Thông tin tài liệu:
Hen suyễn & thai nghénBệnh suyễn là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp kéo dài hầu như suốt cả đời người, vì vậy căn bệnh này không thể chữa lành hoàn toàn nhưng trong suốt quá trình đó bệnh có lúc trỗi dậy, có lúc tiềm ẩn không bộc phát. Bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn và không xuất hiện triệu chứng gì cả ban ngày lẩn ban đêm nếu bệnh nhân được sử dụng thuốc đúng cách. Một số trường hợp bệnh tụ lui và ổn định trong một thời gian dài nhiều năm hay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hen suyễn & thai nghén Hen suyễn & thai nghénBệnh suyễn là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp kéo dài hầu như suốt cả đời người, vìvậy căn bệnh này không thể chữa lành hoàn toàn nhưng trong suốt quá trình đó bệnh cólúc trỗi dậy, có lúc tiềm ẩn không bộc phát. Bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn vàkhông xuất hiện triệu chứng gì cả ban ngày lẩn ban đêm nếu bệnh nhân được sử dụngthuốc đúng cách. Một số trường hợp bệnh tụ lui và ổn định trong một thời gian dài nhiềunăm hay nhiều chục năm trước khi xuất hiện trở lại.Thường gặp nhất là bệnh hen suyễn được phát hiện ở tuổi nhỏ kéo dài nhiều năm, sau đó“tự nhiên biến mất khi trẻ đến tuổi dậy thì và nhiều năm sau đó có thể xuất hiện trở lại,thường theo sau một thay đổi sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể như có thai, mãn kinh,nhiễm trùng hô hấp nặng... Ngược lại cũng có những trường hợp bệnh suyễn đang diễntiến rầm rộ với những triệu chứng ho khó thở, nặng ngực dai dẳng hoặc tái đi tái lại chưađược kiểm soát tốt; khi người bệnh bắt đầu cấn thai thì bệnh tự nhiên lui hẳn và ổn địnhtrong suốt thai kỳ hoặc cả sau thai kỳ. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 trường hợpbệnh suyễn giảm nhẹ hẳn hoặc hầu như biến mất trong suốt thời kỳ mang thai, l/3 trườnghợp vẫn giữn nguyên mức độ như trước lúc mang thai và 1/3 trường hợp diễn tiến nặnghơn hoặc đột nhiên xuất hiện trở lại sau một thời gian lui bệnh.Có nhiều bà mẹ mang thai mắc bệnh suyễn không dám dùng các loại thuốc điều trị suyễncũng vì lo sợ thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Một số phụ nữ khác mắc bệnh suyễnkhông muốn mang thai vì lo sợ bệnh suyễn của mình ảnh hưởng đến thai nhi. Các thái độnày đều không đúng vì một phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sinh nở mẹ tròn convuông với một hài nhi khỏe mạnh nếu bệnh hen được kiểm soát tốt. Thai nhi cần có chấtdính dáng và oxy cung cấp từ dòng máu của mẹ để phát triển; nếu bệnh suyễn của mẹkhông được kiểm soát tốt, các triệu chứng của cơn suyễn xuất hiện thường, xuyên sẽ dẫnđến thai nhi bị thiếu oxy. Bệnh hen suyễn không được kiểm soát tốt cũng có thể dẫn đếnsinh non, sinh không đủ cân, tiền sản giật và sản giật. Hơn nữa, phán lớn các loại thuốcđiều trị bệnh hen suyễn, nhất là các loại thuốc thường ít đều đã được chứng minh là antoàn với thai nhi. Nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị suyễn nhỏ hơnnhiều so với nguy cơ thiếu oxy do bệnh suyễn không được kiểm soát tốt. Vì vậy các bàmẹ mang thai nên sử dụng các loại thuốc điều trị suyễn đúng theo chỉ định của bác sĩ.Thế nào là bệnh hen suyễn được kiểm soát tốt?Bệnh hen được kiểm soát tốt là người mắc bệnh hen suyễn nhưng có thể sinh hoạt hoàntoàn bình thường, không xuất hiện triệu chứng của cơn hen hoặc nếu có xảy ra cũngkhông quá 2 lần trong một tuần. Ban đêm, người kiểm soát hen tốt có thể ngủ ngon giấcmà không phải thức dậy vì các triệu chứng của cơn hen. Khi đo chức năng hô hấp cácthông số cũng đều nằm trong giới hạn bình thường.Làm thế nào để kiểm soát hen tốt?Nếu bạn mác bệnh suyễn và mang thai hoặc dự định mang thai, phải báo ngay cho bác sĩ.Dùng thuốc điều trị hen:- Tiếp tục sử dụng các loại thuốc “điều trị hen bằng đường hít như trước nay bạn vẫnđang sử dụng và đang đạt kết quả tốt. Các thuốc này đã được chứng minh là an toàn chothai nhi.- Nếu bệnh hen của bạn chưa được kiểm soát tốt hoặc bệnh tiến triển nặng hơn so với lúctrước khi mang thai, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để đưa được điều chỉnhthuốc men. Các thuốc điều trị hen đường uống nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ.- Cùng với bác sĩ, xây dựng kế hoạch hành động của mình – cách tự theo dõi bệnh, cácloại thuốc sử dụng, các dấu hiệu nhận biết suyễn và cách đối phó.Phòng tránh các yếu tố có thể làm khởi phát cơn suyễn:Người mắc bệnh suyễn do phế quản dễ bị kích thích nên thường lên cơn suyễn khi gặpphải các yếu tố làm khởi phát cơn suyễn như:- Mạt nhà, gián, lông súc vật, nấm mốc, phấn hoa...- Nhiễm trùng hô hấp.- Gắng sức, cười nhiều hoặc la hét nhiều.- Luồng khí lạnh và khô.Trong cuộc sống hàng ngày, nên tìm cách tránh các yếu tố làm khởi phát cơn suyễn.Trong thời kỳ mang thai lại càng cần phải tránh các yếu tố này: loại bỏ hoặc hạn chế cácđồ đạc dễ tích bụi trong nhà (như thảm, màn treo, thú nhồi bông, kệ sách lâu năm...), diệtgián, chống ẩm mốc, tránh nuôi các loại vật có lông, không ra ngoài khi trời lạnh... Nếucó hút thuốc lá, phải bỏ thuốc càng sớm càng tốt vìhút thuốc có thể làm khởi phát cơn suyễn.Khám thai định kỳ:Bác sĩ sản khoa cần được thông báo về tình trạngbệnh hen suyễn của bà mẹ mang thai để có xử tríthích hợp) khi cần thiết.Hen suyễn và thời kỳ chuyển dạThông thường hiếm khi xuất hiện cơn suyễn cấp vàođúng thời kỳ chuyển dạ. Tuy nhiên các bà mẹ mang thai nên đi khám bác sĩ chuyên khoahô hấp khi gần đến ngày dự sinh để được đánh giá lại tình trạng bệnh hen suyễn củamình. Nếu có chỉ định mổ bắt con, nên báo cho bác sĩ biết về bệnh hen suyễn của mìnhđể chọn lựa phương pháp gây mê, ...