Danh mục

Hệ thống thông tin môi trường part 4

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về mặt tổ chức hành chính có thể xây dựng Trung Tâm Phân Tích Thông Tin Môi Trường Vùng (TTPTTTMTV) – là cơ quan quản lý qui mô vùng trong HTQTMTQG. Cơ quan này có các chức năng thu thập, xử lý, cung cấp tài liệu và bảo quản thông tin môi trường cần thiết cho các cấu trúc vùng cũng như hình thành thông tin trong hình thức thích hợp để trình lên cấp quốc gia của HTQTMTQG.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống thông tin môi trường part 4 Về mặt tổ chức hành chính có thể xây dựng Trung Tâm Phân Tích Thông Tin MôiTrường Vùng (TTPTTTMTV) – là cơ quan quản lý qui mô vùng trong HTQTMTQG. Cơquan này có các chức năng thu thập, xử lý, cung cấp tài liệu và bảo quản thông tin môi trườngcần thiết cho các cấu trúc vùng cũng như hình thành thông tin trong hình thức thích hợp đểtrình lên cấp quốc gia của HTQTMTQG. Ngoài ra TTPTTTMTV phải tiến hành bảo đảmthông tin cho các cơ quan và tổ chức quan tâm trong khuôn khổ vùng. Ở mức quốc gia, thành phần chính của HTQTMTQG là Trung Tâm Phân Tích ThôngTin Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia (TTPTTTQTMTQG). Theo quyết định số 955/BVMTcủa Cục Bảo vệ môi trường ngày 25/10/2004, Trung tâm quan trắc và dữ liệu môi trường(Trung tâm QTDLMT) đã được thành lập. Cũng theo Quyết định này, Trung tâm QTDLMTcó 3 chức năng chính: - Quan trắc môi trường: o Quản lý hệ thống quan trắc môi trường, thực hiện quan trắc môi trường; o Quản lý thống nhất số liệu điều tra, quan trắc về môi trường; o Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm, hướng dẫn, quy định, định mức về quan trắc môi trường; o Xây dựng, phát triển Phòng thí nghiệm và Phân tích môi trường; - Quản lý thống nhất số liệu môi trường: o Làm đầu mối thu thập, lưu trữ, quản lý thống nhất số liệu môi trường; o Tổ chức và xây dựng, phát triển và quản lý thống nhất các cơ sở dữ liệu môi trường, các hệ thống thông tin báo cáo môi trường; o Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, quy chế, quy chuẩn thông tin và cơ sở pháp lý khác về dữ liệu và thông tin môi trường. - Ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trong lĩnh vực môi trường: o Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của Cục Bảo vệ môi trường; o Làm đầu mối nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) của Cục Bảo vệ môi trường. Để giải quyết nhiệm vụ này trong TTPTTTQTMTQG phải thực hiện việc thu thập,bảo quản và phân tích thông tin môi trường tổng hợp nhận được từ các mắt xích thông tin củacác Hệ thống quan trắc quy mô vùng và địa phương, cũng như thông tin tổng hợp từ cácTrung tâm cấp trung ương của các hệ thống cơ quan nhà nước. Ngoài ra, TTPTTTQTMTQG còn giải quyết một số nhiệm vụ sau đây trongHTQTMTQG: - Bảo đảm hình thành các hệ thống quan trắc chuyên biệt không có ở các mức vùng và địa phương (các hệ thống quan trắc tầng ôzôn của Trái đất, quan trắc nền, quan trắc sự ô nhiễm xuyên biên giới các chất ô nhiễm không khí, ...). - Bảo đảm sự tham gia của quốc gia vào các hệ thống quan trắc môi trường xung quanh của quốc tế và khu vực, trong số đó có hệ thống toàn cầu. - Bảo đảm chất lượng và tính tương thích thông tin nhận được ở mọi quy mô của HTQTMTQG, xử lý trên cơ sở tính đến các phương pháp khoa học phù hợp.5.4 Đề xuất mô hình hệ thống thông tin môi trường cấp tỉnh Qua việc thực hiện một số đề tài xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác quản lýmôi trường trong giai đoạn hiện nay tại một số tỉnh thành của cả nước, tác giả nhận thấy côngtác giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi lưu trữ các mảng thông 91tin môi trường rất lớn và thường xuyên biến đổi. Không chỉ lưu trữ mà còn cần thiết phải khaithác sử dụng có hiệu quả dữ liệu để thông qua quyết định ở các cấp quản lí khác nhau. Bêncạnh đó cần thiết phải xây dựng các công cụ cho phép tính toán theo các kịch bản phát triểnkhác nhau cũng cho phép dự báo và đánh giá được các hệ quả về mặt môi trường cho cácquyết định được thông qua. Từ đó cần thiết phải xây dựng Hệ thống thông tin môi trườngcho cấp cơ sở theo hệ thống quản lí môi trường cấp quốc gia. Dựa vào cơ sở lý luận được trình bày trong mục trên, và kinh nghiệm thực tiễn trong/[2] –[4]/ đề xuất một mô hình xây dựng Hệ thống thông tin môi trường cấp tỉnh thành tạiViệt Nam. Trên Hình 5.4 là sơ đồ khối Hệ thống thông tin môi trường (EnvironmentalInformation System – EIS) cho cấp tỉnh thành được đề xuất. Các bước của quá trình tự độnghóa trong hệ thống thông tin môi trường được thể hiện trên Hình 5.5. Hệ thống thông tin môi trường (EIS) được xây dựng theo nguyên lý mô đun. Bướcđầu EIS được đề xuất là sự tích hợp ba khối là khối quản lý số liệu quan trắc môi trường, khốingân hàng mô hình môi trường và khối cung cấp thông tin môi trường /xem [2]/. Phần dướiđây sẽ đi vào phân tích một số khối tham gia trong EIS. Chức năng nhiệm vụ của các khối nàycụ thể như sau : Hình 5.4.Sơ đồ cấu trúc của hệ thống thông tin môi trường cấp tỉnh thành /[2]/ 92 Hệ thống thông tin môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều: