Danh mục

Hiện thực và huyễn tưởng trong Ổ quỷ của M.Bulgakov

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.34 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến những thủ pháp huyễn tưởng và hiện thực mà Bulgakov đã sử dụng trong truyện vừa này. Với bài viết này tác giả cũng muốn góp một tiếng nói vào việc khẳng định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm mở đầu trong chùm ba truyện vừa đặc sắc nói trên, qua đó hy vọng làm sáng tỏ nét độc đáo trong sự kết hợp những yếu tố huyễn tưởng và hiện thực trong tư duy sáng tạo của Bulgakov.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện thực và huyễn tưởng trong Ổ quỷ của M.Bulgakov JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 59-65 HIỆN THỰC VÀ HUYỄN TƯỞNG TRONG Ổ QUỶ CỦA M.BULGAKOV Đặng Đức Hiệp Công ty xuất nhập khẩu sách báo Xunhasaba E-mail: dangduchiepcuom@gmail.com Tóm tắt. Ổ quỷ là truyện đầu tiên trong chùm gồm ba truyện ngắn và vừa đặc sắc của nhà văn Nga M. Bulgakov Ổ quỷ, Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó được viết trong nửa đầu những năm 1920. Truyện ngắn báo hiệu, xác nhận sự hình thành, phát triển và từng bước đạt tới đỉnh cao chín muồi tài năng đa dạng của Bulgakov, “đó là tài năng của nhà văn trào phúng, tài năng của nhà văn huyễn tưởng, tài năng của nhà văn hiện thực” (K. Simônôv). Bài viết đề cập đến những thủ pháp huyễn tưởng và hiện thực mà Bulgakov đã sử dụng trong truyện vừa này. Với bài viết này chúng tôi cũng muốn góp một tiếng nói vào việc khẳng định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm mở đầu trong chùm ba truyện vừa đặc sắc nói trên, qua đó hy vọng làm sáng tỏ nét độc đáo trong sự kết hợp những yếu tố huyễn tưởng và hiện thực trong tư duy sáng tạo của Bulgakov. 1. Đặt vấn đề Truyện ngắn Ổ quỷ ra mắt bạn đọc vào tháng 3/1924, tại thời điểm đó nó hầu như không được các nhà phê bình chú ý, ngoại trừ môt đánh giá bước đầu tương đối tích cực của Evgheni Zamiatin (1884 - 1937): “Bulgakov có một linh cảm chính xác trong lựa chọn về bố cục, kết cấu câu chuyện: chất huyễn tưởng bắt rễ sâu xa trong đời thực, tốc độ linh hoạt của những bức tranh - những trường đoạn phản ánh hiện thực ngày hôm qua - những năm 19, 20 của chúng ta” [1;664, Tom 2]. Ổ quỷ tuy không lớn lắm về mặt dung lượng nhân vật và tình tiết, không thành công vang dội ngay lập tức, nhưng nó có một vai trò lịch sử nhất định, nó cho thấy một sự định hình trong phong cách và chất liệu văn học của Bulgakov. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến những thủ pháp huyễn tưởng và hiện thực mà Bulgakov đã sử dụng trong truyện vừa này. Với bài viết này chúng tôi cũng muốn góp một tiếng nói vào việc khẳng định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm mở đầu trong chùm ba truyện vừa đặc sắc nói trên, qua đó hy vọng làm sáng tỏ nét độc đáo trong sự kết hợp những yếu tố huyễn tưởng và hiện thực trong tư duy sáng tạo của Bulgakov. 59 Đặng Đức Hiệp 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những yếu tố huyễn tưởng Truyện ngắn Ổ quỷ không hẳn chỉ hoàn toàn nói về những hồn ma bóng quỷ. Những yếu tố huyễn tưởng, nếu có, chỉ là thủ pháp nghệ thuật nhằm khắc họa bản chất của thực tại. Trước khi viết Ổ quỷ, Bulgakov từng sử dụng bút pháp hiện thực thuần túy để miêu tả hiện thực. Nhưng có lẽ hiện thực cuộc sống mới đòi hỏi Bulgakov phải có một cách tiếp cận mới đối với nó: bút pháp huyễn tưởng chính là sự lựa chọn mới của Bulgakov. Ở Ổ quỷ, ngay phần đầu câu chuyện, Bulgakov đã đưa người đọc vào thế giới huyền ảo, có phần ma quái: “Người thủ quỹ ra đi nhận tiền cho cơ quan vào lúc 11 giờ đêm và trở về vào lúc 4h30 chiều”. Đó là một thực tế không thể có tại một cơ quan hành chính. Nhưng cái khéo của Bulgakov là ở đây ông đã dẫn dụ người đọc vào một thế giới huyền ảo mặc định và từ đây câu chuyện bắt đầu trong một thế giới ước định là mọi điều đều có thể xảy ra. Tiếp theo, Bulgakov lại như muốn gây mê độc giả sâu hơn nữa bằng một miêu tả khác: sau khi lĩnh lương bằng hiện vật là diêm về, được một người hàng xóm cho biết là diêm chất lượng rất kém, Korotkov suốt đêm không ngủ, ngồi bật thử diêm để kiểm tra chất lượng, anh bật thử ba bao (63 que diêm). Cũng xin nói thêm là, trước đó Bulgakov đã cho chúng ta biết rằng Korotkov đã được lĩnh “4 hộp diêm lớn màu vàng, 5 hộp nhỏ màu xanh lá cây, và trong mấy túi áo túi quần khác còn 13 hộp màu xanh lơ nữa”. Theo lẽ tự nhiên trong đầu người đọc diễn ra một phép toán nhỏ: như vậy mỗi hộp có 21 que. Bulgakov đã cung cấp cho người đọc một con số chính xác rành mạch, một con số hiện thực. Ấy vậy mà chính ở đây lại xuất hiện một cảm giác mơ hồ rằng những con số rành mạch đó như có một cái gì đó mang tính chất định mệnh. Điều giả định là đã được định trước ở đâu đó gây cảm giác bất định. Chính cái cảm giác bất định ấy đã lấn át tính duy lý của tư duy hiện thực thuần túy. Hiệu quả huyền ảo được tạo ra mà không gây sốc cho độc giả. Ở một chỗ khác, cũng cùng một phương cách và hiệu quả như vậy, Bulgakov đã để cho người gác cổng chỉ đường cho Korotkov đến một phòng chức năng (phòng khiếu nại) như sau: “tầng thứ 8, hành lang thứ 9, đơn nguyên 41, phòng làm việc số 302”. Đó là những chỉ dẫn không đơn giản nhưng đầy lý tính và không thể rành mạch hơn được. Thế nhưng những con số đó cứ nhẩy múa trong đầu Korotkov và ở điểm này Bulgakov đã thành công trong việc lột tả một hiện thực khác: một mê lộ, một m ...

Tài liệu được xem nhiều: