trường. ITS cho GTCC, còn được gọi là Hệ thống GTCC thông minh (IPTS) - một hệ thống con của Hệ thống Giao thông thông minh (ITS). Đây là một giải pháp tổng thể nhằm mục đích kiểm soát, duy trì hoạt động của mạng lưới GTCC; cung cấp cho hành khách thông tin cập nhật về các chuyến đi và điều kiện hoạt động của mạng lưới. Các hệ thống này và hơn thế nữa áp dụng công nghệ vào các khía cạnh khác nhau của GTCC để cải thiện dịch vụ tổng thể bao gồm an toàn và bảo mật cho người dùng. IPTS về cơ bản là sử dụng công nghệ để thúc đẩy GTCC tốt hơn, cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho hành khách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho cơ quan quản lý và điều hành. IPTS bao gồm 6 thành phần cơ bản, ứng dụng điển hình trong quản lý hoạt động xe buýt thành phố: - Hệ thống định vị phương tiện (Automatic Vehicle Location System - AVLS): sử dụng công nghệ GPS và GPRS để cung cấp thông tin thời gian thực về hoạt động của phương tiện như: vị trí, tốc độ hiện tại, thời tiết xấu và tai nạn; -811- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải - Hệ thống thông tin hành khách (Passenger Information System - PIS): sử dụng công nghệ GPS và mạng di động để cung cấp cho hành khách thông tin thời gian thực về các phương tiện vận tải đến hoặc đi theo lịch trình; - Hệ thống giám sát nhiên liệu và lái xe (Driver & Fuel Monitoring System - DFMS): cung cấp công nghệ trong việc thiết lập các quy trình nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải; giám sát hành vi của người lái xe. - Phần mềm lập kế hoạch & lập lịch trình (Planning & Scheduling Software - PSS): được sử dụng để lập kế hoạch và lên lịch cho các dịch vụ giúp cải thiện độ tin cậy của dịch vụ và trải nghiệm của hành khách. - Mức độ ưu tiên của tín hiệu giao thông (Traffic Signal Priority - TSP): cung cấp mức độ ưu tiên của tín hiệu cho các phương tiện chuyển tuyến tại nút giao thông được báo hiệu trong khu vực đô thị. - Hệ thống cung cấp vé tự động (Automated Fare Collection System - AFCS): bao gồm một cơ cấu giá vé thống nhất (chẳng hạn như thẻ thông minh) cho phép lưu trữ giá trị tiền tệ, hành khách thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt và tự thanh toán (Công nghệ AFC). Trong đó, AFCS với thẻ thông minh tích hợp và PIS là những ứng dụng quan trọng nhất. Với AFCS, việc soát vé bằng thẻ thông minh dễ dàng hơn, nâng cao sự thuận tiện khi đi xe buýt. Vé điện tử còn khắc phục được nạn gian lận vé, vé giả, hạn chế rủi ro bị thu tiền giả. Đồng thời, vé điện tử còn giúp cơ quan quản lý thu thập đầy đủ thông tin nhu cầu đi lại của người dân để quản lý, quy hoạch mạng lưới tuyến cũng như kiểm soát trợ giá hiệu quả; thực hiện linh hoạt chính sách giá vé để khuyến khích người dân sử dụng GTCC. Thẻ cũng có thể tích hợp để thanh toán các dịch vụ khác như phí đỗ xe, thanh toán tiền xăng dầu… Bằng cách giới thiệu một hệ thống bán vé điện tử, nhưng vẫn duy trì thanh toán tiền mặt trên phương tiện với giá vé cao hơn, hệ thống có thể được tích hợp hoàn toàn và góp phần giảm chi phí vận hành. Việc đa dạng hóa chế độ vé sẽ mang đến cho hành khách nhiều sự lựa chọn về loại vé. Một PIS chất lượng cao, dễ dàng tiếp cận và kịp thời là điều cần thiết để tăng lượng người đi phương tiện GTCC. Các ứng dụng IPTS khác cho phép kiểm soát hoạt động của phương tiện, cơ sở hạ tầng, mạng lưới GTCC cũng như các hoạt động của người dùng và nhà cung cấp. Hiệu suất tổng thể của dịch vụ xe buýt bị hạn chế bởi môi trường bên ngoài, về điều kiện giao thông trong đô thị. Nhiều cải tiến về CSHT có thể cho phép xe buýt di chuyển nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra mức độ ưu tiên của tín hiệu giao thông (TPS) và làn ưu tiên cho xe buýt. 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG IPTS TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 8.4. Ứng dụng tại một số thành phố lớn của Việt Nam IPTS bắt đầu được triển khai thông qua hệ thống GPS, camera, thiết bị thông báo bằng giọng nói, hệ thống biển báo điện tử cung cấp thông tin về khoảng cách đến -812- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải điểm dừng cho hành khách (lắp đặt tại các điểm dừng xe buýt), trên nền web và ứng dụng di động tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Sắp tới, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ đưa vào khai thác tuyến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống giao thông thông minh Hệ thống giao thông công cộng Quản lý giao thông đô thị Hệ thống thông tin hành khách Hệ thống định vị phương tiệnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Giao thông đường bộ Hà Nội thực trạng và giải pháp
13 trang 187 0 0 -
12 trang 139 0 0
-
Bài giảng Thực trạng triển khai và phát triển hệ thống giao thông thông minh tại Hà Nội
21 trang 137 0 0 -
14 trang 76 0 0
-
Tìm hiểu về vấn đề hồi quy phi tuyến và ứng dụng trong dự báo lưu lượng giao thông
9 trang 47 0 0 -
Tính bức thiết và không thể khác của việc xây dựng một hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội
29 trang 26 0 0 -
Phát hiện tắc nghẽn giao thông từ hình ảnh camera giám sát bằng mạng nơron tích chập
4 trang 26 0 0 -
Giáo trình Hệ thống giao thông thông minh (Module 4e): Phần 1
31 trang 24 0 0 -
6 trang 24 0 0
-
Thu hồi đất để phát triển tuyến Metro số 2,TP. HCM
5 trang 22 0 0