Danh mục

Hiện trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại công ty xi măng Bút Sơn, xã Thanh Sơn, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.61 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty xi măng Bút Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012. Hiện tại Công ty xi măng Bút Sơn đã áp dụng một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi như lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện; phun nước tại các tuyến đường vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại công ty xi măng Bút Sơn, xã Thanh Sơn, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 267 - 271 HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN, XÃ THANH SƠN, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM Nguyễn Thị Nhâm Tuất*, Đinh Thị Như, Nguyễn Thu Huyền Trường Đại học Khoa học- ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty xi măng Bút Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012. Hiện tại Công ty xi măng Bút Sơn đã áp dụng một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi như lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện; phun nước tại các tuyến đường vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm. Tuy nhiên hiệu quả xử lý chưa cao, chất lượng môi trường không khí tại các khu vực trong và ngoài công ty vẫn chứa hàm lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng môi trường không khí bên trong công ty có hàm lượng bụi tổng số vượt QĐ 3733/2002/BYT từ 1,3-2,79 lần. Tại các khu vực bên ngoài xung quanh công ty, hàm lượng bụi tổng số vượt từ 1,17-3,85 lần so với QCVN 05:2009/BTNMT. Các thông số cơ bản về khí thải tại tất cả các điểm nghiên cứu đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi tại khu vực nghiên cứu, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng tới sự phát triển bền vững. Từ khóa: Môi trường, không khí, bụi, xi măng, Bút Sơn, Hà Nam. ĐẶT VẤN ĐỀ* Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, thiết yếu dẫn tới sự gia tăng các hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và xây dựng đô thị, nhà ở của nhân dân. Cùng với sự gia tăng đó, nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng ngày một tăng. Vì thế hoạt động khai thác và sản xuất xi măng đang được triển khai rộng khắp trên hầu hết các địa phương trong cả nước với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Hoạt động này không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu về vật liệu xây dựng, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho hàng vạn người dân trong cả nước. Bên cạnh việc góp phần vào sự phát triển kinh tế, quá trình khai thác và sản xuất xi măng cũng đã xả thải vào môi trường không khí một lượng bụi không nhỏ, cùng với những tiếng ồn của máy móc gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của môi trường tự nhiên và xã hội, làm cho chất lượng môi trường bị xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, sức khỏe của chính công nhân trong các sản xuất xi măng và khu vực dân cư xung quanh công ty. * Tel: 0984 194079, Email: tuatmt@gmail.com Công ty xi măng Bút Sơn xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một công ty khai thác và sản xuất xi măng lớn. Hiện tại người dân xung quanh đang rất bức xúc về các vấn đề môi trường do hoạt động của công ty gây ra, đặc biệt là các vấn đề về môi trường không khí. Trước thực trạng đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần giải đáp các khúc mắc của người dân và đề xuất các giải pháp nhằm phòng tránh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hàm lượng bụi tổng số, nồng độ các khí thải cơ bản (NO2, CO, SO2) trong môi trường không khí tại các khu vực bên trong và bên ngoài- xung quanh Công ty xi măng Bút Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. - Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là: Phương pháp kế thừa tài liệu: Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài; Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Tiến hành thực địa để thu thập, bổ sung, chỉnh sửa các thông tin, 267 Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ đồng thời đánh giá nhanh hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu; Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm và tại hiện trường. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Hiện trạng môi trường không khí tại Công ty Xi măng Bút Sơn Chất lượng môi trường không khí bên trong Công ty xi măng Bút Sơn Kết quả giám sát một số chỉ tiêu vi khí hậu và các chỉ tiêu về chất lượng môi trường không khí tại các khu vực trong Công ty xi măng Bút Sơn được thể hiện cụ thể trong bảng 1 và bảng 2 cho thấy, các chỉ tiêu vi khí hậu, chỉ tiêu khí thải và hàm lượng bụi tổng số ở hầu hết các điểm lấy mẫu bên trong Công ty (các khu vực thuộc dây chuyền sản xuất 1 và dây chuyền 2) đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hiện tại, Công ty đã áp dụng giải pháp lọc bụi tĩnh điện nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của công ty được mở rộng, thiết bị xử lý bụi cũ chưa được nâng cấp và đầu tư thêm. Do vậy, thiết bị lọc bụi tĩnh điện của công ty đã hoạt động trong tình trạng vượt quá công suất thiết kế, làm cho hàm lượng bụi tại một số khu vực trong công ty vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể là hàm lượng bụi tổng số tại khu vực đóng bao xi măng ở dây chuyền sản xuất 1 và dây chuyên sản xuất 2 tương ứng vượt 2,79 lần (DC1) và 1,3 lần (DC2) so ...

Tài liệu được xem nhiều: