Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 181.13 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có nói rằng: “Có quá không khi nói rằng, ở Việt Nam, những chuyển động lớn của thơ ca mới mang lại các bước ngoặt văn chương, bởi đó là bằng chứng của một sự chín muồi trọn vẹn về cảm xúc thẩm mỹ” (Xin chào thơ giữa con đường), ý nghĩ ấy càng được xác tín khi quan sát con đường hiện đại hóa của văn học Hàn Quốc và Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có nói rằng: “Có quá không khi nói rằng, ở Việt Nam, những chuyển động lớn của thơ ca mới mang lại các bước ngoặt văn chương, bởi đó là bằng chứng của một sự chín muồi trọn vẹn về cảm xúc thẩm mỹ” (Xin chào thơ giữa con đường), ý nghĩ ấy càng được xác tín khi quan sát con đường hiện đại hóa của văn học Hàn Quốc và Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng, những bài thơ mới của Hàn Quốc, từ năm 1908, với Choi Nam Son và sau đó Kim Ok cùng nhiều nhà thơ khác, cùng với hoạt động dịch thuật có chủ đích và những lời phát biểu của họ, cho thấy “phương Tây đã đi đến chỗ sâu nhất” (mượn ý của Hoài Thanh) trong hồn họ, bật lên thành ý thức, thành quan niệm. Và từ đầu thế kỷ cho đến những năm 30, nhiều xu hướng khác nhau cùng tồn tại trong thơ ca Hàn Quốc. Biểu hiện đa dạng của chúng làm cho nhà nghiên cứu không thể chỉ dùng những quy phạm vốn có của trào lưu mà xếp loại. Peter H. Lee đã dùng những tên gọi khác nhau, không trên cùng bình diện: Tượng trưng, lãng mạn, cách tân thơ dân gian, thơ ca thuần túy, thơ ca vì đời sống, trào lưu hình tượng, siêu thực, thơ ca cánh tả, thơ ca kháng chiến… Nhưng nhìn chung, tinh thần tự ý thức, tự thí nghiệm (qua các hình thức tác phẩm) của nhà văn Hàn Quốc đã buộc công chúng phải chú ý quá trình sáng tạo và nguyên liệu sử dụng: lớp công chúng chủ động hình thành. Tự hào là một nước thơ, nhưng thơ ca Việt Nam khởi động muộn hơn. Có thể chỉ kể từ Tản Đà với tập thơ Khối tình con 1 (1915), Giấc mộng con (1917) rồi sau đó phải chờ đến năm 1932, với bài Tình già của Phan Khôi, mở ra một phong trào xứng danh là Thơ mới. Trong suốt 30 năm đầu thế kỷ ấy, Việt Nam chưa có trào lưu, thơ Tản Đà có lẽ chỉ là lãng mạn kiểuphương Đông cách tân, bằng cách dung nạp một số yếu tố nhạc điệu dân gian Việt Nam. Từ 1932 cho đến 1945, giai đoạn được coi là hiện đại hóa mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam (từ trước đến nay), phong trào Thơ mới được gọi là một cuộc cách mạng trong thơ ca (và cả trong văn học Việt Nam nữa) đã được/ bị trào lưu lãng mạn chiếm lĩnh gần hết. Trong thơ ca lãng mạn, có thể nói, Hàn Quốc và Việt Nam gặp nhau trong các nội dung: ý thức cá nhân, mộng/ thực, thật/ và hư, tự do/ nô lệ, ánh sáng/bóng tối, nước mắt, nỗi buồn/ chán sầu đời, thiên nhiên, tôn giáo… Tuy nhiên, điều cần nói là không gian đô thị tràn vào thơ ca Hàn Quốc nhiều hơn. Cái chết được ngắm nhìn và ca ngợi. Nhóm Paekcho (White Tide, 1922) có những “không gian nghệ thuật như: căn phòng bí ẩn (Park Chong-hwa) cái giường (Yi Sanghwa), và làng hoa hồng (Hwang Sogu)”. Trên con đường hiện đại hóa, thơ ca mang đậm ý thức xã hội của Hàn Quốc cũng phát triển không kém. Được xem như là biểu tượng của người nghệ sĩ dấn thân, (bằng những hoạt động xã hội của mình, và bằng thơ ca) Han Young Un (1879-1944), cũng đã rất hiện đại trong cách viết. Cái minh triết phương Đông chạm với tinh thần hiện đại phương Tây, tư tưởng Phật giáo nối liền với cảm thức về đời sống thực tại, những câu thơ tự do dài, lai láng tình yêu của Han Young Un (Sự im lặng của tình yêu, 1926) làm chúng ta nghĩ đến thơ R. Tagore. Hàn Quốc và Việt Nam đều có xu hướng cách tân thơ dân gian. Đại biểu lớn nhất của Hàn Quốc là Chu Yohan (1900), Kim Sowŏl (1902-1934), một số bài thơ của Kim Ŏk… Việt Nam có Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải và gần hơn là LưuTrọng Lư, Nguyễn Bính… “Chống chủ nghĩa suy đồi, đưa thơ ca đến gần công chúng”, Chu Yohan tuyên bố trở về với cội nguồn Hàn Quốc. “Trước hết phải là Hàn Quốc rồi mới trở thành văn học thế giới”: quan niệm của ông làm ta nhớ tới Thạch Lam. Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc những năm 30 là thập kỷ “tràn đầy sự kiện”. Tạp chí Thơ (Simunhak, 1930), chủ trương phong trào thơ ca thuần túy, đề cao yếu tính nghệ thuật trong văn học. Có nhiều quan niệm trong nhóm này làm ta nghĩ đến Thiếu Sơn và Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, những người muốn “văn chương là văn chương”: phủ nhận văn học chức năng (giáo huấn) văn học đại chúng (giải trí), xem trọng cá nhân hơn xã hội, muốn “tấn công vào chủ nghĩa vật chất, sự chính trị hóa và nghệ thuật tầm thường”. Pak Yongch’ŏl (1904-1938) và Kim Yŏngnang (1903-1950) là hai nhà thơ tiêu biểu của phong trào. Nếu Park Yongch’ŏl đề cao cá nhân và kỹ thuật, thì Kim Yŏngnang nhấn mạnh về nhạc và sắc thái. Bên cạnh đó, còn có Chong Chiyong, được xem là nhà văn bậc thầy về thơ ca hiện đại, trong ý hướng đề cao ngôn từ. Từ 1926, trào lưu hình tượng muốn “giải phóng thơ khỏi “ngọn triều lãng mạn duy cảm”, để gia tăng ý thức, trí tuệ, nhằm “biểu hiện cụ thể, sắc nét những hiện thực phức tạp của nền văn minh hiện đại”. Thơ Kim Kirim có những hình ảnh gây sốc và bạo lực, trong khi đó, “mục tiêu của Kim Kwanggyun (1914-1993) là viết một bài thơ như là sản phẩm của ý thức về tinh thần hiện đạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có nói rằng: “Có quá không khi nói rằng, ở Việt Nam, những chuyển động lớn của thơ ca mới mang lại các bước ngoặt văn chương, bởi đó là bằng chứng của một sự chín muồi trọn vẹn về cảm xúc thẩm mỹ” (Xin chào thơ giữa con đường), ý nghĩ ấy càng được xác tín khi quan sát con đường hiện đại hóa của văn học Hàn Quốc và Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng, những bài thơ mới của Hàn Quốc, từ năm 1908, với Choi Nam Son và sau đó Kim Ok cùng nhiều nhà thơ khác, cùng với hoạt động dịch thuật có chủ đích và những lời phát biểu của họ, cho thấy “phương Tây đã đi đến chỗ sâu nhất” (mượn ý của Hoài Thanh) trong hồn họ, bật lên thành ý thức, thành quan niệm. Và từ đầu thế kỷ cho đến những năm 30, nhiều xu hướng khác nhau cùng tồn tại trong thơ ca Hàn Quốc. Biểu hiện đa dạng của chúng làm cho nhà nghiên cứu không thể chỉ dùng những quy phạm vốn có của trào lưu mà xếp loại. Peter H. Lee đã dùng những tên gọi khác nhau, không trên cùng bình diện: Tượng trưng, lãng mạn, cách tân thơ dân gian, thơ ca thuần túy, thơ ca vì đời sống, trào lưu hình tượng, siêu thực, thơ ca cánh tả, thơ ca kháng chiến… Nhưng nhìn chung, tinh thần tự ý thức, tự thí nghiệm (qua các hình thức tác phẩm) của nhà văn Hàn Quốc đã buộc công chúng phải chú ý quá trình sáng tạo và nguyên liệu sử dụng: lớp công chúng chủ động hình thành. Tự hào là một nước thơ, nhưng thơ ca Việt Nam khởi động muộn hơn. Có thể chỉ kể từ Tản Đà với tập thơ Khối tình con 1 (1915), Giấc mộng con (1917) rồi sau đó phải chờ đến năm 1932, với bài Tình già của Phan Khôi, mở ra một phong trào xứng danh là Thơ mới. Trong suốt 30 năm đầu thế kỷ ấy, Việt Nam chưa có trào lưu, thơ Tản Đà có lẽ chỉ là lãng mạn kiểuphương Đông cách tân, bằng cách dung nạp một số yếu tố nhạc điệu dân gian Việt Nam. Từ 1932 cho đến 1945, giai đoạn được coi là hiện đại hóa mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam (từ trước đến nay), phong trào Thơ mới được gọi là một cuộc cách mạng trong thơ ca (và cả trong văn học Việt Nam nữa) đã được/ bị trào lưu lãng mạn chiếm lĩnh gần hết. Trong thơ ca lãng mạn, có thể nói, Hàn Quốc và Việt Nam gặp nhau trong các nội dung: ý thức cá nhân, mộng/ thực, thật/ và hư, tự do/ nô lệ, ánh sáng/bóng tối, nước mắt, nỗi buồn/ chán sầu đời, thiên nhiên, tôn giáo… Tuy nhiên, điều cần nói là không gian đô thị tràn vào thơ ca Hàn Quốc nhiều hơn. Cái chết được ngắm nhìn và ca ngợi. Nhóm Paekcho (White Tide, 1922) có những “không gian nghệ thuật như: căn phòng bí ẩn (Park Chong-hwa) cái giường (Yi Sanghwa), và làng hoa hồng (Hwang Sogu)”. Trên con đường hiện đại hóa, thơ ca mang đậm ý thức xã hội của Hàn Quốc cũng phát triển không kém. Được xem như là biểu tượng của người nghệ sĩ dấn thân, (bằng những hoạt động xã hội của mình, và bằng thơ ca) Han Young Un (1879-1944), cũng đã rất hiện đại trong cách viết. Cái minh triết phương Đông chạm với tinh thần hiện đại phương Tây, tư tưởng Phật giáo nối liền với cảm thức về đời sống thực tại, những câu thơ tự do dài, lai láng tình yêu của Han Young Un (Sự im lặng của tình yêu, 1926) làm chúng ta nghĩ đến thơ R. Tagore. Hàn Quốc và Việt Nam đều có xu hướng cách tân thơ dân gian. Đại biểu lớn nhất của Hàn Quốc là Chu Yohan (1900), Kim Sowŏl (1902-1934), một số bài thơ của Kim Ŏk… Việt Nam có Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải và gần hơn là LưuTrọng Lư, Nguyễn Bính… “Chống chủ nghĩa suy đồi, đưa thơ ca đến gần công chúng”, Chu Yohan tuyên bố trở về với cội nguồn Hàn Quốc. “Trước hết phải là Hàn Quốc rồi mới trở thành văn học thế giới”: quan niệm của ông làm ta nhớ tới Thạch Lam. Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc những năm 30 là thập kỷ “tràn đầy sự kiện”. Tạp chí Thơ (Simunhak, 1930), chủ trương phong trào thơ ca thuần túy, đề cao yếu tính nghệ thuật trong văn học. Có nhiều quan niệm trong nhóm này làm ta nghĩ đến Thiếu Sơn và Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, những người muốn “văn chương là văn chương”: phủ nhận văn học chức năng (giáo huấn) văn học đại chúng (giải trí), xem trọng cá nhân hơn xã hội, muốn “tấn công vào chủ nghĩa vật chất, sự chính trị hóa và nghệ thuật tầm thường”. Pak Yongch’ŏl (1904-1938) và Kim Yŏngnang (1903-1950) là hai nhà thơ tiêu biểu của phong trào. Nếu Park Yongch’ŏl đề cao cá nhân và kỹ thuật, thì Kim Yŏngnang nhấn mạnh về nhạc và sắc thái. Bên cạnh đó, còn có Chong Chiyong, được xem là nhà văn bậc thầy về thơ ca hiện đại, trong ý hướng đề cao ngôn từ. Từ 1926, trào lưu hình tượng muốn “giải phóng thơ khỏi “ngọn triều lãng mạn duy cảm”, để gia tăng ý thức, trí tuệ, nhằm “biểu hiện cụ thể, sắc nét những hiện thực phức tạp của nền văn minh hiện đại”. Thơ Kim Kirim có những hình ảnh gây sốc và bạo lực, trong khi đó, “mục tiêu của Kim Kwanggyun (1914-1993) là viết một bài thơ như là sản phẩm của ý thức về tinh thần hiện đạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 313 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0