Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ í thuyết liên văn bản)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 227.24 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Liên văn bản(1) (Intertexuality) là khái niệm do nhà ký hiệu học - nhà phê bình chủ nghĩa nữ quyền người Pháp Julia Kristeva đề xuất lần đầu tiên vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ í thuyết liên văn bản) Hiện tượng truyện cũ viết lạitrong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản) Liên văn bản(1) (Intertexuality) là khái niệm do nhà ký hiệu học - nhà phê bìnhchủ nghĩa nữ quyền người Pháp Julia Kristeva đề xuất lần đầu tiên vào cuối những năm60 của thế kỉ XX. Tiếp sau những trường phái lý thuyết mang tính “cách mạng” như chủnghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, hậu hiện đại, phê bình nữ quyền,… lý thuyết liênvăn bản đã đột phá mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu lý luận và tạo thành một phạm vithuật ngữ phê bình, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sáng tác và nghiên cứu vănhọc. Lý thuyết liên văn bản chú trọng các ảnh hưởng văn bản hoá ngoại tại, tất cả cácngữ cảnh, bất luận là chính trị, lịch sử, xã hội, tâm lý, nghệ thuật đều có thể thành quanhệ “liên văn bản” với văn bản văn học (tức là mối liên kết hữu cơ giữa văn bản và các“văn bản” khác ngoài nó). Bản thân lý thuyết liên văn bản đã đem các nhân tố hợp lýtrong phê bình văn học của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa lịch sử mới, và cả chủ nghĩahậu hiện đại quy vào hệ thống của nó, có xu hướng hoàn thiện cho nó. Sự xuất hiện củalý luận liên văn bản vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX đã làm thay đổi căn bản cáchhiểu về tác phẩm văn học, về mối quan hệ giữa các yếu tố: nhà văn - tác phẩm - ngườiđọc trước đây. Bản chất của tác phẩm văn học không gì khác là sự xếp chồng các vănbản với nhau, và “bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản” (R. Barthes). Mỗi văn bản đềulà sự kết nối của các văn bản khác, mỗi văn bản đều là sự hấp thu và chuyển đổi với cácvăn bản khác, sự tham chiếu lẫn nhau giữa các văn bản đã hình thành nên một kết cấumạng lưới có tính mở rộng, từ đó cấu thành hệ thống mở rộng cực lớn của văn bản quákhứ, hiện tại, tương lai và quá trình diễn biến của ký hiệu học văn học(2). Ở Trung Quốc, lý luận liên văn bản sau khi được tiếp nhận đã nhanh chóng thu hút sựquan tâm của giới nghiên cứu và sáng tác văn học. Các bản dịch xuất hiện ngày càng nhiềuđã giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về lý luận liên văn bản(3). Đặc biệt từ thập niên 90của thế kỉ XX lại nay, nhiều học giả Trung Quốc đã vận dụng lý luận này một cách khá phổbiến vào việc tìm hiểu và khám phá lại các tác phẩm văn học cổ điển và hoạt động dịch thuậtthơ ca. Khi bàn về liên văn bản, L.P. Rjanskaya cho rằng: liên văn bản có thể được diễngiải như là “1/ thủ pháp văn học cụ thể; 2/ nguyên lý phổ quát của sự tồn tại của văn bản vănhọc; 3/ hình ảnh “thế giới như văn bản”. Mỗi kiểu liên văn bản có thể tồn tại trong văn bảnmột cách tự thân hay kết hợp với hai kiểu kia, là yếu tố xác định văn bản phù hợp với ý đồcủa tác giả hoặc có thể do độc giả hay nhà phê bình mang lại mà tác giả không biết”(4). Xéttheo sự diễn giải này, hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại cũng làmột dạng liên văn bản. Nói cụ thể hơn, nó là một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn, ámchỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); có nghĩa là đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốcđã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó. Việc xác định một tên gọi chính xác nhất và đầy đủ nhất cho hiện tượng viết lạicác truyện cũ, viết lại các kinh điển không quá khó khăn nhưng vẫn chưa có sự thốngnhất. Ở Trung Quốc, người ta dùng khá nhiều thuật ngữ để nói về hiện tượng nàynhư: cố sự tân biên ( ), trùng tân cải biên ( ), cải biên ( ), cảitả ( )… trong đó được sử dụng phổ biến nhất là hai thuật ), tái sáng tác (ngữ: cải tả hay trùng tả (viết lại) và cố sự tân biên (truyện cũ viết lại). Viết lại(5) vốn là hiện tượng văn học rất phổ biến trong lịch sử. Hiểu đơn giản,đây là một loại hình sáng tác - một phương thức cải biến các tác phẩm văn học đã có từ ), viết mở rộngtrước. Viết lại bao gồm các hình thức: viết lại ( ), viết thu gọn ( ), trích dẫn, vay mượn. Khi viết mở rộng ( ), người viết có thể phát huy trí tưởng(tượng của bản thân, làm cho các tình tiết sinh động, phong phú hơn, song không tách rờikhỏi nội dung hạt nhân của văn bản gốc. Viết lại (cải tác) “cũng có thể xem là một cáchdiễn giải văn học. Khảo sát tác phẩm văn chương cùng việc tiếp nhận nó qua hình thứccải tác mở ra một hướng tiếp cận mới. Tiếp cận liên văn bản (intertextual approach) đặtvăn bản trong một mạng lưới mới của những quan hệ với các văn bản khác”(6). Trước hết xin nói về thuật ngữ « Cố sự tân biên » mà chúng tôi xem là biểu hiệndễ thấy nhất của hiện tượng liên văn bản. Cố sự tân biên(7) là tên một tác phẩm nổi tiếngcủa Lỗ Tấn được xây dựng trên cơ sở các thần thoại, truyền thuyết và lịch sử TrungQuốc cổ đại. Trong quá trình “làm mới” lại (tân biên) các “truyện cũ” (cố sự), Lỗ Tấnđặc biệt quan tâm đến trạng thái sinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ í thuyết liên văn bản) Hiện tượng truyện cũ viết lạitrong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản) Liên văn bản(1) (Intertexuality) là khái niệm do nhà ký hiệu học - nhà phê bìnhchủ nghĩa nữ quyền người Pháp Julia Kristeva đề xuất lần đầu tiên vào cuối những năm60 của thế kỉ XX. Tiếp sau những trường phái lý thuyết mang tính “cách mạng” như chủnghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, hậu hiện đại, phê bình nữ quyền,… lý thuyết liênvăn bản đã đột phá mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu lý luận và tạo thành một phạm vithuật ngữ phê bình, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sáng tác và nghiên cứu vănhọc. Lý thuyết liên văn bản chú trọng các ảnh hưởng văn bản hoá ngoại tại, tất cả cácngữ cảnh, bất luận là chính trị, lịch sử, xã hội, tâm lý, nghệ thuật đều có thể thành quanhệ “liên văn bản” với văn bản văn học (tức là mối liên kết hữu cơ giữa văn bản và các“văn bản” khác ngoài nó). Bản thân lý thuyết liên văn bản đã đem các nhân tố hợp lýtrong phê bình văn học của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa lịch sử mới, và cả chủ nghĩahậu hiện đại quy vào hệ thống của nó, có xu hướng hoàn thiện cho nó. Sự xuất hiện củalý luận liên văn bản vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX đã làm thay đổi căn bản cáchhiểu về tác phẩm văn học, về mối quan hệ giữa các yếu tố: nhà văn - tác phẩm - ngườiđọc trước đây. Bản chất của tác phẩm văn học không gì khác là sự xếp chồng các vănbản với nhau, và “bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản” (R. Barthes). Mỗi văn bản đềulà sự kết nối của các văn bản khác, mỗi văn bản đều là sự hấp thu và chuyển đổi với cácvăn bản khác, sự tham chiếu lẫn nhau giữa các văn bản đã hình thành nên một kết cấumạng lưới có tính mở rộng, từ đó cấu thành hệ thống mở rộng cực lớn của văn bản quákhứ, hiện tại, tương lai và quá trình diễn biến của ký hiệu học văn học(2). Ở Trung Quốc, lý luận liên văn bản sau khi được tiếp nhận đã nhanh chóng thu hút sựquan tâm của giới nghiên cứu và sáng tác văn học. Các bản dịch xuất hiện ngày càng nhiềuđã giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về lý luận liên văn bản(3). Đặc biệt từ thập niên 90của thế kỉ XX lại nay, nhiều học giả Trung Quốc đã vận dụng lý luận này một cách khá phổbiến vào việc tìm hiểu và khám phá lại các tác phẩm văn học cổ điển và hoạt động dịch thuậtthơ ca. Khi bàn về liên văn bản, L.P. Rjanskaya cho rằng: liên văn bản có thể được diễngiải như là “1/ thủ pháp văn học cụ thể; 2/ nguyên lý phổ quát của sự tồn tại của văn bản vănhọc; 3/ hình ảnh “thế giới như văn bản”. Mỗi kiểu liên văn bản có thể tồn tại trong văn bảnmột cách tự thân hay kết hợp với hai kiểu kia, là yếu tố xác định văn bản phù hợp với ý đồcủa tác giả hoặc có thể do độc giả hay nhà phê bình mang lại mà tác giả không biết”(4). Xéttheo sự diễn giải này, hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại cũng làmột dạng liên văn bản. Nói cụ thể hơn, nó là một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn, ámchỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); có nghĩa là đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốcđã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó. Việc xác định một tên gọi chính xác nhất và đầy đủ nhất cho hiện tượng viết lạicác truyện cũ, viết lại các kinh điển không quá khó khăn nhưng vẫn chưa có sự thốngnhất. Ở Trung Quốc, người ta dùng khá nhiều thuật ngữ để nói về hiện tượng nàynhư: cố sự tân biên ( ), trùng tân cải biên ( ), cải biên ( ), cảitả ( )… trong đó được sử dụng phổ biến nhất là hai thuật ), tái sáng tác (ngữ: cải tả hay trùng tả (viết lại) và cố sự tân biên (truyện cũ viết lại). Viết lại(5) vốn là hiện tượng văn học rất phổ biến trong lịch sử. Hiểu đơn giản,đây là một loại hình sáng tác - một phương thức cải biến các tác phẩm văn học đã có từ ), viết mở rộngtrước. Viết lại bao gồm các hình thức: viết lại ( ), viết thu gọn ( ), trích dẫn, vay mượn. Khi viết mở rộng ( ), người viết có thể phát huy trí tưởng(tượng của bản thân, làm cho các tình tiết sinh động, phong phú hơn, song không tách rờikhỏi nội dung hạt nhân của văn bản gốc. Viết lại (cải tác) “cũng có thể xem là một cáchdiễn giải văn học. Khảo sát tác phẩm văn chương cùng việc tiếp nhận nó qua hình thứccải tác mở ra một hướng tiếp cận mới. Tiếp cận liên văn bản (intertextual approach) đặtvăn bản trong một mạng lưới mới của những quan hệ với các văn bản khác”(6). Trước hết xin nói về thuật ngữ « Cố sự tân biên » mà chúng tôi xem là biểu hiệndễ thấy nhất của hiện tượng liên văn bản. Cố sự tân biên(7) là tên một tác phẩm nổi tiếngcủa Lỗ Tấn được xây dựng trên cơ sở các thần thoại, truyền thuyết và lịch sử TrungQuốc cổ đại. Trong quá trình “làm mới” lại (tân biên) các “truyện cũ” (cố sự), Lỗ Tấnđặc biệt quan tâm đến trạng thái sinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 717 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 370 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0