Danh mục

Hiện tượng đua xe trái phép dưới góc nhìn của tâm lý học đám đông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.25 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn dưới góc độ của tâm lý học đám đông, nguyên nhân của hiện tượng đua xe trái phép là có số đông người có cùng sở thích đua xe, có sự lây nhiễm hay lây lan của sở thích đua xe, có sự ám thị bởi các cá nhân trong đám đông đua xe. Bài viết này phân tích hiện tượng đua xe trái phép dưới góc độ của tâm lý học đám đông với mong muốn góp thêm vào những góc nhìn đa chiều để có những giải pháp ngăn chặn phòng ngừa hữu hiệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện tượng đua xe trái phép dưới góc nhìn của tâm lý học đám đôngHiện tượng đua xe trái phépdưới góc nhìn của tâm lý học đám đôngNguyễn Thị Bích Hằng*Tóm tắt: Đua xe trái phép là một hiện tượng đặc biệt; đã và đang diễn ra tại cácthành phố lớn ở nước ta; cho đến nay luôn làm đau đầu các nhà chức trách, các bậcphụ huynh và cộng đồng xã hội, là một vấn nạn chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu.Hiện tượng đua xe trái phép cần được lý giải dưới góc độ của nhiều khoa học khácnhau, như kinh tế học, chính trị học, luật học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học...Nhìn dưới góc độ của tâm lý học đám đông, nguyên nhân của hiện tượng đua xe tráiphép là có số đông người có cùng sở thích đua xe, có sự lây nhiễm hay lây lan của sởthích đua xe, có sự ám thị bởi các cá nhân trong đám đông đua xe. Để khắc phục vấnnạn này cần xử lý ngăn chặn ngay từ khi hình thành đám đông đua xe trái phép; cầntạo sân chơi lành mạnh cho giới trẻ tham gia vào các cuộc đua xe và các cuộc đuakhác có tổ chức quy củ, lành mạnh; cần bổ sung các điều luật theo hướng quy địnhchặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn, đảm bảo tính chất răn đe cao hơn đối với hành vi đuaxe trái phép; cần khai thác phát huy điểm tích cực của tâm lý đám đông, phát huy loạihình phong trào tập thể trong giới trẻ.Từ khóa: Tâm lý học; tâm lý đám đông; đua xe trái phép.1. Mở đầuTrong những năm vừa qua, các phươngtiện truyền thông đại chúng ở Việt Namthường xuyên phản ánh hiện tượng hàngtrăm thanh thiếu niên tụ tập thành từngđoàn trên một số tuyến đường ở các thànhphố lớn, các khu đô thị, vào những ngàycuối tuần hoặc các ngày lễ lớn để đua xetrái phép. Các đối tượng này được gọi làcác “quái xế”, “anh hùng xa lộ” hoặc “bãođêm”. Họ la hét, lạng lách, đánh võng, chạyvới tốc độ cao, gây rối trật tự công cộng,gây nguy hiểm cho bản thân, gây ra nhiềutai nạn cho người đi đường. Ngoài nhữngthanh thiếu niên trực tiếp tham gia đua xetrái phép, còn có một số lượng rất lớn ngườibên ngoài, mà phần lớn cũng là thanh thiếu48niên, đứng hai bên đường hò la, cổ vũ,khích lệ những người đua xe. Những tiếngreo hò cổ vũ đó đã làm tăng sự phấn khích,sự cuồng loạn của những người đua xe, bấtchấp nguy hiểm đến tính mạng của mình vànhững người đi đường. Đua xe trái phép làvấn nạn của xã hội.*Tuy các cơ quan chứcnăng đã thực hiện nhiều giải pháp ngănchặn song vấn nạn này vẫn không suy giảmmà có chiều hướng gia tăng. Hiện tượngđua xe trái phép cần được nhìn nhận dướigóc độ của nhiều môn khoa học xã hội(kinh tế học, chính trị học, luật học, văn hóahọc, xã hội học, tâm lý học…). Bài viết nàyphân tích hiện tượng đua xe trái phép dưới(*)Tiến sĩ, Trường Đại học Hà Tĩnh. ĐT: 0912136548.Email: hang.nguyenthibich@htu.edu.vnNguyễn Thị Bích Hằnggóc độ của tâm lý học đám đông với mongmuốn góp thêm vào những góc nhìn đachiều để có những giải pháp ngăn chặnphòng ngừa hữu hiệu.2. Tâm lý đám đôngTâm lý học đám đông là một chuyênngành của tâm lý học xã hội, nghiên cứu vềtâm lý và hành xử của một người bìnhthường trong những hoạt động mang tínhchất tập thể. Tâm lý đám đông (crowdpsychology) còn được gọi là tâm lý bầy đàn(herd mentality) hay tâm lý nhóm (grouppsychology) v.v.. Tâm lý học đám đông lầnđầu tiên được nghiên cứu bởi G. Le Bon(nhà tâm lý học xã hội Pháp) với tác phẩmTâm lý học đám đông (1895), W.Trotter(nhà tâm lý học người Anh) với tác phẩmBản năng bầy đàn trong thời bình và thờichiến (1905), Mc. Dougall (nhà tâm lý họcngười Mỹ) với tác phẩm Tâm trí nhóm(1920) và S.Freud (nhà Phân tâm học ngườiÁo) với tác phẩm Tâm lý đám đông và phântích cái tôi (1922). Đó là những tác phẩmkinh điển về lĩnh vực tâm lý đám đông. Saunày có rất nhiều nghiên cứu khác về tâm lýđám đông trong hoạt động tài chính, thươngmại, quảng cáo marketing, thị trường buônbán, thị trường chứng khoán v.v..Điểm nổi bật của đám đông là dù mỗi cánhân có đặc điểm, đời sống nghề nghiệp, cátính, trí tuệ khác nhau, thì khi tập hợp lạithành đám đông, họ vẫn có chung một tâmhồn tập thể. Tâm hồn tập thể làm cho họsuy nghĩ và hành động theo một cách hoàntoàn khác với cách mà từng cá nhân riêng lẻvẫn suy nghĩ và hành động. Nếu cá nhân bịchìm đắm trong một đám đông thì sẽ nhanhchóng rơi vào một tình trạng rất giống tìnhtrạng bị thôi miên ở trong tay người thôimiên. Mọi tình cảm và tư tưởng của anh tađều bị nhà thôi miên hướng theo một chiềunhất định. Tâm lý đám đông được hìnhthành dưới áp lực của số đông; có tính lâylan hay lây nhiễm trong đám đông; có tínhdễ bị gợi ý hay tính dễ bị ám thị của cánhân trong đám đông. Một trong nhữngđiểm dễ nhận thấy ở đám đông là tính bốcđồng, tính dễ thay đổi và dễ bị kích động.Le Bon cho rằng, đám đông hầu như bị vôthức dẫn dắt; cá nhân khi đứng riêng thì cókhả năng làm chủ những phản xạ của mình,nhưng khi ở trong đám đông sẽ không cóđược những phản xạ đó. Le Bon viết: “Cánhân đơn độc cảm thấy rõ rằng anh ta khôngthể một mình đốt cháy được lâu đài, cướp phácửa hàng, và nếu anh ta địn ...

Tài liệu được xem nhiều: