Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2
Số trang: 386
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.38 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2 gồm có nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong một số lĩnh vực chủ yếu qua thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; Định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2 91 Chương 2 NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU QUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2020 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Trong lĩnh vực kinh tế, nội dung phần này của cuốn sách tập trung đề cập đến một số vấn đề chủ yếu sau: về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; về chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu; về phát triển các thành phần kinh tế, về quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng. 1. Đánh giá khái quát về nhận thức lý luận 1.1. Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1.1. Những bước tiến, những kết quả chủ yếu về mặt nhận thức Về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Tiếp tục quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của các nhiệm kỳ 92 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... trước, giai đoạn 2011-2020 Đảng ta đã có những bước phát triển quan trọng trong nhận thức về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đã chỉ rõ: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó trong phát triển nền kinh tế thị trường, phải tạo điều kiện để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất; phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối; phát triển kinh tế thị trường để từng bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đại hội XI của Đảng đã xác định hoàn thiện thể chế kinh tế là một trong ba đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XII và Nghị quyết Trung ương 11 ngày 03/6/2017 (khoá XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chỉ rõ hơn: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 93 quốc tế. Nêu lên phương hướng hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế với 6 định hướng cơ bản1; bảo đảm đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Điều đó thể hiện bước tiến trong nhận thức về nội hàm, bước đi, lộ trình của quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội: Mặc dù, trong thực tiễn luôn phải giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, song phải đến Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội mới chính thức được đề cập trong văn kiện Đảng. Đây là một bước tiến quan trọng về nhận thức, trong đó nêu rõ Nhà nước đóng vai trò định hướng, kiến tạo xây dựng và hoàn _________ 1. (1) Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; (2) Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh; (3) Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; (4) Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường; (5) Hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội; (6) Đẩy mạnh và nâng cao ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2 91 Chương 2 NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU QUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2020 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Trong lĩnh vực kinh tế, nội dung phần này của cuốn sách tập trung đề cập đến một số vấn đề chủ yếu sau: về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; về chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu; về phát triển các thành phần kinh tế, về quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng. 1. Đánh giá khái quát về nhận thức lý luận 1.1. Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1.1. Những bước tiến, những kết quả chủ yếu về mặt nhận thức Về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Tiếp tục quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của các nhiệm kỳ 92 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... trước, giai đoạn 2011-2020 Đảng ta đã có những bước phát triển quan trọng trong nhận thức về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đã chỉ rõ: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó trong phát triển nền kinh tế thị trường, phải tạo điều kiện để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất; phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối; phát triển kinh tế thị trường để từng bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đại hội XI của Đảng đã xác định hoàn thiện thể chế kinh tế là một trong ba đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XII và Nghị quyết Trung ương 11 ngày 03/6/2017 (khoá XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chỉ rõ hơn: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 93 quốc tế. Nêu lên phương hướng hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế với 6 định hướng cơ bản1; bảo đảm đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Điều đó thể hiện bước tiến trong nhận thức về nội hàm, bước đi, lộ trình của quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội: Mặc dù, trong thực tiễn luôn phải giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, song phải đến Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội mới chính thức được đề cập trong văn kiện Đảng. Đây là một bước tiến quan trọng về nhận thức, trong đó nêu rõ Nhà nước đóng vai trò định hướng, kiến tạo xây dựng và hoàn _________ 1. (1) Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; (2) Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh; (3) Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; (4) Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường; (5) Hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội; (6) Đẩy mạnh và nâng cao ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý luận và thực tiễn phát triển đất nước Định hướng phát triển đất nước Lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế Lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chính trị Quản lý phát triển xã hội Định hướng mục tiêu phát triểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 148 0 0
-
Thực trạng quản lý phát triển xã hội Việt Nam - Vấn đề đặt ra và định hướng chính sách: Phần 2
90 trang 44 1 0 -
Bài giảng Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa con người Việt Nam
55 trang 35 0 0 -
Thực trạng quản lý phát triển xã hội Việt Nam - Vấn đề đặt ra và định hướng chính sách: Phần 1
132 trang 33 0 0 -
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 12 - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng
71 trang 32 0 0 -
Ebook Vương Triều Lê (1428-1527): Phần 1 - Nguyễn Quang Ngọc
329 trang 30 0 0 -
Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý xã hội trong thời kỳ đổi mới
8 trang 26 0 0 -
Bàn về nhà nước kiến tạo trên thế giới và hàm ý với Việt Nam
7 trang 24 0 0 -
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 5/2018
68 trang 22 0 0 -
Quản lý phát triển xã hội của Việt Nam trong bối cảnh xã hội số và xã hội siêu thông minh
17 trang 22 0 0