Điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá lồng biển được thực hiện trong năm 2011 tại vịnh Cát Bà, Thành phố Hải Phòng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn 190/575 hộ tại vịnh Cát Bà với ba mô hình nuôi chính là mô hình nuôi cá giò, mô hình nuôi cá song và mô hình nuôi ghép cá biển với động vật thân mềm. Kết quả cho thấy, mật độ cá thả tùy thuộc vào loài và kích cỡ cá giống, dao động từ 50 – 500 g/con thả với mật độ 15 – 25 con/m3 . Cá được cho ăn thức ăn chính là cá tạp với hệ số FCR từ 5,0 – 5,5. Trong quá trình nuôi, người nuôi gặp những khó khăn về con giống (100%), kỹ thuật nuôi (87,8%) và vốn đầu tư (94,4%) và thời tiết (83,3%).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng biển tại vịnh Cát Bà – Hải Phòng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 4/2013
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI
CÁ LỒNG BIỂN TẠI VỊNH CÁT BÀ - HẢI PHÒNG
TECHNICAL STATUS AND DEVELOPMENTAL SOLUTIONS FOR FINFISH SEACAGE
CULTURE IN CAT BA BAY – HAI PHONG CITY
Nguyễn Ngọc Hưng1, Lại Văn Hùng2, Nguyễn Đình Huy3
Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 16/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá lồng biển được thực hiện trong năm 2011 tại vịnh Cát Bà, Thành phố
Hải Phòng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn 190/575 hộ tại vịnh Cát Bà với ba mô
hình nuôi chính là mô hình nuôi cá giò, mô hình nuôi cá song và mô hình nuôi ghép cá biển với động vật thân mềm. Kết quả
cho thấy, mật độ cá thả tùy thuộc vào loài và kích cỡ cá giống, dao động từ 50 – 500 g/con thả với mật độ 15 – 25 con/m3.
Cá được cho ăn thức ăn chính là cá tạp với hệ số FCR từ 5,0 – 5,5. Trong quá trình nuôi, người nuôi gặp những khó khăn
về con giống (100%), kỹ thuật nuôi (87,8%) và vốn đầu tư (94,4%) và thời tiết (83,3%). Bên cạnh đó, cá thường mắc các
bệnh do vi khuẩn, virut, nấm và ký sinh trùng. Sau 11 – 15 tháng nuôi/vụ, cá đạt kích cỡ từ 0,8 – 6,5 kg/con tùy thuộc
vào loài và ký thuật nuôi. Mô hình nuôi ghép đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đạt được
126,7 triệu đồng/bè/vụ và 56%. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách
nhằm phát triển nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại địa phương theo hướng bền vững.
Từ khóa: cá biển, Cát Bà, giải pháp, hiện trạng, kỹ thuật nuôi, lồng bè
ABSTRACT
The survey on the status of sea cage finfish culture was conducted in 2011 in Cat Ba bay, Hai Phong city. In this
survey, we investigated, collected information and interviewed 190 in the total of 575 farmers in Cat Ba bay with three
cultured models namely cobia culture, groupers culture and intergated culture of finfish and mollusk. Result showed that
stocking density depended on seed size ranging from 50 – 500 g/fish stocked at density of 15 – 25 fish/m3. Fish were
completely fed by trash fish with the feed conversion ratio ranging from 5.0 – 5.5. During the cultured periods, farmers
had difficulty in buying seed (100%), cultured techniques (87.8%) and capital investment (94.4%) and affected weather
(83.3%). In addition, fish were infected by various kinds of diseases including bateria, viruses, fungii and parasites. After
11 – 15 months, fish gained 0.8 – 6.5 kh/fish depending on species and cultured techniques. The intergated model obtained
the highest economic efficiency with profists and profit rate of 126.7million VND/cage/crop and 65%, respectively. The
survey also put forward a large number of solutions related to techniques, plans and policies in order to develop the marine
finfish culture industry in Cat Ba bay conformable to the sustainable directions.
Keywords: Cat Ba, culture techniques, marine finfish, sea cage, solution, status
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng biển Cát Bà, với 366 hòn đảo và 29.000
ha diện tích mặt nước, có tiềm năng rất lớn để phát
triển nghề nuôi các đối tượng hải đặc sản. Đây cũng
là vùng biển có nhiều dãy núi và đảo che chắn đã
1
2
tạo ra các eo, vũng, vịnh kín gió rất phù hợp cho
nuôi cá bằng lồng trên biển [8]. Trong những năm
qua, được sự quan tâm của chính quyền và các cơ
quan chức năng, nghề nuôi cá lồng bè ở vịnh Cát
Bà đã không ngừng được đầu tư và tạo điều kiện
Nguyễn Ngọc Hưng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
PGS.TS. Lại Văn Hùng, 3 ThS. Nguyễn Đình Huy: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
thuận lợi để phát triển tương xứng với tiềm năng [7].
Từ năm 2001 – 2009, nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh
Cát Bà đã cung cấp cho nhu cầu thị trường 3.200 3.500 tấn cá/năm. Đồng thời, sự phát triển của nghề
này đã giải quyết việc làm cho 2.000 - 2.500 lao
động, giúp gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống
của nhiều hộ ngư dân địa phương [7, 10]. Cũng
trong khoảng thời gian này, số lượng lồng bè đã
có sự gia tăng đáng kể từ 900 lồng nuôi năm 2001
lên tới 11.650 lồng nuôi năm 2009 [7]. Đồng thời,
sản lượng cũng có sự gia tăng mạnh mẽ từ 243 tấn
năm 2001 lên đến 3.670 tấn năm 2009. Năng suất
trung bình của nghề nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà đạt
315 tấn/ô lồng/năm [9, 10].
Nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại Cát Bà phát
triển mạnh mẽ với các đối tượng nuôi chính, có giá
trị kinh tế cao như cá song (Epinephelus spp), cá giò
(Rachycentron canadum), cá hồng mỹ (Sciaenops
ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chim vây
vàng (Trachinotus blochii), cá tráp (Pagrus major),
cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) [11, 12].
Tuy nhiên, do chạy đua theo lợi nhuận, phát triển
thiếu quy hoạch nên nghề nuôi cá bằng lồng trên
biển ở Cát Bà hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn
liên quan đến nguồn vốn, khả năng cung cấp con
giống chất lượng cao, các mô hình và kỹ thuật nuôi
bền vững, các giải pháp quản lý môi trường và
phòng trừ dịch bệnh. Sự cạnh tranh về lợi ích kinh
tế giữa các ngành nghề khác như du lịch, vận tải
biển, khai thác hải sản,... cũng đang tạo ra những
thách thức không nhỏ cho việc phát triển nghề nuôi
cá biển tại Cát Bà [2, 5, 13]. Nghiên cứu được thực
hiện nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá bằng
lồng trên biển tại Cát Bà và đề xuất một số giải pháp
phát triển theo hướng bền vững.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2011 và
2012 thông qua việc điều tra các hộ nuôi cá bằng
lồng trên biển tại vịnh Cát Bà – huyện Cát Hải –
thành phố Hải Phòng. Số liệu thứ cấp về tình hình
nuôi cá bằng lồng trên biển được thu từ Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo kết quả
nuôi trồng thủy sản (2005 - 2010) từ Chi cục Nuôi
trồng thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ...