Danh mục

HỆ THỐNG TÀU THỦY ( Thạc sĩ. Nguyễn Văn Võ ) - CHƯƠNG 8

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.24 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ8.1. VAI TRÒ VÀ CÁC DẠNG THÔNG GIÓHệ thống thông gió dùng để thải nhiệt dư thừa, hơi ẩm và các khí có hại khỏi các khoang của tàu bằng cách đẩy không khí tươi ở bên ngoài vào chúng và thải khí bẩn ra. Theo nguyên tắc hoạt động, hệ thống thông gió bao gồm: thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức (nhân tạo). Trong các khoang riêng biệt có thể sử dụng đồng thời thông gió tự nhiên và nhân tạo, được gọi là thông gió hỗn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ THỐNG TÀU THỦY ( Thạc sĩ. Nguyễn Văn Võ ) - CHƯƠNG 8 Chương 8 HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 8.1. VAI TRÒ VÀ CÁC DẠNG THÔNG GIÓ Hệ thống thông gió dùng để thải nhiệt dư thừa, hơi ẩm và các khí có hại khỏi cáckhoang của tàu bằng cách đẩy không khí tươi ở bên ngoài vào chúng và thải khí bẩnra. Theo nguyên tắc hoạt động, hệ thống thông gió bao gồm: thông gió tự nhiên vàthông gió cưỡng bức (nhân tạo). Trong các khoang riêng biệt có thể sử dụng đồngthời thông gió tự nhiên và nhân tạo, được gọi là thông gió hỗn hợp. Ở thông gió tự nhiên, sự thay đổi không khí trong buồng được thực hiện bằngcách tự nhiên do chênh lệch trọng lượng riêng của không khí nóng và lạnh hoặc donăng lượng động học của dòng không khí bao quanh con tàu, còn ở thông gió nhântạo - nhờ các quạt gió. Vì các quạt gió khi làm việc gây ồn, nên chúng không được đặt ở các phòng ở vàphục vụ. Khi đặt chúng ở các hành lang, người ta thiết kế các rào cách âm đặc biệt.Các quạt gió thường được đặt trên các giảm xóc và nối với các đường dẫn bằng cácvòng bít mềm. Không phụ thuộc vào nguyên tắc hoạt động, thông gió tự nhiên hay cưỡng bức,thông gió có 3 kiểu: thổi vào, hút ra và thổi vào - hút ra (hỗn hợp). - Nhờ có thông gió thổi vào, không khí tươi được đưa vào buồng và tạo ra cột ápnào đó, nhờ nó mà không khí đã bị bẩn đi ra khỏi phòng. - Ở thông gió hút ra, diễn ra quá trình ngược lại: không khí bị bẩn được hút ra nhờhệ thống thông gió và ở trong buồng tạo ra sự loãng không khí, nhờ nó mà không khísạch vào buồng. - Thông gió thổi vào - hút ra (hỗn hợp) là kết hợp của hai loại trên. Nó được sửdụng ở nhiều buồng trên tàu với mục đích tạo ra sự thay đổi không khí mạnh hơn. Trong thông gió tự nhiên, để thực hiện nạp vào, người ta dùng chụp quay nạp vàocó ba mặt (hình 8.1, a), còn để hút ra - sử dụng chụp quay hình tròn XA- GI (hình 8.1,b). Sự làm việc của các chụp quay này không phụ thuộc vào hướng gió. Ngoài ra, 78trong thông gió tự nhiên còn dùng mặt khỉ hứng gió - để hút gió vào và ống gió đẩyna-val - để hút gió ra cũng như các cửa sổ, cửa trần, v.v. Để cho các đầu của các chụp quay tự do thoát gió (cho gió chảy qua tự do), chúngđược đặt ở độ cao 0,6  0,8 m cao hơn các kiến trúc bên cạnh của thượng tầng. Hệ thống thông gió, tuỳ thuộc vào buồng mà nó phục vụ, có thể được phân thànhcác nhóm sau: Thông gió chung toàn tàu, phục vụ các buồng ở, nhà bếp, nhà tắm, giặt, v.v. Thông gió buồng máy Thông gió các buồng máy lạnh Thông gió buồng bơm của tàu dầu Thông gió buồng ắc qui. Hệ thống thông gió được thực hiện theo nguyên tắc độc lập hoặc phân nhóm.Nguyên tắc phân nhóm được dùng cho các buồng có cùng các thông số của khôngkhí và đặc điểm sự toả (phát tán) các chất độc hại. Nguyên tắc độc lập được dùng đểthông gió các buồng thể tích lớn (các hầm hàng, buồng máy, các buồng sản xuất,phòng chiếu phim v.v.) cũng như các phòng như ắc qui, hút thuốc, buồng các bơmhàng trên tàu dầu, phòng cách ly, y tế v.v. 79 d) c) b) Hình 8.1. Sơ đồ mặt khỉ hứng gió và ống gió đẩy na -vala - ống gió đẩy na -val; b - mặt khỉ hứng gió khi làm việc hút gió ra; c - mặt khỉhứng gió khi làm việc nạp gió vào; d - ống gió đẩy na -val có cái hãm tay và lưới chắn rác 1 - ống cố định; 2 - ống quay; 3 - lưới chắn rác; 4 - cái hãm tay 80 Hình 8.2. Các thiết bị lấy gió a - chụp quay ba mặt; b - chụp quay hình tròn XA-GI 8.2. THÔNG GIÓ CHUNG CHO TÀU 8.2.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống Thông gió chung toàn tàu được trang bị cho các phòng ở, buồng phục vụ và sinhhoạt. Thông gió các buồng trên tàu thường thực hiện theo sơ đồ sau: cấp không khívào buồng, lối ra của nó qua các lưới cửa vào các hành lang, từ hành lang qua cáclưới cửa vào các hệ thống vệ sinh và buồng tắm, từ buồng tắm và hệ thống vệ sinh rangoài (thông gió nhân tạo). Sơ đồ nguyên lý của hệ thống thông gió các buồng ở, sinh hoạt, y tế của tàukhách được trình bày ở hình 8.2. Như đã thấy trên hình, các quạt gió được đặt ởbuồng riêng. Các đường ống chính nằm ở các hành lang. Không khí vào các buồng được phục vụ theo các kênh, chúng kết thúc bằng thiếtbị phân phối khí bảo đảm việc phân tán dòng và cho phép thay đổi hướng chuyểnđộng của nó. Thiết bị phân phối không khí, điều chỉnh hướng và cường độ dòngkhông khí. Sự lắp đặt chúng trong các phòng được cho phép ở trên trần cũng như trêncác vách ngang, trên các giường ở đầu giường hay ở dưới chân. Để thải các khí rakhỏi các buồng có các lưới ở các cửa và trên tường. 8.2.2. Tính toán ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: