HỆ THỐNG TÀU THỦY ( Thạc sĩ. Nguyễn Văn Võ ) - CHƯƠNG 9
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 189.11 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CÁC HỆ THỐNG LÀM LẠNH
9.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH
Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh cao thì phần lớn các thực phẩm (thịt, cá, trứng, rau, quả và v.v.) nhanh bị hư hỏng. Những thực phẩm như thế gọi là mau hỏng. Các thực phẩm bị hỏng do sự phân hủy của các thành phần của chúng (hydrat các-bon, p-rô-tít, mỡ), sự phân hủy lại được tạo điều kiện do vi khuẩn và nấm mốc ở môi trường xung quanh cũng như ở trên bề mặt và trong lòng thực phẩm....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ THỐNG TÀU THỦY ( Thạc sĩ. Nguyễn Văn Võ ) - CHƯƠNG 9 Chương 9 CÁC HỆ THỐNG LÀM LẠNH 9.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh cao thì phần lớn các thực phẩm (thịt, cá, trứng, rau, quả và v.v.) nhanh bị hư hỏng. Những thực phẩm như thế gọi là mau hỏng. Các thực phẩm bị hỏng do sự phân hủy của các thành phần của chúng (hydrat các-bon, p-rô-tít, mỡ), sự phân hủy lại được tạo điều kiện do vi khuẩn và nấm mốc ở môi trường xung quanh cũng như ở trên bề mặt và trong lòng thực phẩm. Để thực phẩm tránh bị thiu, người ta sử dụng tác dụng của bảo quản lạnh, mà thực chất của vấn đề là ở chỗ, ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn và các nấm mốc làm chậm lại sự hoạt động của chúng và hầu như không sinh sôi nữa. Lạnh trên tàu được tạo ra do các máy lạnh. Chúng được trang bị cho tất cả các tàu đông lạnh. Ngoài các tàu đông lạnh, lạnh còn được sử dụng trên các tàu khác, đặc biệt là tàu khách, khi dự trữ thực phẩm cho thủy thủ và hành khách trong các khoang thực phẩm, các tủ và để làm nước đá (trên một số tàu). Để làm điều này, người ta sử dụng các thiết bị nhỏ hơn (kiểu tàu đặc biệt hoặc thương nghiệp) và các tủ lạnh sinh hoạt. Các máy lạnh cũng được dùng trong các thiết bị điều hòa không khí. Máy lạnh và hệ thống lạnh cùng nhau tạo thành thiết bị lạnh. Đôi khi tổ hợp này được gọi là hệ thống làm lạnh. Chất lượng các thực phẩm mau hỏng và thời gian bảo quản cho phép của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tần số thay đổi không khí của buồng. Chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí cũng như số lần thay đổi yêu cầu của nó đối với các buồng lạnh dưới tàu được đưa ra ở dạng bảng của Qui phạm. 9.2. CÁC MÁY LẠNH 94 Các máy lạnh tạo ra lạnh nhờ năng lượng đưa vào từ bên ngoài hoặc là ở dạng nhiệt hoặc dạng công. Tất cả các máy lạnh có thể được chia thành 3 kiểu chính: máy nén (không khí và hơi làm việc dựa vào các chất lỏng dễ sôi), hấp thụ và phụt. Các kiểu máy nén khí làm việc dựa vào việc dùng cơ năng, kiểu hấp thụ và kiểu phụt - dựa vào năng lượng nhiệt. Hiện nay, trên tàu người ta hay sử dụng các máy lạnh kiểu máy nén khí, là do nó tính kinh tế cao. Các bộ phận cơ bản của máy lạnh là: máy nén khí K, bình ngưng KD, van tiết lưu PB, và dàn bay hơi I. Máy làm việc như sau, máy nén khí K hút hơi bão hòa khô của công chất từ dàn bay hơi đến theo đường 8 và nén chúng. Nhờ nó áp suất của hơi tăng và chúng bị quá nhiệt. Hơi quá nhiệt bị đẩy, nhờ máy nén, vào bình ngưng theo đường 9, ở đó nước tuần hoàn lấy nhiệt của chúng đi. Kết quả là hơi quá nhiệt chuyển thành hơi bão hòa và sau đó ngưng tụ. Từ bầu ngưng KD, công chất lạnh lỏng đi đến van tiết lưu PB theo đường 3, khi đi qua đó nó bị tiết lưu. Quá trình tiết lưu kèm theo sự giảm áp suất của các phần tử hơi của nó. Nhiệt độ chất lỏng hạ và đạt tới nhiệt độ tương ứng với áp suất đã được đặt sau van tiết lưu. Ở nhiệt độ không đổi, bộ phận chủ yếu của nó bay hơi ở dàn bay hơi I, tức là biến thành hơi bão hòa. Nhiệt lượng, cần thiết để làm bay hơi công chất lạnh, nhận được từ nước muối choán quanh ống ruột gà của dàn bay hơi I. Hơi bão hoà khô lại theo đường 8 vào máy nén khí K v.v. tạo thành một chu trình kín. Hình 9.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm lạnh bằng máy nén khí. KD - bình ngưng; K - máy nén khí; I - dàn bay hơi; OP - buồng cần làm lạnh; PB - van tiết lưu 95 1 - đường dẫn nước ra; 2 - đường nước dẫn vào; 3 - đường nước nóng; 4 - đường nước lạnh; 5 - đường nước muối lạnh; 6 - bơm nước muối; 7 - đường nước muối nóng; 8 - hơi lạnh; 9 - hơi quá nhiệt. Nước muối bị làm lạnh ở dàn bay hơi I đi qua đường 5 được bơm 6 chuyển qua các ống ruột gà nằm ở trong buồng lạnh OP, sau khi lấy được một lượng nhiệt nào đó từ không khí của buồng, ở dạng đã bị hâm nóng, nó lại quay trở lại dàn bay hơi theo đường 7, tại đây nó tỏa nhiệt cho dàn bay hơi, lạnh xuống một nhiệt độ nào đó, lại theo đường 5, bơm 6 v.v. tạo thành một chu trình kín thứ hai. Để làm công chất lạnh trong các máy kiểu nén hơi (khí), cách đây không lâu người ta vẫn dùng a-mô-ni-ắc. Đây là khí không màu, nó nhẹ hơn không khí và có mùi khẳn đặc trưng, a-mô-ni-ắc rẻ và có các tính chất nhiệt động tốt (các áp suất vừa phải và sản lượng lạnh thể tích đơn vị lớn). Tuy nhiên, nó rất độc và dễ nổ ở giới hạn nồng độ thể tích 16 25%, cùng với điều trên, a-mô-ni-ắc không ăn mòn đối với kim loại đen nhưng nó ăn mòn khi có mặt của hơi, kẽm, đồng, đồng thanh và các hợp kim đồng khác, trừ đồng thanh phốt pho rơ. Hiện nay ở các máy lạnh kiểu nén hơi, người ta sử dụng rộng rãi Freon -12. Đây là khí nặng không hại, không có mùi, không màu, không cháy và không nổ, tuy nhiên khi có ngọn lửa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ THỐNG TÀU THỦY ( Thạc sĩ. Nguyễn Văn Võ ) - CHƯƠNG 9 Chương 9 CÁC HỆ THỐNG LÀM LẠNH 9.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh cao thì phần lớn các thực phẩm (thịt, cá, trứng, rau, quả và v.v.) nhanh bị hư hỏng. Những thực phẩm như thế gọi là mau hỏng. Các thực phẩm bị hỏng do sự phân hủy của các thành phần của chúng (hydrat các-bon, p-rô-tít, mỡ), sự phân hủy lại được tạo điều kiện do vi khuẩn và nấm mốc ở môi trường xung quanh cũng như ở trên bề mặt và trong lòng thực phẩm. Để thực phẩm tránh bị thiu, người ta sử dụng tác dụng của bảo quản lạnh, mà thực chất của vấn đề là ở chỗ, ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn và các nấm mốc làm chậm lại sự hoạt động của chúng và hầu như không sinh sôi nữa. Lạnh trên tàu được tạo ra do các máy lạnh. Chúng được trang bị cho tất cả các tàu đông lạnh. Ngoài các tàu đông lạnh, lạnh còn được sử dụng trên các tàu khác, đặc biệt là tàu khách, khi dự trữ thực phẩm cho thủy thủ và hành khách trong các khoang thực phẩm, các tủ và để làm nước đá (trên một số tàu). Để làm điều này, người ta sử dụng các thiết bị nhỏ hơn (kiểu tàu đặc biệt hoặc thương nghiệp) và các tủ lạnh sinh hoạt. Các máy lạnh cũng được dùng trong các thiết bị điều hòa không khí. Máy lạnh và hệ thống lạnh cùng nhau tạo thành thiết bị lạnh. Đôi khi tổ hợp này được gọi là hệ thống làm lạnh. Chất lượng các thực phẩm mau hỏng và thời gian bảo quản cho phép của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tần số thay đổi không khí của buồng. Chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí cũng như số lần thay đổi yêu cầu của nó đối với các buồng lạnh dưới tàu được đưa ra ở dạng bảng của Qui phạm. 9.2. CÁC MÁY LẠNH 94 Các máy lạnh tạo ra lạnh nhờ năng lượng đưa vào từ bên ngoài hoặc là ở dạng nhiệt hoặc dạng công. Tất cả các máy lạnh có thể được chia thành 3 kiểu chính: máy nén (không khí và hơi làm việc dựa vào các chất lỏng dễ sôi), hấp thụ và phụt. Các kiểu máy nén khí làm việc dựa vào việc dùng cơ năng, kiểu hấp thụ và kiểu phụt - dựa vào năng lượng nhiệt. Hiện nay, trên tàu người ta hay sử dụng các máy lạnh kiểu máy nén khí, là do nó tính kinh tế cao. Các bộ phận cơ bản của máy lạnh là: máy nén khí K, bình ngưng KD, van tiết lưu PB, và dàn bay hơi I. Máy làm việc như sau, máy nén khí K hút hơi bão hòa khô của công chất từ dàn bay hơi đến theo đường 8 và nén chúng. Nhờ nó áp suất của hơi tăng và chúng bị quá nhiệt. Hơi quá nhiệt bị đẩy, nhờ máy nén, vào bình ngưng theo đường 9, ở đó nước tuần hoàn lấy nhiệt của chúng đi. Kết quả là hơi quá nhiệt chuyển thành hơi bão hòa và sau đó ngưng tụ. Từ bầu ngưng KD, công chất lạnh lỏng đi đến van tiết lưu PB theo đường 3, khi đi qua đó nó bị tiết lưu. Quá trình tiết lưu kèm theo sự giảm áp suất của các phần tử hơi của nó. Nhiệt độ chất lỏng hạ và đạt tới nhiệt độ tương ứng với áp suất đã được đặt sau van tiết lưu. Ở nhiệt độ không đổi, bộ phận chủ yếu của nó bay hơi ở dàn bay hơi I, tức là biến thành hơi bão hòa. Nhiệt lượng, cần thiết để làm bay hơi công chất lạnh, nhận được từ nước muối choán quanh ống ruột gà của dàn bay hơi I. Hơi bão hoà khô lại theo đường 8 vào máy nén khí K v.v. tạo thành một chu trình kín. Hình 9.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm lạnh bằng máy nén khí. KD - bình ngưng; K - máy nén khí; I - dàn bay hơi; OP - buồng cần làm lạnh; PB - van tiết lưu 95 1 - đường dẫn nước ra; 2 - đường nước dẫn vào; 3 - đường nước nóng; 4 - đường nước lạnh; 5 - đường nước muối lạnh; 6 - bơm nước muối; 7 - đường nước muối nóng; 8 - hơi lạnh; 9 - hơi quá nhiệt. Nước muối bị làm lạnh ở dàn bay hơi I đi qua đường 5 được bơm 6 chuyển qua các ống ruột gà nằm ở trong buồng lạnh OP, sau khi lấy được một lượng nhiệt nào đó từ không khí của buồng, ở dạng đã bị hâm nóng, nó lại quay trở lại dàn bay hơi theo đường 7, tại đây nó tỏa nhiệt cho dàn bay hơi, lạnh xuống một nhiệt độ nào đó, lại theo đường 5, bơm 6 v.v. tạo thành một chu trình kín thứ hai. Để làm công chất lạnh trong các máy kiểu nén hơi (khí), cách đây không lâu người ta vẫn dùng a-mô-ni-ắc. Đây là khí không màu, nó nhẹ hơn không khí và có mùi khẳn đặc trưng, a-mô-ni-ắc rẻ và có các tính chất nhiệt động tốt (các áp suất vừa phải và sản lượng lạnh thể tích đơn vị lớn). Tuy nhiên, nó rất độc và dễ nổ ở giới hạn nồng độ thể tích 16 25%, cùng với điều trên, a-mô-ni-ắc không ăn mòn đối với kim loại đen nhưng nó ăn mòn khi có mặt của hơi, kẽm, đồng, đồng thanh và các hợp kim đồng khác, trừ đồng thanh phốt pho rơ. Hiện nay ở các máy lạnh kiểu nén hơi, người ta sử dụng rộng rãi Freon -12. Đây là khí nặng không hại, không có mùi, không màu, không cháy và không nổ, tuy nhiên khi có ngọn lửa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành đóng tàu tính toán thủy lực kết cấu hệ thống hầm tàu điều hòa không khí hệ thống cứu hỏaTài liệu liên quan:
-
141 trang 376 3 0
-
202 trang 364 2 0
-
199 trang 295 4 0
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
72 trang 273 0 0 -
227 trang 249 1 0
-
Giáo trình Khí nén thủy lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
153 trang 226 0 0 -
86 trang 182 1 0
-
Hệ thống sưởi - thông gió - điều hòa không khí - Thực hành kỹ thuật điện - điện tử: Phần 1
109 trang 159 0 0 -
77 trang 126 0 0
-
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Trace 700
36 trang 122 0 0