Danh mục

Hệ thống thông tin môi trường part 3

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các dữ liệu thường được lưu trữ trên đĩa, CSDL đòi hỏi phải thiết kế cẩn thận vì chúng lưu thông tin có cấu trúc theo tổ chức. Một phương diện quan trọng của quản lý là sử dụng phần mềm để quản lý tất cả dữ liệu truy xuất tới CSDL. Phần mềm này, chính là hệ quản trị CSDL, sẽ giao diện với người sử dụng và các chương trình ứng dụng và chính CSDL, do đó sẽ cho phép kiểm soát tập trung đối với dữ liệu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống thông tin môi trường part 3 Các dữ liệu thường được lưu trữ trên đĩa, CSDL đòi hỏi phải thiết kế cẩn thận vìchúng lưu thông tin có cấu trúc theo tổ chức. Một phương diện quan trọng của quản lý là sửdụng phần mềm để quản lý tất cả dữ liệu truy xuất tới CSDL. Phần mềm này, chính là hệ quảntrị CSDL, sẽ giao diện với người sử dụng và các chương trình ứng dụng và chính CSDL, dođó sẽ cho phép kiểm soát tập trung đối với dữ liệu. Những đặc tính chính của một hệ quản trịCSDL hiện đại là: - Phần mềm quản lý tất cả việc đọc và viết của người sử dụng và các chương trình ứng dụng lên CSDL. - Có khả năng trình bày một phần của CSDL cho người sử dụng xem theo yêu cầu của họ. - Chỉ trình bày cách nhìn dữ liệu logic cho người sử dụng – chi tiết của dữ liệu lưu trữ và cách truy xuất dữ liệu sẽ được dấu. - Bảo đảm tính thống nhất. - Cho phép phân quyền mức truy xuất khác nhau cho những người sử dụng khác nhau tới CSDL. - Cho phép người sử dụng định nghĩa CSDL. - Cung cấp các công cụ khác nhau để giám sát và kiểm soát CSDL. Phương pháp CSDL có những điểm lợi sau đây: /[2]/: - Giảm hoặc không có sự dư thừa dữ liệu. - Có thể duy trì được sự nhất quán dữ liệu. - Có thể độc lập dữ liệu và chương trình. - Chương trình và người sử dụng chỉ nhìn thấy cách quản lý logic về dữ liệu. - Cho phép phát triển chương trình ứng dụng khi có thể dùng chung dữ liệu. - Tăng cường tính tiêu chuẩn - Dễ thực hiện bảo mật.4.1.2.2 Phương pháp CSDL trong nghiên cứu môi trường Phương pháp CSDL đã phát triển trong rất nhiều ngành khoa học và kỹ thuật trong đócó môi trường. Cách tiếp cận theo quan điểm CSDL có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt trongviệc thiết lập mô hình mô phỏng các quá trình diễn ra trong môi trường (đất, nước và khôngkhí). Thực vậy, ngày nay các mô hình đang được phức tạp hóa một cách nhanh chóng nhằmđạt được độ chính xác và sự tổng quát hóa hơn. Hiện nay, trên thế giới các phương pháp ứngdụng mô hình mô phỏng các quá trình môi trường đang phát triển mạnh mẽ. Khuynh hướngnày ngày càng mạnh do khả năng tính toán của các máy tính hiện đại ngày càng nhanh. Ở đâymột trở ngại không nhỏ trong việc sử dụng các mô hình phức tạp vào thực tế: đó là chúng đòihỏi một số lượng lớn dữ liệu có bản chất khác nhau (khí tượng, thủy văn, địa hình, các thamsố hóa lý, sinh học …). Cùng với việc yêu cầu tính chính xác và đầy đủ về dữ liệu là yêu cầusao cho thông tin (các dữ liệu cần cho mô hình) được tổ chức có phương pháp và điều này dẫnđến sự cần thiết phải nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiếp cận cơ sở dữ liệu trong nghiêncứu mô phỏng môi trường. Những nghiên cứu cơ bản về phương pháp CSDL trong nghiên cứu môi trường đượctrình bày trong nhiều công trình, Bùi Tá Long và CTV. /[2] - [9]/. Trong công trình của hainhà khoa học người Mỹ James P. Bennett và Margaret Buchen /xem [2] và tài liệu trích dẫntrong đó / đã nghiên cứu xây dựng CSDL về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên cây cối. 57Trong công trình này, các tác giả đã xây dựng CSDL tập hợp gần 10000 bài báo khoa học từgần 4000 tạp chí khoa học trên thế giới về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên cây cối.4.1.3 Về vai trò của công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu môi trường Thế kỷ XX là thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực tin học, điện tử vànghiên cứu vũ trụ. Những tiến bộ đó đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học,trong đó có địa lý và bản đồ học. Vào thế kỷ XX, khi mà việc nghiên cứu địa lí phát triển mạnh theo xu hướng địnhlượng, đã nảy sinh những vấn đề về dữ liệu không gian. Nghiên cứu chuyên đề đòi hỏi quátrình điều tra, khảo sát, đo đạc thực địa ở những mức độ khác nhau, nhưng nói chung thườngrất tỉ mỉ, để xác định các đặc điểm định tính và định lượng của các thực thể địa lí không chỉ ởmột thời điểm, mà còn trong những chu kì thời gian khác nhau. Những phương pháp truyềnthống trong quá trình thu thập thông tin không đáp ứng nổi các nhu cầu về địa lí. Ngày nay,các phương pháp và công nghệ tiên tiến trong thu thập và xử lí thông tin không gian như:công nghệ định vị toàn cầu (GPS – Global Positioning System), trắc địa ảnh, viễn thám (baogồm cả thông tin mặt đất và thông tin khí quyển),… đã cho phép trong một thời gian ngắn thuthập về một khối lượng thông tin rất lớn … Máy tính điện tử là tiền đề để phát triển công nghệtự động hoá thành lập bản đồ. Sự tham gia của máy tính đã cho ra đời những mô hình bản đồmới có nhiều ưu việt hơn: bản đồ số, cơ sở dữ liệu bản đồ, hệ thống thông tin địa lí. Trong đã đưa ra những điểm mạnh của bản đồ điện toán so với phương pháp truyềnthống, thể hiện ở các khía cạnh sau: - Lập ra những bản đồ có chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện, chất l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: