Danh mục

Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam_2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.30 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu, đi qua những sự kiện gì, vận động theo hình thái nào…, ấy là những vấn đề mà tham luận này tìm cách trả lời, trên cái nhìn so sánh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam_2 Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu, đi qua những sự kiện gì, vận động theo hình thái nào…, ấy là những vấn đề mà tham luận này tìm cách trả lời, trên cái nhìn so sánh. Theo những tìm hiểu còn hạn hẹp của chúng tôi, tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam đều bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của nền văn học bản địa. Có những dấu hiệu rất xa (từ quá khứ, trong văn học dân gian và văn học trung đại của Hàn Quốc và Việt Nam) của một cảm thức hiện đại. Nếu chúng ta quan niệm hiện đại như là một cảm thức về thời gian (hiện tồn) và ý thức về thân phận, tình huống như một cá thể. Những cái hôm qua, đêm qua, xuất hiện nhiều trong ca dao và thơ thiền Việt Nam là một thời điểm cụ thể để đối sánh với cái hiện tại. Một bài ca cổ như Hoàng Điểu ca của Hàn Quốc, nếu chuyển sang tiếng Hàn và không nói xuất xứ, cũng có thể tưởng là thơ của thời hiện đại. Có rất nhiều ví dụ như vậy rải rác, lẩn khuất trong giòng chảy văn học hai nước từ thuở nguyên sơ cho đến khi chịu ảnh hưởng của nước ngoài. Cắt nghĩa điều này, tôi nghĩ đến mấy yếu tố: văn hóa nông nghiệp, triết lý Phật giáo, và sức sống mạnh mẽ độc lập của văn hóa dân gian hai nước. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, cảm thức về thời gian bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp và triết học Phật giáo khác với cảm thức về thời gian trong văn hóa hiện đại. Một bên là thời gian luân chuyển thường hằng của vũ trụ mà con người hòa nhập, nương theo; một bên là thời gian xã hội ở đó con người vừa xây dựng những quy phạm vừa luôn có khát vọng vượt thoát chúng để tiến về phía trước. Nhu cầu bộc lộ cá nhân cũng vậy. Cái hồn nhiên, tự nhiên nhi nhiên trong văn học dân gian, sẽ rất khác với cái ý thức vừa bộc lộ bản ngã, vừa ngắm nhìn cách thức bộc lộ ấy của văn học hiện đại. Dù khác nhau về tính chất, vẫn có thể khẳng định rằng, những yếu tố trên trong văn học truyền thống Hàn Quốc và Việt Nam là những hạt mầm tươi tốt để chuẩn bị cho mùa hiện đại, dù chúng náu mình quá lâu trong lớp tuyết băng của mùa đông trung đại. Thế kỷ XVIII ở Hàn Quốc và Việt Nam là thế kỷ để lại nhiều tác phẩm có thể gọi là bất hủ. Trong khát vọng vượt thoát ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc, hình như đây là vận hội của các nhà văn Hàn Quốc và Việt Nam. Không chỉ sáng tác, họ còn tuyên bố, xác lập một phong cách riêng của thời mình(1). Họ làm nên những hiện tượng văn học lạ thường, từ một quan niệm thẩm mỹ mới: cái chân đã đẩy lùi cái thiện(2). Bằng cái nhìn gần, trực diện, nhạo báng muốn lột trần mọi lớp vỏ để chạm vào bản chất, cái mỹ cũng đã khác; cái hài đã nối kết giữa dân gian và bác học, giữa đời sống và triết lý(3). Cá tính sáng tạo đã in rõ, cảm thức về cá nhân đậm đà, trong đó con người với những hệ lụy của bản thân (khát vọng, bản năng) và của đời sống được miêu tả(4). Nhân vật trung tâm của văn học Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn này đều là phụ nữ. Ngôn ngữ biến đổi rõ trong sự linh hoạt, biến hóa không ngờ: dân gian và bác học trộn lẫn, truyền thống và hiện đại dung hòa. Hàn Quốc, các truyện kể dân gian được tiểu thuyết hóa và chuyển thành sân khấu (pansôry), tạp ca xuất hiện. Bên cạnh tác phẩm là hàng loạt những sự kiện làm nên thị trường văn học: Ở Hàn Quốc và Việt Nam, thế kỷ XVIII đã có sách in bằng bản khắc gỗ, sách cho thuê và sách bán ở chợ. Ở Hàn Quốc có cả hình thức đọc truyện thuê ở nơi công cộng, và có giai thoại người đọc tiểu thuyết thuê bị giết vì đọc quá hay (1790): vậy là công chúng văn học đã trở thành rộng rãi, và tác phẩm văn học bắt đầu là hàng hóa. Những cái mới trong thế kỷ XVIII và XIX của Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã cho rằng: đó là hệ quả của cuộc tiếp xúc giữa hai thế giới, Tây và Đông. Tôi nghĩ rằng, những tiếp xúc và tác động là có thực, nhưng không như những lĩnh vực khác, nếu bản thân đời sống văn học không có những nhu cầu, không tự thân vận động thì những ngoại lực là vô nghĩa. Những tác động ấy đã thấy rõ vào cuối thế kỷ XIX, ở cả Hàn Quốc và Việt Nam, theo những cách khác nhau. Đi qua cửa ngõ Nhật Bản, Hàn Quốc chủ động hiện đại hóa văn học. Từ chính sách thuộc địa của Pháp, Việt Nam được chuẩn bị từng bước chậm có điều kiện để đưa văn học thoát hẳn hệ hình trung đại. Cả hai đều bước đi trong gông xiềng dưới chân. Thoạt nhìn, tưởng chừng như là Việt Nam thuận lợi, bởi vì Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với một mô hình văn hóa và văn học vốn được xem là sáng giá của phương Tây: Pháp. Kỳ thực, con thuyền văn học Hàn Quốc đã ra khơi nhẹ nhàng hơn. Phải chăng là do khoảng cách không gian Hàn – Nhật thuận lợi? Phải chăng là môi trường hiện đại hóa của Nhật tốt hơn môi trường thuộc địa của Việt Nam? Phải chăng là người Hàn có tập quán xuất dương du học từ rất sớm mà V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: