TÁC DỤNG NGOẠI Ý Liên quan đến pholcodine : pholcodine có tất cả các tác dụng phụ của các thuốc ho có opium khác, nhưng với liều điều trị, tác dụng phụ ở mức độ ít hơn. Có thể gây táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, co thắt phế quản, dị ứng da, suy hô hấp (xem Chống chỉ định). Quá liều điều trị, pholcodine sẽ gây nguy cơ lệ thuộc thuốc và hội chứng cai thuốc khi ngưng thuốc đột ngột. Liên quan đến chlorphénamine :
- Buồn ngủ ban ngày.
- Tác dụng atropine gia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HEXAPNEUMINE (Kỳ 3)
HEXAPNEUMINE
(Kỳ 3)
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Liên quan đến pholcodine : pholcodine có tất cả các tác dụng phụ của các
thuốc ho có opium khác, nhưng với liều điều trị, tác dụng phụ ở mức độ ít hơn. Có
thể gây táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, co thắt phế quản, dị
ứng da, suy hô hấp (xem Chống chỉ định).
Quá liều điều trị, pholcodine sẽ gây nguy cơ lệ thuộc thuốc và hội chứng
cai thuốc khi ngưng thuốc đột ngột.
Liên quan đến chlorphénamine :
- Buồn ngủ ban ngày.
- Tác dụng atropine gia tăng độ quánh của chất tiết phế quản, khô miệng,
rối loạn tư thế, táo bón, bí tiểu, lú lẫn hay kích động ở người lớn tuổi.
- Tác dụng dạ dày-ruột, đặc biệt không dung nạp tiêu hóa.
Hiếm gặp :
- Một vài trường hợp rối loạn vận động muộn được ghi nhận sau khi dùng
kéo dài một vài loại kháng histamine nhóm phénothiazine.
- Hiếm gặp các trường hợp giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt.
- Hiện tượng kích động ở trẻ em và trẻ nhũ nhi.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Hàm lượng pholcodine :
Sirô người lớn : 20 mg mỗi muỗng canh.
Sirô trẻ em : 15 mg mỗi muỗng canh, 5 mg mỗi muỗng café.
Điều trị triệu chứng phải ngắn (vài ngày).
Liều dùng được chia ra trong ngày.
Người lớn : 60 đến 120 mg pholcodine mỗi ngày, tức 3 đến 6 muỗng canh
chia đều trong ngày.
Trẻ em :
- từ 30 tháng đến 8 tuổi : 0,5 mg pholcodine/kg/ngày, tức 1 đến 2 muỗng
café mỗi ngày, chia làm 2 lần.
- từ 8 đến 10 tuổi : 1 mg pholcodine/kg/ngày, tức 4 đến 6 muỗng café mỗi
ngày, chia đều trong ngày.
- từ 11 đến 15 tuổi : 2 đến 3 muỗng canh/ngày, chia đều trong ngày.
Trẻ nhũ nhi :
1 đến 3 muỗng café mỗi ngày, tùy theo tuổi, chia làm nhiều lần trong ngày.
QUÁ LIỀU
Liên quan đến pholcodine :
- Dấu hiệu : buồn nôn, nôn mửa, nổi mề đay, buồn ngủ.
- Điều trị : naxolone, hô hấp hỗ trợ.
Liên quan đến chlorphénamine :
- Dấu hiệu :
Ở trẻ : dấu hiệu chủ yếu là kích thích biểu hiện kích động, ảo giác, mất điều
hòa vận động, mất sự phối hợp, múa vờn và co giật. Những dấu hiệu này xảy ra
từng cơn, run và động tác múa vờn có thể là tiền triệu. Đồng tử cố định và dãn, đỏ
da (ở mặt), sốt là những dấu hiệu thường thấy báo hiệu tình trạng ngộ độc
atropine. Ở giai đoạn cuối có thể xuất hiện dấu hiệu hôn mê và nặng hơn là trụy
tim mạch và hô hấp. Tử vong trong vòng 2 đến 98 giờ.
Ở người lớn : bệnh cảnh lâm sàng khác hẳn : tình trạng trầm cảm và hôn mê
có thể tiếp sau giai đoạn kích thích và co giật. Sốt và đỏ da hiếm gặp.
- Điều trị triệu chứng : tùy trường hợp, hô hấp hỗ trợ hay nhân tạo, dùng
thuốc chống co giật.
Liên quan đến paracétamol :
- Dấu hiệu :
Trẻ nhũ nhi : nếu sử dụng liều quá cao paracétamol sẽ gây hủy tế bào gan
có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục. Thông thường các dấu hiệu
lâm sàng xảy ra trong vòng 24 giờ.
- Điều trị : phải điều trị bệnh căn trong vòng vài giờ ngay sau khi dùng
thuốc. Khi phát hiện ngộ độc cấp phải chuyển ngay vào khu điều trị chuyên khoa.
Dấu hiệu sinh hóa thương tổn ở gan có thể xuất hiện muộn.