Thông tin tài liệu:
Điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010. Trong nghiên cứu này, 60 trong tổng số hơn 800 trại sản xuất tôm sú giống được điều tra ngẫu nhiên bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) nhằm tìm hiểu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống (Penaeus monodon Fabricius, 1789) tại tỉnh Cà Mau
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 2/2013
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÔM SÚ
GIỐNG (Penaeus monodon Fabricius, 1789) TẠI TỈNH CÀ MAU
STATUS AND SOLUTION TO IMPROVE SEED QUALITY OF BLACK TIGER SHRIMP
(Penaeus monodon Fabricius, 1789) IN CAMAU PROVINCE
Tiết Tiến Dũng1, Lại Văn Hùng2
Ngày nhận bài: 17/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013
TÓM TẮT
Điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2010. Trong nghiên cứu này, 60 trong tổng số hơn 800 trại sản xuất tôm sú giống được điều tra ngẫu nhiên bằng phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) nhằm tìm hiểu hiện trạng và đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy, cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất
giống tôm sú cơ bản là đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật tuy còn có sự chênh lệch giữa các trại và phụ thuộc vào quy mô
và khả năng đầu tư của chủ trại. Tôm sú bố mẹ được khai thác từ các vùng biển xa bờ sau đó được vận chuyển và xử lý
hóa chất trước khi thả nuôi. Số lượng tôm bố mẹ qua kiểm dịch của các cơ quan chức năng còn chiếm tỷ lệ thấp. Ấu trùng
mới nở được xử lý bằng formol (100 - 200 ppm) hoặc iodine (50 ppm). Cỡ tôm giống xuất thường ở giai đoạn Postlarvae
(PL) 8 - 12 với tỷ lệ sống tới giai đoạn PL 10 đạt khoảng 23 - 65%. Sản lượng PL hàng năm đạt khoảng 5 - 7 tỷ con đáp
ứng khoảng 1/3 nhu cầu tôm giống trong tỉnh. Nghiên cứu cũng đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến kỹ thuật và quản lý
nhằm nâng cao chất lượng tôm giống tại Cà Mau.
Từ khóa: Cà Mau, chất lượng giống, giải pháp, kỹ thuật, Penaeus monodon, tôm bố mẹ, tôm sú
ABSTRACT
Investigation into technical status of seed production industry of black tiger shrimp in Ca Mau province was
conducted from January to June in 2010. In this survey, 60 hatcheries in the total of over 800 black tiger shrimp hatcheries
were randomly selected and surveyed by the Rapid Rural Appraisal (RRA) and Survey Questionnaire (SQ) methods in
order to learn about technical status and suggest solutions to improvement of seed quality in the locality. The result showed
that, facilities and conditions for black tiger shrimp seed production in the area were basically satisfied the technical
requirements although there were still different levels among hatcheries and depending on scales and capital investiment
levels of farm owners. Black tiger shrimp broodstocks were exploited from open sea and then transported and chemical
treated before stocking. The number of broodstocks quarantined by appropriate authorities still accounted for a low rate.
Newly hatched larvae were treated by formol (100 - 200 ppm) or iodine (50 ppm). Selling postlarvae were often at the
stages of 8 to 12 with survival rates ranging between 23 - 65%. Total annual postlarvae production were around 5 - 7
billions, which met about one third of the provincial demand. The survey also put forward a large number of solutions
related to techniques and managements in order to improve black tiger shrimp seed quality in Ca Mau.
Keywords: Ca Mau, black tiger shrimp, broodstock, P. monodon, seed quality, solution, techniques
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm
nuôi trồng thủy sản của cả nước với 2 nhóm đối
tượng chủ lực là cá da trơn và tôm he [3]. Nghề nuôi
tôm he nói riêng và tôm sú nói chung đã và đang giữ
1
2
một vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của
nhiều cộng đồng dân cư ven biển. Cà Mau là địa
phương hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận
lợi để phát triển nghề sản xuất giống và nuôi tôm sú
Tiết Tiến Dũng: Lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
PGS.TS. Lại Văn Hùng: Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
thương phẩm [5, 14]. Sự phát triển nhanh chóng và
mạnh mẽ của nghề nuôi tôm sú thương phẩm đã
đặt ra nhiều vấn đề thách thức không nhỏ cho sự
phát triển của ngành liên quan đến việc giải quyết
ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nâng cao chất
lượng tôm giống [13, 16].
Hiện tại, đã có nhiều trại sản xuất tôm sú giống
ở Cà Mau hoạt động có hiệu quả với sản lượng mỗi
năm khoảng 5 - 7 tỷ con giống. Tuy nhiên, nhu cầu
con giống thực tế tại địa phương cần khoảng 15 - 17
tỷ con mỗi năm [5, 15]. Do đó, gần 2/3 lượng tôm
sú giống phải nhập từ các địa phương khác mà chủ
yếu là từ các tỉnh Nam Trung Bộ. Một thực trạng
hiện nay là do đầu tư thiếu đồng bộ và sự quản lý
còn nhiều bất cập dẫn đến số lượng con giống sản
xuất ra tại địa phương vừa thiếu về số lượng và
yếu về chất lượng [5, 9, 16]. Trong khi đó, việc mua
giống từ các tỉnh Nam Trung Bộ thường kèm chi
phí cao và rủi ro trong quá trình vận chuyển do thời
gian và quãng đường dài. Do đó, nhiều thương lái
đã tiến hành vận chuyển tôm giống không rõ nguồn
gốc, không qua chứng nhận kiểm dịch từ các cơ
quan chức năng, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch
bệnh và nhiều trường hợp đã gây thiệt hại lớn cho
người nuôi [5].
Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc nâng cao
chất lượng tôm sú giống đó là việc chưa chủ động
tạo nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh [8, 16]. Đã có
một số nghiên cứu trong nước thực hiện nhằm sản
xuất đàn tôm bố mẹ sạch bệnh nhưng cho đến nay
vẫn chưa được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn
[22]. Trong khi đó, nguồn tôm sú bố mẹ nhập khẩu
thường có chi phí rất cao, thủ tục nhập khẩu phức
tạp và chất lượng tôm bố mẹ nhiều khi không ổn
định [16]. Trong quá trình sản xuất, do chạy đua
với lợi nhuận, nhiều trại sử dụng nguồn tôm bố mẹ
không rõ nguồn gốc và chất lượng kém. Hơn nữa,
nhiều trại còn tiến hành cho tôm mẹ đẻ nhiều lứa,
ương nuôi với mật độ dày, lạm dụng thuốc kháng
sinh và hóa chất và xuất tôm không có ch ...