Danh mục

Hen phế quản (Kỳ 2)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.46 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cận lâm sàng: - Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu bội nhiễm bạch cầu tăng, N tăng. - X quang: hình ảnh giãn phổi cấp ( trong cơn hen : phổi tăng sáng, gian sườn giãn, vòm hoành hạ thấp và dẹt, tăng kích thước khoảng sáng sau tim ). - Xét nghiệm đờm có: E , tế bào phế quản , tinh thể Charcot-Leyden .- Chức năng hô hấp: rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục hoặc rối loạn hỗn hợp .Nếu hen điển hình thì chẩn đoán hen dựa vào các triệu chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hen phế quản (Kỳ 2) Hen phế quản (Kỳ 2) 3.Cận lâm sàng: - Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu bội nhiễm bạch cầu tăng, N tăng. - X quang: hình ảnh giãn phổi cấp ( trong cơn hen : phổi tăng sáng, giansườn giãn, vòm hoành hạ thấp và dẹt, tăng kích thước khoảng sáng sau tim ). - Xét nghiệm đờm có: E , tế bào phế quản , tinh thể Charcot-Leyden . - Chức năng hô hấp: rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục hoặc rốiloạn hỗn hợp . Nếu hen điển hình thì chẩn đoán hen dựa vào các triệu chứng lâmsàng.Nhưng tiêu chuẩn khách quan để chẩn đoán hen phế quản là bệnh nhân bị tắcnghẽn đường thở hay thay đổi: + Test hồi phục phế quản: là cách đơn giản nhất để khẳng định chẩnđoán. Đo FEV1 , sau đó xịt 2 nhát Salbbutamol liều 200mg - 300mg. Sau 30 phútđo lại . Nếu FEV1 tăng >15% là test hôì phục phế quản dương tính. + Thay đổi theo thời gian trong ngày: theo dõi bằng đo PEF. PEF thay đổi ³20% trong ngày ( sáng, tối ) có giá trị chẩn đoán hen phếquản. + Test gắng sức: khi chức năng phổi bình thường làm test đi bộ6phút ( chú ý không có tiền sử thiếu máu cơ tim mới làm test này ) thấy 50%bệnh nhân hen giảm PEF ít nhất 15% sau đi bộ ) + Test kích thích: hít Histamin hoặc Methacolin sẽ gây thành cơn hen ởnồng độ thấp hơn rất nhiều so với người bình thường(100mg so với »10.000mg ởngười bình thường ). Test này nguy hiểm chỉ làm ở những nơi có kinh nghiệm vàbệnh nhân hen không rõ ràng. Chú ý: một số bệnh nhân bị hen, nhưng chỉ có triệu chứng ho, đặc biệt hovề đêm, nếu nghi ngờ hen có thể làm test hồi phục và điều trị thử . - Test dị nguyên để chẩn đoán hen ngoại sinh. 4. Thể lâm sàng: 4.1. Hen trẻ em: cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em đặc biệt là khi có nhiễmvi rút đường hô hấp cấp, 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thườngđược chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị khôngthích hợp ( dùng kháng sinh + giảm ho ) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng,gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. Có 2 loại cơ điạ kèm theo thở rít ở trẻ em: + Không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm vi rút đường hôhấp, khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ phát triển, thì tự khỏi. + Cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm vi rút đường hôhấp nhưng sẽ bị hen ở suốt thời kỳ trẻ con ( nhóm này thường bị kèm theo cácbệnh dị ứng như : eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn hoặc dấu hiệukhác của dị ứng ). Cả hai nhóm trên nếu điều trị tích cực như hen đều có kết quảtốt. 4.2. Hen gắng sức: Có cơ chế giống như bệnh nhân phải thở khí lạnh và khô làm tăng áp lựcthẩm thấu của đường hô hấp; khí lạnh và khô kích thích gây co thắt đường thởtăng các yếu tố hoá ứng động N và Histamin. Có thể tránh hen do gắng sức bằngthở khí ấm và ẩm khi gắng sức, hoặc dùng thuốc kích thích b2 trước khi gắng sức. 4.3.Hen nghề nghiệp: Một số trường hợp bị hen khi tiếp xúc với bụi ô nhiễm do nghề nghiệpnhư: công nhân ở xưởng cao su, tiếp xúc với Epoxy , công nhân ở xưởng gỗ ,bánh mì, sản xuất một số thuốc và sản phẩm sinh học, bông, vải, sợi... Chẩn đoán hen nghề nghiệp khi một công nhân có thể tạng Atopy chưatừng bị hen, rất dễ bị hen nghề nghiệp, khi công tác ở một số nghề như đã nói ởtrên, thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi làm việc về, đỡkhó thở sau khi được nghỉ cuối tuần. 5. Biến chứng: - Cấp tính: hen ác tính, tâm phế cấp , tràn khí màng phổi. - Mạn tính: khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phếmạn. 6.Chẩn đoán: 6.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng ( lâm sàng làchủ yếu ). 6. 2. Chẩn đoán phân biệt: 6.2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: khởi phát muộn ( sau 40 tuổi ), cótiền sử hút thuốc nhiều năm, hoặc tiếp xúc với bụi khói, không có tiền sử gia đìnhbị hen, bệnh nhân không có tiền sử dị ứng. Bệnh sử ho khạc mạn tính, khó thở khigắng sức đôi khi có khó thở thành cơn. Chức năng hô hấp: có rối loạn thông khítắc nghẽn hoặc hỗn hợp không hồi phục. Test hồi phục phế quản âm tính. 6.2.2. Hen tim: Ở người có hẹp van hai lá, hở động mạch chủ, suy tim trái. Do ứ máu ởphổi về ban đêm, xung huyết, phù nề, kích thích gây co thắt cơ phế quản. Triệu chứng: có cơn khó thở về đêm, nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm,đờm bọt hồng, Xquang phổi: hình ảnh phổi tim, điều trị lợi tiểu, chống suy tim thìđỡ khó thở. 6.2.3. Các bệnh hiếm gặp khác: . Histeria thể hen: là một bệnh lý tâm thần. . Viêm phổi kẽ ở người nuôi chim . Chít hẹp phế quản do u, tắc nghẽn đường thở trên do viêm hoặc u thanhq ...

Tài liệu được xem nhiều: