LTS. Diễn Đàn số 97 (tháng 6.2000) đã đăng bài viết " Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá nền giáo dục " của giáo sư Hoàng Tuỵ. Trong bài viết đầy tâm huyết đó, ông đã thêm một lần gióng tiếng chuông báo động về thực trạng tồi tệ của nền giáo dục Việt Nam, nêu yêu cầu phải cấp bách chấn hưng thực tại đó, và phác hoạ qua một số ý về yêu cầu hiện đại hoá nền giáo dục. Trong bài dưới đây, tuy vẫn trong khuôn khổ một bài báo ngắn (đăng trên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức LTS. Diễn Đàn số 97 (tháng 6.2000) đã đăng bài viết Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá nền giáo dục của giáo sư Hoàng Tuỵ. Trong bài viết đầy tâm huyết đó, ông đã thêm một lần gióng tiếng chuông báo động về thực trạng tồi tệ của nền giáo dục Việt Nam, nêu yêu cầu phải cấp bách chấn hưng thực tại đó, và phác hoạ qua một số ý về yêu cầu hiện đại hoá nền giáo dục. Trong bài dưới đây, tuy vẫn trong khuôn khổ một bài báo ngắn (đăng trên tuần báo Văn Nghệ, Hà Nội), tác giả trình bày một cách hệ thống hơn một số vấn đề mà, theo ông, giáo dục ở thế kỷ 21 sẽ phải đặc biệt chú ý .Năm học mới đã bắt đầu, năm học đầu tiên của thế kỷ 21. Giữa lúc suy thoái kinh tế và thất nghiệpđang đe dọa lan tràn khắp nơi, hầu hết các nhà trường trên thế giới văn minh vẫn tích cực bướcvào hiện đại hóa giáo dục. Còn chúng ta thì sao ? Có cần hiện đại không và hiện đại hóa như thếnào, tương lai đất nước phụ thuộc một phần khá lớn vào lời giải đáp câu hỏi này.1. Vì sao cần hiện đại hóa giáo dục ?Ai cũng biết dân ta tha thiết với việc học như thế nào. Vậy mà từ nhiều năm nay, giáo dục của tavẫn ì ạch, chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, với những khó khăn, bế tắc tự gây ra và nhiều chứngbệnh tiêu cực kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt được. Tâm trạng của người dân, nhưđã được phản ánh qua các báo chí nhân ngày khai giảng năm học mới, nói chung vẫn lo lắng nhiềuhơn phấn khởi.Mà không lo lắng sao được : trong một thế giới toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết,nước nào cũng xem giáo dục là vũ khí chiến đấu chính. Có chăng chỉ chúng ta còn mơ hồ về sứcmạnh của vũ khí này, mặc dù Hiến pháp đã ghi rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu.Có người nghĩ đơn giản rằng người Việt Nam chúng ta thông minh, hiếu học, cần cù, thì chẳng cógì đáng lo khi thế giới chuyển sang lấy tri thức làm nguồn lực phát triển chủ yếu. Nhưng kinhnghiệm hai mươi năm qua là một bài học đắt giá : chúng ta càng tự nhận thông minh không kémbất kỳ ai thì càng tụt hậu dài dài trong nhiều lĩnh vực khoa học, giáo dục, ngay cả so với nhữngnước chẳng phải xuất sắc gì trên thế giới. Nói ra đáng tủi hổ nhưng là sự thật, chỉ có các học vị,học hàm rởm, những tiến sĩ, viện sĩ giấy ? những chức vị hư danh thì không nước nào trên thế giớisản xuất nhanh, nhiều, rẻ bằng ta. Mà khi những thứ này tràn ngập xã hội thì còn chỗ đâu cho trítuệ chân chính phát triển.Với một nền giáo dục yếu kém, chắc chắn kinh tế sẽ mất sức cạnh tranh. Các nước ASEAN vừaqua đã nhận định đúng đắn rằng vấn đề trung tâm hiện nay là nâng cao chất lượng và trình độ nhânlực. Dĩ nhiên muốn thực hiện điều này không có cách nào khác là nâng cấp, hiện đại hóa giáo dục,để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn kinh tế tri thức.2. Giáo dục trong thế kỷ 21Như vậy, hiện đại hóa giáo dục là nhiệm vụ cấp bách nếu chúng ta không muốn bị thua thiệt khihội nhập và cạnh tranh quốc tế. Vấn đề là hiện đại hóa như thế nào và bằng cách nào ?Để trả lời câu hỏi này trước hết cần hình dung những nét chính, những yêu cầu của đời sống trongxã hội văn minh ở thế kỷ 21.Như đã rõ, xu hướng chung của thế giới ngày nay là tiến tới toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, dựatrên nền tảng sáng tạo khoa học và công nghệ. Đó là một thế giới đang trong quá trình thay đổi cựcnhanh, cả về cuộc sống vật chất và văn hóa, theo từng đợt sóng cách mạng công nghệ liên tiếp, -1-dồn dập như trước đây chưa hề thấy, dễ dàng bỏ lại hay nhận chìm các quốc gia không vượt được,không thích ứng nổi, hoặc thích ứng chậm với những đợt sóng ấy. Về phương diện liên quan trựctiếp đến giáo dục, đợt sóng mới về công nghệ thông tin, đặc biệt là số hóa và đa truyền thôngkhông dây, sẽ có ảnh hưởng lớn lao đến quá trình phổ biến, tiếp thu... xử lý vận dụng và sáng tạotri thức. Cho nên nói đến giáo dục thế kỷ 21 là nói đến một nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứngvới những điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển đó của xã hội mới.Đối với dân tộc ta, muốn thực hiện các mục tiêu cơ bản : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, cũng không thể tách rời các xu thế chung của thời đại.Trong bối cảnh đó, nhiều người khi nói tới hiện đại hóa giáo dục, thường chỉ nghĩ đến việc vậndụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong giảngdạy và học tập. Điều này đương nhiên quan trọng, song cái chính chưa phải ở đó. Cái chính là thayđổi tư duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, từ đóthay đổi cung cách dạy, học, và phương pháp, nội dung tổ chức và quản lý giáo dục, nhằm xâydựng một nền giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội và cuộc sống trong kỷ nguyên kinh tếtri thức.Trong thời đại mà cơ may tồn tại và phát triển của các quốc gia dựa trên sự thông minh, tài trí của ...