Danh mục

Hệ thống quy định quản lý nhân sự

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 205.00 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quy định quản lý nhân sự này góp phần giúp cho Phòng Hành chính nhân sự quản lý nhân sự từ khi vào công ty cho đến khi nghỉ việc, đồng thời hỗ trợ Trưởng các bộ phận trong việc quản lý nhân sự. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống quy định quản lý nhân sự QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ I  ­ MỤC ĐÍCH: - Giúp cho Phòng HCNS quản lý nhân sự từ khi vào công ty cho đến khi nghỉ việc. - Hỗ trợ Trưởng các bộ phận trong việc quản lý nhân sự. II – PHẠM VI:        Áp dụng cho toàn công ty. III – ĐỊNH NGHĨA:  CNV: Công nhân viên. HCNS: Hành chánh Nhân sự QDQLNS: Quy định quản lý nhân sự. IV – NỘI DUNG: 1. Tuyển dụng nhân viên:  Quản lý việc tuyển dụng nhân viên được thực hiện theo Thủ tục   Tuyển dụng. qua 2. Mã số công việc và mã số nhân viên: - Mỗi loại công việc sẽ được ghi một loại mã số tạo điều kiện cho việc tuyển dụng, đào  tạo, phân tích mô tả  công việc… Mã công việc được viết tắt dưới dạng: chữ  viết tắt  hoa của bộ phận – chữ viết tắt hoa của vị trí công việc (bằng tiếng Anh), ví dụ: Nhân   viên bảo trì – Phòng Hành chánh nhân sự (Maintenance Staff – HR Dept) là HR – MS. - Mà số  nhân viên được viết tắt dưới dạng: chữ  viết tắt hoa của bộ phận (bằng tiếng   anh) – số thứ tự (số tiến, hai chữ số). Ví dụ nhân viên bảo trì mã số: HR – 02. - Trường hợp có sự thay đổi, thuyên chuyển nhân sự thì Phòng HCNS tiến hành thay đổi  mã số nhân viên và báo cho Trưởng bộ phận, cá nhân liên quan được biết. - Phòng HCNS lập danh sách mã số công việc trình Giám đốc công ty duyệt và thông báo  cho các bộ phận biết. - Phòng HCNS chịu trách nhiệm quản lý mã số công việc và mã số nhân viên. 3. Danh sách CNV Công ty:  - Danh sách CNV gồm các cột sau: Số thứ tự, họ tên nhân viên,ngày tháng năm sinh, giới   tính, hộ  khẩu thường trú, nơi tạm trú – nơi  ở  hiện nay, số   CMND, Số  điện thoại liên   lạc. - Danh sách CNV do Phòng HCNS lập và cập nhật hàng tháng chính xác theo biểu mẫu:  1/BM­QDQLNS. 4. Quản lý hồ sơ nhân sự: - Phòng HCNS chịu trách nhiệm tổ  chức việc quản lý hồ  sơ  của CNV đầy đủ  theo yêu  cầu của Thủ tục Tuyển  Dụng. - CNV có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ phục vụ cho nhu cầu quản lý của công ty. 5. Quản lý giờ công lao động: - Bảng chấm công: Công ty lập bảng chấm công để theo dõi thời gian làm việc của nhân   viên theo biểu mẫu: 2/BM­QDQLNS.  Trưởng bộ  phận có trách nhiệm cung cấp bảng   chấm công cho Phòng HCNS kiểm tra đột xuất về thời giờ làm việc của nhân viên. - Khi có nhu cầu tăng ca, bộ  phận và cá nhân gởi giấy để  nghị  tăng ca theo biểu mẫu:   3/BM­QDQLNS, và chuyển về cho Phòng HCNS, trường hợp không chuyển kịp thì phải  chuyển về  chậm nhất hết ngày hôm sau.  Trưởng bộ  phận có trách nhiệm chấm công  giờ   tăng   ca   vào   bảng   chấm  công   cho   nhân   viên   theo   biểu   mẫu:   4/BM­QDQLNS   và  chuyển bảng chấm công cho Phòng HCNS chậm nhất hết ngày hôm sau. - Giấy công tác: CNV đi công tác phải có giấy công tác do Trưởng bộ phận ký, giấy công   tác phải chuyển kèm bảng chấm công về Phòng HCNS vào cuối kỳ kết toán. 6. Quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:  Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn   nhân lực được thực hiện theo Thủ tục Đào tạo. 7. Quản   lý   lương,   thưởng,   chế   độ   cho   người   lao   động:   thực   hiện   theo   quy   chế   lương   thưởng và chế độ cho người lao động. 8. Quản lý nghỉ phép:   - CNV được nghỉ phép theo quy định của nội quy lao động của công ty. - CNV muốn nghỉ  phép phải làm giấy đề  nghị  theo biểu mẫu: 5/BM­QDQLNS, chuyển   Trưởng bộ phận ký, sao đó chuyển phòng HCNS xem xét, nếu Phòng HCNS đồng ý thì   CNV mới được nghỉ.   - Trước khi duyệt đồng ý cho nhân viên nghỉ  phép, Trưởng bộ  phận phải thu xếp công  việc cho người khác làm thay, đảm bảo công việc được thực hiện trôi chảy. - Trường hợp Trưởng bộ  phận xin nghỉ phép hoặc nhân viên nghỉ  việc từ  4 ngày trở  lên  thì Phòng HCNS phải chuyển giấy nghỉ phép cho Ban Giám đốc duyệt. 9. Quản lý nghỉ việc riêng: - CNV được nghỉ việc riêng theo quy định của nội quy lao động của công ty. - CNV  muốn nghỉ  việc riêng phải làm giấy  đề  nghị  theo biểu mẫu: 6/BM­QDQLNS,   chuyển Trưởng bộ  phận ký, sao đó chuyển phòng HCNS xem xét, nếu Phòng HCNS   đồng ý thì CNV mới được nghỉ.   - Trước khi duyệt đồng ý cho nhân viên nghỉ  việc riêng, Trưởng bộ  phận phải thu xếp  công việc cho người khác làm thay, đảm bảo công việc được thực hiện trôi chảy. - Trường hợp có việc gấp thì CNV được nghỉ nhưng CNV có trách nhiệm giải trình  cho  Phòng HCNS biết lý do và vẫn phải làm đơn xin nghỉ việc riêng bù.   - Trường hợp Trưởng bộ phận xin nghỉ việc riêng hoặc nhân viên nghỉ việc từ 4 ngày trở  lên thì Phòng HCNS phải chuyển giấy nghỉ việc riêng cho Ban Giám đốc duyệt. 10. Điều động nhân viên: ­ Việc điều chuyển nhân sự  từ  Bộ phận này sang Bộ  phận khác phải được cấp Trưởng  quản lý cả hai Bộ phận này đồng ý và giấy chuyển phải thông báo cho P HCNSä. ­ Việc chuyển nhân sự  trong bộ  phận tạm thời phục vụ  cho hoạt động sản xuất kinh  doanh trong một bộ  phận do Trưởng bộ phận đó quyết định. Tuy nhiên việc chuyển   đổi phải được thông báo ngay cho Phòng HCNS biết để  quản lý nhân sự  và công tác   tính lương. Trường hợp chuyển nhân sự  quá 10 ngày thì phải được Trưởng phòng  HCNS đồng ý. ­ Việc chuyển đổi nhân viên văn phòng, cán bộ cấp tổ trưởng trở lên phải được Giám đốc  phê duyệt. ­ Khi tiến hành chuyển đổi, Người có thẩm quyền chuyển đổi phải bàn giao số người từ  bộ phận chuyển đổi tối bộ phận mới.  Trong thời gian chuyển đổi nhân sự, CNV trực  thuộc toàn quyền quản lý của Trưởng bộ phận mới. 11. Xử lý vi phạm kỷ luật: Việc xử lý vi phạm kỷ luật thực hiện theo nội quy lao động và Thủ tục xử lý vi phạm  kỷ luật và xem xét khiếu nại về thi hành kỷ luật. 12. Quản lý nghỉ việc: ­ Khi nghỉ việc, nhân viên viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu :7/BM­QDQLNS chuyển l ...

Tài liệu được xem nhiều: