Danh mục

Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.18 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai là, tham gia việc lựa chọn kinh điển văn học đương đại, xác lập giá trị văn học. "Sự tồn tại của phê bình, giá trị và ý nghĩa của phê bình phải nhờ ở việc xây dựng kinh điển của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng và những vấn đề của nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới Hiện trạng và những vấn đềcủa nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trong thế kỉ mới Hai là, tham gia việc lựa chọn kinh điển văn học đương đại, xác lập giá trị văn học.Sự tồn tại của phê bình, giá trị và ý nghĩa của phê bình phải nhờ ở việc xây dựng kinh điểncủa nó. Nếu công năng xây dựng kinh điển mất đi, sức mạnh và tính khả năng của việc tồntại phê bình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu phê bình vẫn có sức mạnh xây dựng kinh điển vănhọc, duy trì được giá trị của văn học thì dù trong thời kỳ truyền thông văn hóa ra sứckhuếch trương, phê bình vẫn có đường của mình để đi(6). Ba là, tiến hành xây dựng văn học sử. Đối với văn học một thời đại mà nói, nghiêncứu văn học sử thực ra không thể tách rời phê bình văn học. Cuốn Lý luận văn học củaRené Wellek và Austin Warren có ảnh hưởng sâu rộng đã đặt phê bình lên địa vị rất cao,cho rằng phê bình văn học là cơ sở của văn học sử vì phê bình văn học là môi giới cho tácphẩm văn học bước vào văn học sử; tách rời phê bình văn học, văn học sử không thể hìnhthành. Nhưng đối với phê bình văn học mà nói, việc thực hiện toàn bộ những công năng ấythực ra chỉ là một trạng thái lý tưởng. Tại thời đại khác nhau, phê bình đều gặp phải hoàncảnh khốn cùng và vấn đề khác nhau. Ngay phê bình văn học hiện nay của Trung Quốc mànói, những trở ngại ngăn cản việc thực hiện công năng của phê bình vừa đến từ hoàn cảnhxấu của phê bình cùng bản thân phê bình không được tín nhiệm một cách phổ biến, lại vừađến từ năng lực tự thân của phê bình bị thoái hóa. Việc thực hiện công năng của phê bình trước hết phải dựa vào năng lực chủ thể củanhà phê bình. Đánh giá một nhà phê bình có ưu tú hay không, chúng ta thường xem xétnăng lực về hai mặt của người đó: một là năng lực sáng tạo mới về mặt lý luận, hai là nănglực lĩnh hội và giải thích, phân tích tác phẩm. Về năng lực thứ nhất, nhà phê bình cố nhiêncần phải thông thuộc và nắm vững các loại lý luận văn học cổ kim, đông tây, nhưng sự nắmvững này không phải chỉ nhằm có được một loại vũ khí mà còn phải nhằm nâng cao tốchất lý luận, bồi dưỡng tư duy lý luận và đổi mới phương pháp phê bình, giúp nhà phê bìnhnâng cao năng lực giải thích văn học và sức phán đoán thẩm mỹ chứ không phải lấy sự hysinh năng lực đọc hiểu văn bản của nhà phê bình làm cái giá phải trả. Dùng lý luận cósẵn lắp vào tác phẩm văn học chẳng những không thể hiện năng lực lý luận của nhà phêbình mà còn chứng tỏ tính lười nhác của người đó. Nhà phê bình giỏi cần có năng lực tưduy phản hướng vượt khỏi mô thức lý luận → văn bản, tức là cần hình thành mô thức tưduy văn bản → lý luận, xuất phát từ nghiên cứu văn bản rồi phát hiện, tổng kết, thăng hoathành phẩm chất lý luận, nội hàm lý luận. Về năng lực thứ hai, năng lực lĩnh hội, lý giải vàgiải thích tác phẩm văn học của nhà phê bình bao giờ cũng quan trọng nhất, cốt lõi nhất.Điều này thực ra do tính quan trọng của nghiên cứu văn bản quyết định. Văn bản là chủ thểcủa văn học sử, nhưng văn bản trong văn học sử lại là văn bản được lựa chọn. Quá trình lựachọn văn bản thực ra là quá trình phát sinh và triển khai phê bình văn học. Một mặt, ý nghĩacủa văn bản không mở toang, trong suốt, hiện ra trong chỉ một lần mà thường là ẩn tàng,tiềm ẩn, hiển hiện dần dần. Như thế cũng là ý nghĩa của văn bản cần không ngừng đượcphát hiện, được giải thích, được ban cho; quá trình nghiên cứu văn bản thực tế là quá trìnhkhai thác và quá trình sinh sôi ý nghĩa của văn bản. Mặt khác, bản thân văn bản ở trạng tháiđộng, ở thể chưa hoàn thành và không ngừng phong phú lên. Tác phẩm văn học một thờiđại bao giờ cũng ở trong trạng thái sinh sản, nó cần được nghiên cứu văn bản, truy chođến tận ngọn nguồn để kinh điển hóa nó. Có thể nói, trước những văn bản mới ùn ùn kéotới, nhà phê bình phải chăng có đủ sức mẫn cảm, sức nhẫn nại và nghị lực, đó chính là hònđá thử vàng kiểm nghiệm năng lực của nhà phê bình. Từ ý nghĩa này mà nói, nghiên cứuvăn bản nên là cái vốn cho nhà phê bình lập thân; tất cả xuất phát từ văn bản nên là nguyêntắc cơ bản của nhà phê bình văn học. Nhưng điều đáng tiếc là ngày nay nguyên tắc này bịgiới phê bình vứt bỏ một cách phổ biến, nghiên cứu văn bản trở thành điểm yếu lớn nhấtcủa giới phê bình ngày nay. Do không có lượng đọc văn bản làm cơ sở, nhiều nhà phê bìnhđã mất đi quyền chủ động trước đối tượng phê bình, họ không cách gì tự giác và chủ độnglựa chọn đối tượng phê bình, chỉ có thể nghe lời phương tiện truyền thông hoặc tiếng nóiquyền uy nào đó. Về một ý nghĩa nào đó, phương tiện truyền thông thời đại chúng tathường dùng phương thức khen vống, bốc thơm khi phán đoán văn học và phương thứcnày đã ảnh hưởng đến phán đoán của nhà phê bình. Trên tọa độ so sánh, họ không saocưỡng lại và kháng cự tiếng nói của phương tiện truyền thông bởi sách mà họ đọc khôngnhiều hơn phương tiện truyền thông. Ngay tác phẩm họ đọc để phê bình, họ thườn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: