Danh mục

Hệ thống thông tin kinh tế đất trong quản lý đất đai ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.27 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống thông tin kinh tế đất là một bộ phận cấu thành nên hệ thống thông tin đất đai, hệ thống thông tin kinh tế đất cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống chỉ tiêu phân loại quỹ đất đai quốc gia, các nguyên lý điều chỉnh nhà nước về mối quan hệ đất đai, các vấn đề về giá trị và đề xuất phương pháp đánh giá giá trị kinh tế đất đai, mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng đất đai, giữa giá trị và đầu tư phát triển quỹ đất đai. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống thông tin kinh tế đất trong quản lý đất đai ở Việt Nam HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐẤT TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Văn Hoàng ThS. Nguyễn Thị Hiền Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Như chúng ta đều biết quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất thông qua quy hoạch và chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng đến là sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững đang và sẽ đặt ra nhiệm vụ, nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhằm cân nhắc, xác định kỹ càng và hoạch định khoa học hơn các chỉ tiêu phân bổ sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp và hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đó yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là phải xây dựng được một hệ thống thông tin đất đai đồng bộ, xuyên suốt. Hệ thống thông tin kinh tế đất là một bộ phận cấu thành nên hệ thống thông tin đất đai, hệ thống thông tin kinh tế đất cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống chỉ tiêu phân loại quỹ đất đai quốc gia, các nguyên lý điều chỉnh nhà nước về mối quan hệ đất đai, các vấn đề về giá trị và đề xuất phương pháp đánh giá giá trị kinh tế đất đai, mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng đất đai, giữa giá trị và đầu tư phát triển quỹ đất đai. 1. Những quy định của pháp luật về hệ thống thông tin kinh tế đất Luật đất đai năm 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân. Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành. Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể. Điểm đặc biệt trong Luật đất đai sửa đổi, bổ sung lần này lã đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân. 205 Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá đất, khung giá đất, do Nhà nước định giá; những bất cập nêu trên đã được Luật Ðất đai năm 2013 thay thế Luật Ðất đai năm 2003 xử lý có tính chất căn bản để đi theo hướng thị trường hơn từ quan điểm đến nguyên tắc, phương pháp, cơ chế định giá. Ðây chính là bước đổi mới hơn trước, bởi đã thừa nhận sự hình thành và vận động của giá đất do tất cả các nhân tố khách quan trên thị trường tác động. Triển khai thực hiện những nội dung về giá đất theo quy định của Luật Ðất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2014/NÐ-CP quy định về giá đất và Nghị định số 45/2014/NÐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, Thông tư 36/2014/TT-BTNM ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về phương pháp xác định giá đất, xây dựng điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.. Từ năm 1993 đến nay Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai trong đó phải kể đến: - Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; - Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012; - Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ngày 01 tháng 01 năm 2012; - Nghị định 94/CP ngày 25-8-1994 'về thi hành Pháp lệnh về thuế nhà đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà đất'. - Nghị định 114/CP ngày 05-9-1994 'về thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất'. - Nghị định 89/CP ngày 17-8-1994 'về thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính'. - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP; - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; 2. Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin kinh tế đất ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin giá đất: Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh chóng (theo cách tính tổng số đất /tổng dân số đô thị). Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị năm 2016 và 37,5% với 813 đô thị năm 2017. Trong đó nhiều thành phố có tốc độ đô thị hóa khá cao như: TP.Hồ Chí Minh: 82,13%, Đà Nẵng 87,29%, Hà Nội 48,61%, Bình Dương: 77%, Hải phòng: 46,3%, Cần Thơ: 68,05%... với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh dẫn đến không gian đô thị và dân số tại các đô thị tăng nhanh (hiện dân số tại các đô thị đã chiếm 35,2% dân số cả nước)... do đó nhu cầu về đất ở, đất để xây dựng các công trình giao thông, công trình công cộng, hạ tầng đô thị, nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc… tăng cao, trong khi nguồn cung 206 chưa đáp ứng đủ hệ quả là thị trường luôn tiềm ẩn sứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: