Thông tin tài liệu:
những địa tổng thể lớn nhỏ và phương pháp nghiên cứu tựnhiên đồng thời từ trên xuống và từ dưới lên yêu cầu giải quyếtvấn đề hệ thống phân vị.Tất cả các nhà địa lý tự nhiên đều thừa nhận trong quá trìnhhình thành các địa tổng thể, luôn luôn có sự tham gia của các quiluật địa lý phổ biến là qui luật địa đới và qui luật phi địa đới,nhưng sự đánh giá vai trò cụ thể của qui luật phổ biến ấy lạirất khác nhau, đó là nguồn gốc của sự phân tán ý kiến trongviệc xây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống phân vị và phân loại Chương 4: HỆ THỐNG PHÂN VỊ VÀ PHÂN LOẠI4.1HệthốngphânvịQuan điểm cấu trúc coi tự nhiên là tập hợp có qui luật củanhững địa tổng thể lớn nhỏ và phương pháp nghiên cứu tựnhiên đồng thời từ trên xuống và từ dưới lên yêu cầu giải quyếtvấn đề hệ thống phân vị.Tất cả các nhà địa lý tự nhiên đều thừa nhận trong quá trìnhhình thành các địa tổng thể, luôn luôn có sự tham gia của các quiluật địa lý phổ biến là qui luật địa đới và qui luật phi địa đới,nhưng sự đánh giá vai trò cụ thể của qui luật phổ biến ấy lạirất khác nhau, đó là nguồn gốc của sự phân tán ý kiến trongviệc xây dựng hệ thống phân vị. Có thể phân ra ba nhóm hệthống phân vị chính.4.1.1NhómthứnhấtNhóm thứ nhất coi nhân tố phi địa đới, cụ thể là nhân tố địachất- địa mạo, luôn luôn chiếm vai trò chủ đạo trong sự phânhóa địa tổng thể ở tất cả các cấp, các tính chất khác của địatổng thể như khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật chỉ đượcxét trong mối liên quan trực tiếp, trong khung cảnh có sẵn củacơ sở địa chất, địa mạo. Đại điện cho nhóm này có hệ thốngcủa N.A Xontxev (1958, 1960) Xứ - Miền – Quận – Khối – Cảnh • Ưu điểm của nhóm này là dễ dàng vạch ranh giới các địa tổng thể và sự phụ thuộc trên dưới cũng rõ ràng. 2 • Nhược điểm chủ yếu là quá coi nhẹ tác động của qui luật địa đới đã được thừa nhận như vòng, đới…4.1.2Nhómthứ2Nhóm thứ 2 coi nhân tố địa đới và phi địa đơi có giá trị ngangnhau trong sự hình thành hệ thống phân vị, vì thế trong hệ thốngđều thấy sự có mặt của các qui luật địa đới và phi địa đới vớinhững đơn vị đại diện cho chúng. Tuy vậy có thể chia nhỏthành 3 nhóm phụ, tùy theo sự đánh giá quan hệ tương hỗ giữacác qui luật đó.Nhómphụ1Tiêu biểu F.N. Minkov (1956, 1959), coi qui luật địa đới và phiđịa đới ngang nhau tới mức là phải luân phiên nhịp nhàng haiđơn vị ấy. Nếu cấp đơn vị thứ nhất theo dấu hiệu địa đới (sinh– khí hậu) thì cấp phân vị thứ hai phải dùng dấu hiệu phi địađới (địa chất – địa mạo). Vòng – Xứ – Đới – Khu – Dải – VùngSự luân phiên máy móc như vậy là chủ quan, phi tự nhiên. Cácqui luật địa đới và phi địa đới có nguồn gốc phát sinh hoàn toànkhác nhau, độc lập với nhau, không thể có sự lệ thuộc trọn vẹngiữa các đơn vị địa đới và phi địa đới.Thí dụ xứ không thể nằm trọn trong một vòng nhiệt, đới khôngchỉ hạn chế trong ranh giới một xứ. Có thể thấy rằng: tại đồngbằng, sự phân hóa địa đới rất rõ, có thể chia đới thành á đớihoặc dải, còn tại xứ núi thì dễ dàng chia ra các khu hơn là cácđới.Nhómphụ2Có sự luân phiên không nhịp nhàng giữa địa đới và phi địa đới,trong đó yếu tố phi địa đới là yếu tố trội khá rõ: 3 • A.A. Grigoriev (1957) Vòng – Ô hay khu – Đới – Miền – Khối – Vùng – CảnhCũng như nhóm phụ trên, nhóm phụ này coi qui luật địa đới làqui luật phân hóa cơ bản của lớp vỏ địa lý…Nhómphụ3Xem xét đồng thời cả hai nhân tố địa đới và phi địa đới trong tấtcả mọi cấp phân vị, do đó không có sự luân phiên nào cả. Hệthống của N.I.Mikhailov (1962) như sau:4.1.3Nhómthứ3Nhóm thứ 3 quan niệm rằng không thể có sự phụ thuộc trựctiếp giữa hai nhân tố địa đới và phi địa đới vì chúng xuất phát từnhững nguồn gốc phát sinh khác nhau. Nếu như sự thay đổi củabức xạ mặt trời theo góc nhập xạ là nguyên nhân chính của sựphân hóa địa đới thì sự phân hóa của các phân vị phi địa đới lại 4bắt nguồn từ quá trình nội lực, vì thế không thể sắp xếp cácđơn vị địa đới và phi địa đới theo một dẫy như hai nhóm trên màphải sắp xếp thành hai dẫy chính. Chỉ những đơn vị liên kết hayđan cắt mới có sự đồng nhất về cả hai mặt địa đới và phi địađới. • Hệ thống của D.L. Armand (1964) như sau:Nhược điểm chung của nhóm 3 là quá cường điệu tính độc lậpcủa hai dẫy địa đới và phi địa đới. Ta biết rằng không có mộtđịa điểm nào trên trái đất chỉ biểu hiện các nét địa đới và nét phiđịa đới, tất cả những nét thuộc hai loại đó bao giờ cũng đi cùngvới nhau, tuy rằng khi thì nét này có rõ rệt hơn, lúc thì nét kia cótrội lên, phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý cụ thể và giai đoạn cụthể. 54.1.4HệthốngphânvịcủaVũTựLập(1974)Để khắc phục những nhược điểm của các nhóm trên, Vũ TựLập đề nghị một thang phân vị như sau: 64.2Chỉtiêuxâydựngcácphânvị4.2.1Nguyêntắcchung • Vì đặc trưng của một địa tổng thể là bao gồm các thành phần, nên khi xét phải lưu ý đến tất cả các thành phần từ địa chất – địa mạo, khí hậu – thủy văn đến thổ nhưỡng – sinh vật, nghĩa là phải sử dụng một phức hệ dấu hiệu cho tất cả các cấp. • Các địa tổng thể chỉ có tính đồng nhất tương đối, không đồng cấp, nên ở mỗi cấp có thể t ...